U XƯƠNG HÀM DO RĂNG

Một phần của tài liệu RĂNG HÀM MẶT (Trang 80 - 82)

1. ĐẠI CƯƠNG.

U xương hàm o răng là bệnh lý của các khối u phần xương vùng hàm mặt. 1.1. Điểm tài liệu:

Lần đầu tiên vào năm 1664: Scultet mô tả một u khu trú ở trong xương hàm. Tiếp theo có khá nhiều tác giả báo cáo về vấn đề này cả về lâm sàng và các phương pháp điều trị.

Tuy nhiên các tác giả vẫn lẫn lộn giữa các khối u, nang xương hàm nguyên nhân o răng và không o răng.

Cho đến năm 1884 – 1887: Mollazza trình bày các khối u ở xương hàm nguyên nhân o răng. Cách trình bày này được đa số các tác giả thời kz đó công nhận. Năm 1910: Leriche và Cotte phân loại sâu hơn. Các khối u này bắt nguồn từ mầm răng với loại biểu mô hỗn hợp vừa biểu mô vừa liên kết.

Hai năm sau (1912), tác giả Coryllas đề nghị phân loại và gọi tất cả các khối u o răng là u men (A amantiome).Năm 1912 – 1925 hai tác giả Delater và Bercher gọi chung các khối u xương hàm o răng là u phôi sản biểu mô liên kết. Cách gọi này nhấn mạnh đến bệnh sinh trong đó yếu tố biểu mô, yếu tố liên kết kích thích tạo nên u giữ vai trò chủ yếu.

Năm 1932 Bercher và Co wella tổng hợp các công trình nghiên cứu, kế thừa kinh nghiệm của các tác giả trong thời gian ài đã đề nghị phân loại các khối u, nang xương hàm o răng phải dựa vào đặc tính bệnh l{ và cơ chế bệnh sinh. Tuy vậy trên thế giới cho đến nay vẫn chưa thống nhất về anh pháp, cơ chế bệnh sinh của các khối u loại này.

1.2. Phân loại các khối u, nang xương hàm o răng theo Bercher và Co wella. 1.2.1. Khối u viêm nhiễm và tăng sản:

Loại xơ biểu mô.

o U hạt và nang chân răng (cuống răng). o U hạt và nang quanh răng trên răng sống. o Nang thân răng. Loại liên kết.

o U lợi xơ (Épulis fibreux). o U lợi huỷ cốt bào.

1.2.2. Loạn sản phôi: Loạn phôi đơn phát triển có giới hạn. o U men đặc tạo răng (A amantiome). o U lợi bẩm sinh.

Loạn phôi phát triển không giới hạn: o U men thể nang. o Loạn phôi ung thư hoá.

1.2.3. U răng (Dentom). U răng ngoài răng. U răng trong răng. 2. Chẩn đoán các khối u xương hàm o răng.

Nhìn chung để chẩn đoán các khối u loại này tương đối dễ, đặc biệt khi bệnh cảnh lâm sàng đã rõ ràng.

Diễn biến của bệnh thường thầm lặng cả quá trình phát triển của u. Không đau tại chỗ, không ảnh hưởng toàn thân, không sốt và ít ảnh hưởng chức năng ăn nhai. Chỉ khi u nang bị bội nhiễm, có đường rò, ngách tiển đình bị phồng, xương bị phá huỷ nhiều mới ảnh hưởng, và lức này có khi bệnh nhân mới tới khám. Khi khám có thể thấy thiếu một răng, có răng chết hoặc mọc sai vị trí, kết hợp với XQ khi đó có chẩn đoán khá chính xác.

Để chẩn đoán u, thường chụp XQ chếch hàm, panorama, Blondeau, film cắn, có khi chỉ chụp philm một hoặc một nhóm răng khi nghĩ đến u hạt, nang cuống răng.

Thực tế lâm sàng thường gặp dạng u nang sau: Nang thân răng, u men thể nang và u men đặc tạo răng. Còn các loại u khác hiếm gặp.

3. Một số u xương hàm o răng.

Để trình bày cụ thể chúng ta lần lượt mô tả các khối u sau: U men thể nang. U men đặc tạo răng.

Nang thân răng. U MEN THỂ NANG

1. Đại cương. U men thể nang là một thể hay gặp nhất trong u lành tính xương hàm nguyên nhân o răng, nó chiếm quá 50% các u lành tính khu trú xương hàm.

Là một u có nhiều tác giả nghiên cứu, thảo luận về GPBL, phân loại và điều trị. Riêng về tên gọi có rất nhiều tên gọi khác nhau, thống kê từ trước tới nay có trên 50 tên gọi với u này, thực chất u được phát triển từ tế bào tạo men răng hình sao (Amelolastome).

Đặc điểm của u.

o Thường gặp ở tuổi thanh niên hay trung niên, tuy nhiên cüng có khi gặp ở tuổi thiếu niên và người già. o Đa số u khu trú ở thân xương hàm ưới.

o Khi u ở giai đoạn cuối gây biến dạng mặt, có thể làm tự gẫy xương hàm ưới. o Chẩn đoán ựa vào XQ và lâm sàng là chủ yếu.

