CÓ nhiều dạng
1. Viêm tuyến mang tai mủ cấp người lớn:
Nguyên nhân: Nhiễm trùng ống tiết và tổ chức nhu mô thường là do:
- Nhiễm trùng ngược dòng từ những vi khuẩn miệng đi lên: là nguyên nhân hay gặp. - Do nhiễm trùng máu.
- Do vi khuẩn lan từ những ổ nhiễm trùng lân cận vào: viêm khớp thái ưng hàm, viêm xương hàm, viêm mô tế bào vùng mặt, viêm hạch mang tai….v.v.
Dù là nguyên nhân nào thì cüng cần có những yếu tố thuận lợi:
- Giảm hay mất bài tiết nước bọt sau những thủ thuật gây mất nước, sau những điều trị an thần kinh hay tăng năng giáp.
- Giảm khả năng miễn dịch do quá suy mòn hoặc sử dụng thuốc giảm miễn dịch. - Rối loạn chức năng đề kháng với enzyme nước bọt do viêm tụy hoại tử chảy máu.
40% trường hợp là do staphylococcus aureus, Streptococcus viridans và S. hemolyticus. 8% trường hợp là do Pneumocoques và colibaccilles. Viếm tuyến mang tai còn có thể do Listeria, nhiều trường hợp xuất hiện sau phẫu thuật đường tiêu hóa hay sau phẫu thuật ghép tạng. viếm tuyến sau bệnh mèo cào. Lâm sàng: Bệnh xuất hiện đột ngột hay từ từ trên một thể trạng gầy yếu. Sưng, nóng, đỏ, đau rõ vùng tuyến mang tai, một hoặc cả 2 bên. Lỗ ống Stenon đỏ, cương máu và rỉ mủ. Có thể có viêm miệng đi kèm, đau nhiều nhất là khi nhai và khi há miệng, sờ đau.
Nhiễm trùng toàn thân: nhiệt tăng, mạch tăng, mệt mỏi, suy sụp. Nếu không được điều trị thì dẫn đến abces tuyến, biểu hiện bằng tình trạng toàn thân nặng nề, sưng to, khít hàm, đau tai và đôi khi ò mủ ở da.
Chẩn đoán: ựa vào chụp cản quang tuyến: hệ thống ống tiết giãn, ngắt quãng cho ta hình ảnh "hình củ cải". Nhu mô tuyến cản quang rõ và không đồng nhất. Có thể thấy hình ảnh nút niêm mạc, hẹp ống tiết hoặc sỏi tuyến.
Xét nghiệm máu thấy tăng bạch cầu đa nhân.
Nếu được nên lấy mủ ở ống Stenon để nuôi cấy và làm kháng sinh đồ. Chẩn đoán phân biệt: viêm tuyến mang tai cấp do sỏi.
Giải phẫu bệnh: Các chủng vi khuẩn tan máu thường tấn công vào mạch máu xung quanh hệ thống ống tiết. Những Enzyme tiêu Protein tác động lên khoảng kẽ giữa những nang tuyến làm tiêu và abces hóa. Viêm khoảng kẽ nặng nề. Viêm có thể ưới dạng xung huyết, tụ mủ hay hoại tử.
Điều trị: - Toàn thân: Dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ, có thể bằng đường uống hoặc tiêm.
Flucloxacilline đối với nhiễm trùng do Staphylococcus, Erythromycine hay Amoxycillin cho Streptococcus, Hemophilus, Bacteroide hoặc trực khuẩn Gram ().
Có thể điều tri bổ xung bằng các loại kháng Enzyme như Aprotinine. Rạch dẫn lưu qua a nếu có áp xe.
- Tại chỗ: giữ vệ sinh răng miệng, súc miệng bằng các dung dịch sát khuẩn. 2. Viêm tuyến mang tai mãn tính hồi viêm người lớn:
Đây không hoàn toàn là một thể lâm sàng mà thường là do hậu quả của những tổn thương tuyến nước bọt. Giảm tiết nước bọt là một tác nhân quan trọng gây khởi phát và làm kéo dài bệnh. Thường hay gặp ở phụ nữ, nam/nữ: 7,5/1.
