lý không phải do các loại vi khuẩn thông thường gây nên, mà do các loại mầm bệnh sau: o Do nấm: hay gặp là nấm Actinomyces, candida và xạ khuẩn. Xạ khuẩn là loại trung gian giữa vi khuẩn và nấm gây nên bệnh cảnh lâm sàng dễ lẫn với viêm nhiễm thông thường.
o Do vi khuẩn lao: lao ở vùng hàm mặt rất ít gặp, có thể gặp lao ở lưỡi.
Lao hạch vùng cổ, ưới hàm hay gặp hơn. Bệnh có thể điều trị ở chuyên khoa răng hàm mặt hoặc khoa lao. Lao hạch là bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nhờ kháng sinh chống lao.
o Do nhiễm vi khuẩn giang mai: đây là bệnh hoa liễu, có thể kết hợp phát sinh và phát triển ở niêm mạc miệng ở bệnh nhân giang mai. Các nốt loét niêm mạc miệng có thể xét nghiệm thấy trực khuẩn giang mai.
3.1. Bệnh nấm vùng hàm mặt.
3.1.1. Viêm nhiễm do nấm actinomyces (Actinomycose):
Lâm sàng: có các ổ viêm bán cấp rải rác ở má, bờ xương hàm ưới, vùng ưới hàm. o Toàn thân: biểu hiện không rầm rộ của viêm nhiễm trùng cấp, chỉ có
phản ứng sốt nhẹ, nếu có bội nhiễm vi khuẩn khác sẽ sốt cao hơn. o Tại chỗ: các ổ viêm ngay ở tổ chức ưới a sưng vồng lên như một
nang bã đậu nhiễm trùng. Màu da trên ổ viêm đỏ tím, ấn mềm, xung quanh thâm nhiễm xơ cứng. Ổ nhiễm nấm giống như khối u được gọi là “củ nấm”. Ổ viêm này lan ra xung quanh do sự phát triển của các sợi nấm ngâm ưới da và tạo ra các ổ viêm mới ở cách xa ổ nguyên phát. Các ổ viêm này phảttiển ăn ra nông gây rò có thể liền sẹo xấu, đồng thời lại phát triển ổ viêm khác xung quanh. Nếu bị bội nhiễm các vi khuẩn thông thường sẽ có đợt viêm cấp giống như viêm nhiễm không đặc hiệu. Đợt viêm cấp sẽ thuyên giảm nhanh do có rò sớm ra ngoài da.
Xét nghiệm: soi tươi và cấy nấm để xác định chẩn đoán. Nên cấy nấm ít nhất 3 lần cách nhau 7 ngày để không bỏ sót vì nấm actinomyces cấy khó
mọc ở các môi trường.
Điều trị: dùng kháng sinh chống nấm theo kết quả cấy nấm. Nếu có bội nhiễm có thể ùng kháng sinh thông thường chống nhiễm trùng. Trích nạo ổ nấm là biện pháp hỗ trợ loại trừ trực tiếp nấm một phần, ít có giá trị điều trị như viêm nhiễm thông thường.
3.1.2. Bệnh nấm niêm mạc miệng: thấy ở niêm mạc má, môi, lưỡi. Đa số do nấm Candida, ít gặp do
nấm Actinomyces.
Lâm sàng: niêm mạc miệng có các nốt viêm loét mãn tính, xuất hiểnải rác không cùng một thời điểm. Các nốt loét có giả mạc che phủ. xung quanh thâm nhiễm đỏ. Khi ăn uống có chất cay, mặn, bệnh nhân cảm giác đau, sót. Các nốt loét thay nhau khỏi, đồng thời lại xuất hiện những nốt mới ở vị trí khác nhau bên cạnh hoặc bên đối diện.
Xét nghiệm: soi tươi, cấy nấm để xác định chẩn đoán. Điều trị:
o Dùng kháng sinh chống nấm khi có kết quả xét nghiệm. Kết hợp dùng kháng sinh chống nấm toàn thân với ngậm trong miệng. o Kháng sinh chống bội nhiễm thông thường.Các dung dịch xúc miệng chống viêm, giảm đau khi có loét rộng niêm mạc miệng.
3.2. Lao hạch vùng dưới hàm.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trên bệnh nhân đã có tiền sử lao phổi hoặc cơ quan khác, cüng có thể gặp lao hạch nguyên phát.
Lâm sàng: vùng ưới hàm, cổ xuất hiện hạch thành nhóm, to nhỏ không đều, mật độ khác nhau. Hạch không đau hoặc đau nhẹ. Nếu không được điều trị sẽ tiếp tục có thâm nhiễm hạch ở xung quanh, dính thành một chuỗi có kích thước khác nhau.Hạch có thể tiến triển, nhuyễn hóa thành tổ chức bã đậu, vỡ ra ngoài gây rò, tạo thành vòng sẹo ở cổ và ưới hàm gây co kéo.
Xét nghiệm:
o Làm phản ứng Mantoux.
o Sinh thiết hoặc chọc hút tế bào chẩn đoán. Điều trị: có hai biện pháp kết hợp.
o Dùng kháng sinh chống lao toàn thân theo phác đồ. Phác đồ 2 tháng sử dụng 4 loại thuốc:
Streptomycin 15 mg/ kg cân nặng INH (Rimifon 5 – 7 mg/ kg cân nặng Rifampixin 10 mg/ kg cân nặng
Pyrazinamid 15 – 25 mg/ kg cân nặng Phác đồ 6 tháng sử dụng 2 loại thuốc: INH (Rimifon) 5 – 7 mg/ kg cân nặng Ethambutol 15 – 20 mg/ kg cân nặng
o Phẫu thuật loại bỏ hạch bị lao, tạo điều kiện liền sẹo chủ động và hỗ trợ cho điều trị toàn thân.
Tóm lại: Viêm, nhiễm trùng vùng hàm mặt là một loại bệnh lý rất đa ạng, do nhiều nguyên nhân
gây nên. Tiến triển và tiên lượng của bệnh đa số là tốt, nhưng khi chẩn đoán, điều trị cüng cần đề phòng những biến chứng cấp tính có thể xảy ra. Cần áp dụng các biện pháp chẩn đoán, điều trị kết hợp và toàn diện để đem lại hậu quả tốt hơn.