CẤU TRÚC CƠ QUAN NGÀ–TỦY

Một phần của tài liệu RĂNG HÀM MẶT (Trang 111 - 112)

25. SINH HỌC TỦY RĂNG TRONG NHA KHOA PHỤC HỒ

CẤU TRÚC CƠ QUAN NGÀ–TỦY

Mặc dù có những khác biệt về cấu trúc và thành phần, tủy và ngà được nối tiếp thống nhất theo nghĩa, các phản ứng sinh lý và bệnh lý của mô này có ảnh hưởng đến mô kia. Sự kết hợp chặt chẽ này bao gồm cả các phản ứng đối với sâu răng và các can thiệp lâm sàng thông thường như tạo xoang, sửa soạn mão và các thủ thuật phục hồi khác. Hai mô này không chỉ có chung nguồn gốc phôi thai, mà chúng còn duy trì một quan hệ mật thiết trong suốt quãng đời của một răng sống. Bất cứ cái gì ảnh hưởng tới ngà sẽ có ảnh hưởng tới tủy và ngược lại. Khái niệm cơ quan ngà-tủy hay phức hợp ngà-tủy, o đó, đã được đặt ra và sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, khái niệm này có thể được xem là tham chiếu đối với những khác biệt về mặt hoá học giữa ngà và tủy.

Vì bài này tập trung vào nha khoa phục hồi, nên sẽ chỉ giới hạn ở phần thân và phần cổ của cơ quan ngà tủy, đây là phần có những khác biệt về cấu trúc và đặc điểm sinh lý khác biệt so với phần chân răng. Ngà quanh thân răng được bao phủ bởi men răng. Men răng hoạt động như một màng bán thấm, cho phép dịch, các nguyên tử, và những phần tử nhỏ đi qua. Ở men răng không có các phản ứng sống hay phản ứng tế bào, nhưng ở đây xảy ra các phản ứng sinh hóa, như trao đổi ion. Ở đây, chúng ta không đi vào chi tiết những trao đổi qua lại giữa pha lỏng mịn của men và ngà (với 12% là nước – tính theo trọng lượng), tuy nhiên chúng có vai trò quan trọng đặc biệt đối với quá trình phát triển sang thương sâu răng. Tất cả các thành phần của tủy răng, bao gồm tế bào, mạch máu và mạch bạch huyết,

thần kinh, và dịch kẽ, đều có vai trò quan trọng trong các phản ứng đối với các can thiệp phục hồi. Tủy răng mới mọc có ít sợi. Phần lớn tế bào ở dạng chưa biệt hóa hoặc chưa trưởng thành. Chúng có nhiều ở răng mới mọc và có tiềm năng trở thành các tế bào chuyên biệt, ví dụ như tế bào dạng nguyên bào ngà. Dịch kẽ bao quanh các phần tử định hình (Hình 1). Dịch kẽ có thành phần tương tự bào tương, nhưng có ít protein hơn. Dịch kẽ là một nối tiếp trung gian quan trọng giữa các tế bào, huyết tương, và ịch bạch huyết. Sinh lý tủy răng ở điều kiện bình thường, và đặc biệt là trong các phản ứng viêm, phụ thuộc vào hoạt động qua lại giữa các tế bào, mạch máu và mạch bạch huyết của tủy, dịch kẽ, và thần kinh. Các quá trình này có thể bị điều chỉnh bởi nhiều yếu tố, bao gồm cả việc giải phóng các neuropeptide từ thần kinh của tủy.

Một phần của tài liệu RĂNG HÀM MẶT (Trang 111 - 112)