Về bệnh nguyên: viêm tuyến mang tai mãn tính thường xuất hiện sau những bệnh lý gây ứ nước bọt lặp đi lặp lại (viêm ống stenon, giãn ống stenon), hội chứng Sjogren, viêm tuyến mang tai trẻ em không đáp ứng điều trị, hay sỏi tuyến nước bọt. Về vi khuẩn: thường là do Streptococcus hemolitic và
staphylococcus.
Chẩn đoán ựa vào: sưng viêm tuyến lặp đi lặp lại, thường là một bên. đau vừa phải và tương đối khu trú. đầu ống stenon rỉ ra một ít dịch đục hoặc mủ.
Chụp cản quang tuyến đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán: cho thấy hệ thống ống tiết giãn không liên tục, đặc biệt trong tổ chức nhu mô thấy nhiều điểm giãn ở ống phân nhánh lần 2 và 3 (hình "cây trổ hoa" hay "đạn ghém súng săn").
Kiểm tra nước bọt cho ph p xác định chủng gây bệnh và kháng sinh đồ.
Chẩn đoán phân biệt với viêm tuyến mang tai dị ứng mãn tính, sialodénose, khối u mang tai đang nhiễm trùng.
Giai phẫu bệnh học: ống tiết có nhiều điểm giãn, thâm nhiễm tế bào Lympho xung quanh nang tạo thànhse, khỢ-i u mang taimpho. Một số nang tuyến bị phá hủy, dị sn. X hóa tổ chức kẽ, sau cùng là tạo thành u mỡ.
Điều trị: Điều trị kháng sinh toàn thân chỉ áp dụng trong giai đoạn viêm cấp. phải rửa ống tuyến thường xuyên, một cách hệ thống với các dung dịch kháng sinh (rifamycin, framycetin).
Chiếu tia ngoài da: 600 Gy có tác dụng giảm bài tiết của tổ chức nhu mô, tuy nhiên nó chỉ có tác dụng tạm thời.
Điều trị phẫu thuật bằng nhiều phương pháp: hay dùng nhất là thắt ống stenon, mặc dù nguy cơ làm chặn dòng chảy nước bọt, chính vì vậy nó thường được bổ xung bằng phóng xạ 500 - 1200 Gy. Một phương pháp điều trị thay thế thắt ống đã được nghiên cứu trên thực nghiệm là bơm vào trong ống tiết một dung dịch axit amin, tuy nhiên phương pháp điều trị này vẫn cần được nghiên cứu thêm. Ngoài ra, một phương pháp khác là cắt dây thần kinh cận giao cảm (cắt dây thần kinh qua màng nhĩ) cüng đã thu được một số kết quả, phương pháp này tương tự như cắt thừng nhĩ. Biện pháp cuối cùng là cắt toàn bộ tuyến mang tai, tuy nhiên phương pháp này cüng tương đối khó thực hiện o đám rối thần kinh mặt đi trong nhu mô tuyến đang bị viêm mãn tính.
Tiên lượng bệnh tốt hơn khi bệnh khởi phát trước tuổi dậy thì. 3. Viêm tuyến nước bọt cấp tính ở trẻ em:
Khoang miệng trẻ mới sinh thường vô khuẩn, nhưng sẽ bị nhiễm khuẩn sau vài giờ. Khi đó nếu kháng thể của mẹ bị khiếm khuyết thì sẽ mắc viêm cấp tuyến nước bọt mang tai hoặc có thể là ưới hàm. viêm tuyến có thể một bên hay cả hai bên.
Dạng viêm tuyến nước bọt này sẽ lành nhanh chóng nếu dùng kháng sinh đầy đủ. 4. Viêm tuyến nước bọt mãn tính trẻ em:
Là bệnh l{ tương đối hay gặp. Biểu hiện, tiên lượng và có thể cả sinh lý bệnh học tương đối khác với thể viêm tuyến ở người lớn.
Bệnh thường gặp ở trẻ 3-6 tuổi. Nam/ nữ: 3/2.
Bệnh nguyên vẫn còn mang tính suy đoán. Nhưng thường thấy ở những bệnh nhân có ổ nhiễm trùng trong miệng (sâu răng, viêm Amy ale ạng hốc). Vi khuẩn gây bệnh cüng thường là những vi khuẩn của môi trường miệng - họng: Streptococcus Hemolytiques, Staphylococcus thậm chí còn có thể thấy cả Pneumococcus. Tuy nhiên không có bằng chứng về mối liên quan giữa viêm tuyến mang tai với những ổ nhiễm trùng ở miệng. Bởi lẽ rằng viêm tuyến thì thường ảnh hưởng đến toàn bộ nhu mô tuyến mà không gây viêm ống tuyến. Có thể những nang tuyến bị hoại tử sót lại khi bị quai bị sẽ là vị trí cho vi khuẩn tập trung và gây viêm mãn tính. Những nghiên cứu gầy đây trên kính hiển vi điện tử cüng đã khẳng định khả năng đa nguyên nhân, và có liên quan đến virus.
