Điều trị: Duy nhất bằng phẫu thuật.

Một phần của tài liệu RĂNG HÀM MẶT (Trang 82 - 84)

Các hình thức phẫu thuật phải căn cứ vào tuổi tác của bệnh nhân, tình trạng khối u ở giai đoạn nào và các yếu tố khác.

Có một số hình thức phẫu thuật thường áp dụng sau: 6.1. Phẫu thuật bảo tồn.

Chỉ nạo sạch khối u, nếu có nhiều nang cần làm tỉ mỉ từ nang này qua nang khác, sau đó ùng đốt điện để cầm máu và làm triệt để u, có thể đổ đầy các hốc xương bằng bột xương đông khô tuz loại.

Hình thức phẫu thuật này áp dụng trên bệnh nhân còn nhỏ tuổi, hoặc lớn tuổi nhưng u còn nhỏ chưa gây biến dạng khuôn mặt nhiều, bờ xương còn đủ chắc, răng chưa lung lay, chưa sai khớp cắn. 6.2. Cắt đoạn xương hàm.

Được chỉ định khi u đã quá to, làm biến dạng mặt, bờ xương hàm quá mỏng có khả năng tự gẫy xương hàm.

Sau cắt đoạn xương hàm có thể tạo hình phục hồi ngay bằng cấy ghép xương tự thân bằng xương sườn, mào xương chậu, hoặc có điều kiện cấy gh p xương mào chậu, xương mác có cuống mạch nuôi bằng vi phẫu thuật.

Nếu không tạo hình phẫu thuật ngay, sau cắt đoạn thường phải có phương tiện “giữ khoảng” phần xương còn lại để đúng khớp cắn, tổ chức phần mềm không bị co kéo, tạo điều kiện thuận lợi cho bước phẫu thuật sau.

Để giữ khoảng có thể bằng nẹp vít hoặc đinh Kishner ngay sau cắt đoạn xương hoặc cho bệnh nhân dùng hàm giả hướng dẫn khớp cắn (hàm Wankewitz). Máng này được làm trước khi phẫu thuật. Sau phẫu thuật ổn định cần cho bệnh nhân đeo ngay.

NANG THÂN RĂNG

1. Đại cương. Nang thân răng thuộc nhóm các u nang xương hàm o răng. Tỷ lệ ít gặp hơn so với u men xương hàm và nang chân răng. Hay gặp nang bọc trên thân một chiếc răng, thường là răng vĩnh viễn mọc ngầm. Thực tế trên lâm sàng và XQ có thể gặp các dạng sau:

o Thân một răng vĩnh viễn chưa mọc được.

o Thân một răng vĩnh viễn chưa mọc được mà trên đó không có răng sữa (răng số 6,7,8).

o Đa số các tác giả quan sát thấy nang thân răng ở hàm trên nhiều hơn hàm ưới.

2. Giải phẫu bệnh lý.

Thông thường màng nang mỏng, khi nhiễm trùng mạn tính mới dầy lên và dính vào cổ răng, thân răng chìm sâu trong lòng nang. Ở phần xương hàm, màng nang dễ bóc tách và thành nhẵn, nhưng khi màng nang đã vượt ra tổ chức phần mềm thì lại dính, khó bóc tách nên phải cắt.

Dịch trong nang tuz theo có bị nhiễm trùng hay không mà thấy dịch trong, quánh đặc sệt, đỏ, nâu, có khi như mủ.

Về vi thể: Màng nang có 3 lớp. o Lớp ngoài là tổ chức xơ.

o Lớp giữa là mô lỏng lẻo phôi thai.

o Lớp trong là tổ chức biểu mô gồm một hoặc nhiều tế bào lát hoặc trụ, có khi có cả tế bào hình sao loại men.

3. Cơ chế bệnh sinh.

Chưa thật rõ ràng nhưng người ta đề cập 3 vấn đề.

3.1. Nhiễm trùng. Về lâm sàng và về tổ chức học nang thân răng ễ nhiễm trùng. Do vậy người ta cho rằng nhiễm trùng là một nguyên nhân của nang thân răng.