2. Giải phẫu bệnh lý. Đại thể:

o U men có hình áng đại thể thay đổi, có thể là một khối gồ ghề như chùm nho, đôi khi chắc và trắng nhạt, rải rác có những hốc chứa dịch trong hơi nhày

o Trong các trường hợp khác, có khoang trở nên rất to, dạng nang, khối u có thể chỉ là một buồng có chứa các dịch khác nhau, hoặc trong, hoặc dạng gel hoặc nâu nhạt, ít nhiều chảy máu và biến đổi bởi các hiện tượng viêm

o Trong các dạng một nang duy nhất, việc quan sát là tìm chỗ dày của thành nang để bọc lấy nang . Nhìn chung các răng ngầm bên cạnh u thường nằm ngoài nang và không ính vào màng nang, nhưng u cüng có thể có vỏ bọc.

Vi thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

o Các hình ảnh tế bào học được coi là điển hình của u men là tổ chức liên kết nằm kề với tế bào biểu mô, trong đó tế bào men là chủ yếu 3. Bệnh sinh.

Cho đến nay cơ chế bệnh sinh của u men thể nang vẫn chưa được thống nhất và rõ ràng. Một số tác giả cho rằng, nụ răng thoái hoá mà thành, một số tác giả khác lại cho rằng do những mảnh thừa biểu mô Malassez tạo nên.

4. Tiên lượng. U men thể nang phát triển chậm từ vài năm đến hàng chục năm. Ở giai đoạn đầu không ảnh hưởng đến toàn thân, do vậy rất khó phát triển để điều trị sớm.

Nếu không được điều trị, để đến muộn hoặc giai đoạn cuối, u có thể dẫn đến tự gẫy xương hàm, nhiễm trùng và thực tế đã gặp có trường hợp thoái hoá ác tính. U hay tái phát khi điều trị phẫu thuật bảo tồn do nhiều nguyên nhân khác nhau.

5. Lâm sàng.

Ở tuổi nào cüng gặp nhưng hay gặp ở tuổi trẻ.

U thường phát triển chậm, vài năm đến hàng chục năm. Giai đoạn đầu không có dấu hiệu lâm sàng, có khi tình cờ chụp XQ phát hiện được u.

Đa số u cư trú ở góc xương hàm ưới, lan lên cành cao đến lồi cầu và mỏm vẹt, có khi lan ra vùng cằm và sang bên đối diện.

Giai đoạn đầu bệnh nhân không để ý và có khi cả quá trình bệnh không hoặc ít ảnh hưởng đến sức khoẻ toàn thân. Da và niêm mạc vị trí có u bình thường.

và ngách tiền đình lợi (có dấu hiệu bóng bàn). Có khi thấy dấu ấn răng ở niêm mạc vị trí u bởi răng đối diện.

Răng ở trên khối u thường lung lay, có khi tự rụng hoặc đã được nhổ bỏ (ổ nhổ không liền). Đôi khi thấy thiếu một răng thường là răng số 8 hoặc số 7. Sờ thấy u gồ ghề, có dịch hoặc dấu hiệu bóng bàn.Khi u bị bội nhiễm, nhiễm trùng sẽ gây phản ứng sốt.

Tại chỗ: Loét phần niêm mạc, chảy máu làm bệnh nhân đau, rối loạn ăn uống, làm bệnh nhân gầy sút nhanh.

U men thể nang ở hàm trên có khi thấy triệu chứng ở xoang hàm nhiều hơn. Lúc đầu u nhỏ, khi muộn làm phồng phía môi - nền müi hoặc vòm miệng cứng. Khi đó u có thể thông với xoang hàm.

XQ:

o Chụp các tư thế chếch hàm, thẳng mặt, toàn cảnh (panorama) có hình ảnh nang một ổ hoặc nhiều ổ. Tổ chức xương bị phá huỷ rộng nhưng khu trú rõ.

o Một 1/4 hình ảnh là nang một ổ lớn cư trú gọn với bờ xương còn rõ n t, thường có thêm một răng ngầm nằm ở phía ưới đáy u. o Gần 1/4 hình ảnh đặc biệt, không điển hình như hình tuyết rơi hoặc một đám lớn tiêu xương hay hiếm hơn là hình các gai xương và vỏ xương vỡ lởm chởm nham nhở.

o Quá 1/2 hình nang nhiều ổ, tổ chức bị phá huỷ rộng hình tổ ong.

Chọc hút nang thường có dịch vàng, khi nang bội nhiễm, nhiễm trùng có mủ lẫn dịch màu nâu.

Sinh thiết để chẩn đoán không cần thiết vì dễ gây bội nhiễm, khó phẫu thuật. Mặt khác, dựa vào lâm sàng và XQ chẩn đoán đã tương đối chính xác.

Một phần của tài liệu RĂNG HÀM MẶT (Trang 80 - 82)