Lâm sàng: Thường bắt đầu bằng sưng tuyến mang tai đột ngột, khi ăn. Biểu hiện lâm sàng thường giống với quai bị nên hay làm chẩn đoán nhầm. Vùng mang tai sưng, đau, thường ở một bên, toàn bộ hay chỉ một phần tuyến. đau vừa phải, tăng lên khi há miệng hoặc khi nhai. Viêm đầu ống Stenon, nước
bọt đục, có mủ, tăng độ pH. Viêm nhóm hạch cảnh.
Dấu hiệu toàn thân (sốt, mệt) thường không rõ. ít khi dẫn đến áp xe - dò.
Tổn thương ễ nhầm với quai bị, chỉ được nghĩ đến khi bệnh tiến triển lâu hàng tháng, với những đợt tái phát tiếp nhau. Mỗi đợt kéo dài 3- 10 ngày sau đó tự hết.
Chụp cản quang tuyến: cho thấy kích thước của hệ thống ống tiết vẫn bình thường. Riêng tổ chức nhu mô thì có nhiều điểm giãn cho ta hình ảnh "cây trổ hoa" hay hình ảnh "những mnh đạn gh m súng săn", những viên tròn cản quang này tồn tại ngay cả sau khi đã tháo thuốc. Chụp nhấp nháy đồ thì thường không đặc hiệu (cho hình ảnh viêm).
Cần soi tìm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ nước bọt từ ống Stenon.
Xét nghiệm máu thấy tăng bạch cầu trung tính, Amylase máu thay đổi không đáng kể.
Giải phẫu bệnh: Thâm nhiễm Lyphocyte - plasmocyte vào tổ chức kẽ. Mất biệt hóa ống tuyến ống tuyến và dị sản lớp Malpighi của tế bào ống tuyến. Dưới kính hiển vi điện tử thấy xuất hiện những hệ thống ống kích thước 15 - 25 nm trong tổ chức tương bào xung quanh nhân của những tế bào nội mạc tuyến mang tai. Những cấu trúc ống này phát triển từ lưới võng nội mô và nó có thể là biểu hiện không đầy đủ của một nhiễm trùng virus.
Điều trị: Dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ, thường hay dùng Ampicillin và Macrolide (spiramycin) bằng đường uống: 2g/ ngày. phải dùng kháng sinh tiếp tục nhiều tuần sau khi đã lành về lâm sàng. Rửa tuyến bằng bơm vào ống Stenon các dung dịch kháng sinh: rifamycin hay framycetin cüng mang lại những hiệu quả tốt. Rửa từ 3-4 lần mỗi lần cách nhau vài ngày, lặp lại trong vòng 4-6 tháng. điều trị theo phác đồ và phải kiên nhẫn thì mới đảm bảo đạt được lành bệnh vĩnh viễn (thường ở tuổi thiếu niên). Theo một số tác giả khoảng 80-90% bệnh nhân tự lành thương khi đến độ tuổi 13-15, điều này có thể là do yếu tố Hormon. ít khi phải tiến hành hành cắt tuyến.
5. Viêm tuyến nước bọt do lao:
Tương đối hiếm, tuy nhiên vẫn còn phổ biến hơn là o lậu và nấm.
Vi khuẩn lao thường gây viêm tuyến mang tai (70%) hơn là tuyến ưới hàm (25%) và tuyến nước bọt phụ. Thường là nhiễm trùng thứ phát, và thường là một bên, và ở thanh niên.
6. Viêm tuyến nước bọt do lậu: 7. Viêm tuyến nước bọt do nấm: 3. Viêm tuyến nước bọt do tia xạ: 4. Viêm tuyến nước bọt o điện Giải:
Thường gặp ở tuyến ưới hàm (90%), tuyến mang tai ít gặp hơn (10%). Nó gây gia tăng độ nhớt nước bọt, thít hẹp hay tắc những ống bài tiết tận cùng.