Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả việc sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân thịnh nguyên (Trang 48 - 51)

2.2.2.1.1. Công thức tính

Hiệu quả việc sử dụng lao động của DN được đánh giá thông qua 3 chỉ tiêu sau:

* Thứ nhất, chỉ tiêu sức sinh lời BQ của lao động

CT:

Sức sinh lời BQ của lao động

= Lãi ròng Số lao động BQ

Đây là chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả sử dụng lao động. Sức sinh lời BQ của 1 lao động cho biết mỗi lao động tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng trong 1 kỳ tính toán.

* Thứ hai, hiệu suất tiền lương

Hiệu suất tiền lương phản ánh 1 đồng tiền lương bỏ ra có thể đạt được bao nhiêu đồng kết quả. Kết quả ở đây có thể là lãi ròng hoặc doanh thu.

CT:

Hiệu suất tiền lương

= Lãi ròng Tổng quỹ lương

2.2.2.1.2. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

Bảng 15: Phân tích hiệu quả sử dụng lao động tại DN

Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2007/

2006(%)

2008/ 2007(%)

1. Lợi nhuận sau

thuế Tr.đ 130,32 190,08 318,96 145,86 167,80 2.Tổng quỹ lương Tr.đ 1.496 2.916 4.550 194,92 156,04 3. Lao động BQ Người 130 230 300 176,92 130,43 4.Sức sinh lời BQ của lao động Tr.đ/ Người 1,00 0,83 1,06 82,44 128,65 5. Hiệu suất tiền

lương Đồng 0,09 0,07 0,07 74,83 100,00

(Nguồn: Từ báo cáo tài chính và phòng tổ chức của DN)

Từ bảng số liệu trên ta thấy: các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động biến đổi không theo quy luật, chỉ tiêu hiệu xuất tiền lương có xu hướng giảm trong 3 năm phân tích.

Tại DN chỉ tiêu này thấp nhất vào năm 2007 với giá trị bằng 0,83 tức là 1 lao động chỉ tạo ra được 0,83 triệu đồng lợi nhuận ròng, do năm 2007 là năm có số công nhân tăng cao nhất (100 người) dẫn tới chi phí cho hoạt động tuyển dụng tăng đột biến là giảm lợi nhuận. Năm 2006 và 2008 chỉ tiêu này có giá trị lần lượt là 1,00 và 1,06. Năm 2007 giảm 17,56 % so với năm 2006, trong khi đó tới năm 2008 chỉ tiêu này lại tăng so với năm 2007 là 28,65 %. Sức sinh lời BQ năm 2007 thấp là do năm 2007 số lao động tăng 76,92 % nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ tăng có 45,86 % ; tốc độ tăng của lao động nhanh hơn so với lãi ròng do vậy sức sinh lời BQ giảm. Trong khi đó năm 2008 lao động chỉ tăng có 30,43 % thì lợi nhuận tăng những 67,80 % làm cho sức sinh lời BQ tăng.

* Hiệu suất tiền lương

Đồ thị 3: Hiệu suất tiền lương của doanh nghiệp 3 năm (từ 2006 – 2008)

Từ đồ thị 3 ta thấy chỉ số hiệu suất tiền lương của DN có xu hướng giảm do trong 2 năm 2007 và 2008 DN có tuyển thêm 70 và 100 lao động chi phí tuyển dụng và trả lương cho người lao động thì lớn trong khi số lợi nhuận mà họ lại không tạo ra mức lợi nhuận tương xứng, thêm vào đó chỉ tiêu này có giá trị

tương đối thấp cho thấy 1 đồng tiền lương mà DN bỏ ra tạo ra rất ít lợi nhuận. Năm 2006 chỉ tiêu có giá trị cao nhất là 0,09 chứng tỏ 1 đồng tiền lương bỏ ra chỉ thu về được 0,09 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2007 và năm 2008 hiệu suất tiền lương đều đạt 0,07 giảm 25,17 % so với năm 2006, hiệu suất tiền lương thấp chứng tỏ DN trả lương cho người lao động cao so với giá trị lợi nhuận ròng mà họ tạo ra.

Từ kết quả của việc phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động tại DN ta thấy tình hình sử dụng lao động của DN chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, DN nên bố trí và sử dụng lao động hợp lý nhằm giảm chi phí sử dụng lao động và tăng cường công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân thịnh nguyên (Trang 48 - 51)