3.2. Nang.

Broca gọi nang thân răng là nang mầm răng và cho rằng sự hình thành là do các tế bào bị nhuyễn đi để chuyển hoá thành nang.

Malassez thì cho rằng từ một điểm nào đó của dây chằng quanh răng đã kinh qua một loạt thay đổi dẫn đến tình trạng nang ở một chỗ trước răng, chỗ này là quá trình thoái hoá hốc của lá răng. Khi thân răng bắt đầu mọc thì gặp nang đang hình thành ở phía trước, răng chui vào trong nang và sau đó sau khi chân răng thành hình, những thớ của túi răng làm cho màng nang dính vào cổ răng.

3.3. Răng ngầm.

Hoặc sự phát triển của nang đã làm ngừng trệ sự phát triển của răng, hoặc nang phát triển quanh một răng ngầm.

4. Lâm sàng.

Hình ảnh lâm sàng của một răng vĩnh viễn mọc ngầm gây nang thân răng. Điển hình là nang thân răng mọc ngầm quanh răng nanh hàm trên.

Thường biểu hiện qua hai giai đoạn:

o Giai đoạn thầm lặng: K o ài hàng năm, lâm sàng không có biểu hiện gì đặc biệt, khám thấy thiếu một răng nanh hoặc răng nanh sữa vẫn còn tồn tại lung lay ít hoặc nhiều. XQ thấy có bóng răng tròn, rõ quanh một thân răng ngầm ở phía trên. Đôi khi rất khó phân biệt hình ảnh nang hay chỉ là một bọc quanh thân răng hay giãn ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

o Giai đoạn sau: Khi nang đã to biểu hiện bằng một khối u cứng làm phồng ngách lợi hoặc cả rãnh müi – má nhưng vẫn không đau. Da niêm mạc bình thường, nếu vị trí nang phía hàm ếch cüng bị phồng. U dính chắc vào xương kích thước không lớn lắm, có thể bằng ngón tay hoặc bằng quả quýt.

Khi nang tiếp tục to làm cho xương hàm bị đẩy và mỏng đi, khi đó sờ ở ngách lợi có dấu hiệu bóng bàn hoặc như sờ vào dịch nước (khi đã phá huỷ toàn bộ xương). XQ có hình nang và răng ngầm thân quay vào trong lòng nang.

đó gây rò. Tuz vị trí nang mà có biểu hiện lâm sàng ở vị trí đó, đường rò có thể vào nghách lợi, hàm ếch hoặc ra ngoài da.

Ngoài thể lâm sàng điển hình như trên ta còn có thể gặp các thể khác: o Nang trên thân răng sữa làm răng mọc chậm đi. Thường là trên một răng sữa bất kz và chỉ có một nang. Tuy nhiên cüng có thể nhiều

nang ở một bệnh nhân. Nang chùm lên thân răng sữa, răng sữa này nhỏ như hạt đậu, màu xanh tím. o Nang trên thân răng vĩnh viễn mà trên không có răng sữa. Hay gặp ở

trẻ em trên các răng số 6,7.

o Nang quanh răng vĩnh viễn sau khi răng sữa ở trên bị nhiễm trùng. Hay gặp ở răng hàm nhỏ.

Ngoài ra có thể gặp ở các răng khác nhưng ít hơn như: o Nang răng nanh hàm ưới.

o Nang răng khôn hàm ưới: Trong đó răng khôn ở khá cao gần mỏm vẹt hay lồi cầu. Có khi có nhiều ổ nang làm XQ có thể nhầm với u men.

o Nang răng khôn hàm trên. o Nang các răng thường.

5. Điều trị: Duy nhất bằng phẫu thuật.

Dù ở giai đoạn thầm lặng hay đã rõ, khi lâm sàng và XQ đã cho chẩn đoán xác định thì phương pháp phẫu thuật nên được thực hiện ngay.

Trong kỹ thuật phẫu thuật phải lấy bỏ toàn bộ màng nang và răng trong nang. Sau đó hoặc khâu kín hoặc dẫn lưu, hoặc lấp đầy bằng nhựa tự cứng hay xương đông khô đồng lợi tuz cơ sở điều trị.

Một phần của tài liệu RĂNG HÀM MẶT (Trang 82 - 84)