Hiệu quả sử dụng vốn phản ánh trình độ sử dụng vốn của DN để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Ta có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của DN thông qua các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động.
2.2.2.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
* Công thức tính:
- Sức sinh lời của một đồng vốn cố định
CT:
Sức sinh lời của 1 đồng VCĐ
= VCĐ BQ
VCĐ BQ trong 1 kỳ là BQ số học của VCĐ ở đầu kỳ và cuối kỳ. VCĐ đầu kỳ (hoặc cuối kỳ) là hiệu số của nguyên giá TSCĐ có ở đầu kỳ (hoặc cuối kỳ) với khấu hao lũy kế đầu kỳ (hoặc cuối kỳ). Chỉ tiêu biểu hiện trình độ sử dụng VCĐ của DN.
- Sức sản xuất của một đồng vốn cố định
CT:
Sức sản xuất của 1 đồng VCĐ
= Doanh thu thuần VCĐ BQ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ đem lại mấy đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
* Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ
Bảng 17 : Phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ tại DN
Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2007/2006(%) 2008/2007(%)
1. Doanh thu thuần Tr.đ 3.159 6.292 8.686 199,18 138,05 2.Lãi ròng Tr.đ 130,32 190,08 318,96 145,86 167,80 3. VCĐ BQ tr.đ 6.353,5 7.028,5 7.621,5 110,62 108,44 4.Sức sinh lời 1 đồng VCĐ - 0,021 0,027 0,042 131,85 154,75 5.Sức sản xuất của 1 đồng VCĐ - 0,497 0,895 1,140 180,05 127,31
(Nguồn: Từ báo cáo tài chính của DN)
Sức sinh lời của 1 đồng vốn cố định tại DN có giá trị tăng dần trong 3 năm chứng tỏ hiệu quả vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh là tốt. Năm 2006 chỉ tiêu này đạt giá trị là 0,021 tức nếu bỏ ra 1 đồng vốn cố định sẽ thu được 0,021 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2007 chỉ tiêu này tăng 31,85 % (tương ứng tăng 0,007 đồng)so với năm 2006; tốc độ tăng của 2008 là 54,75 % ( tương ứng tăng 0,015 đồng) so với 2008 do năm 2007 lợi nhuận sau thuế tăng nhanh hơn so 2007 mà vốn cố định lại tăng chậm hơn. Vậy trong những năm tới tăng chỉ số sức sinh lời của 1 đồng VCĐ thì DN nên đưa ra các biện pháp cắt giảm chi phí sản xuất hoặc nâng cao năng suât lao động từ đó tăng lợi nhuận sau thuế.
- Sức sản xuất của 1 đồng vốn cố định
Từ số liệu của bảng phân tích ta thấy chỉ tiêu này cũng tăng liên tục trong 3 năm. Năm 2008 đạt giá trị cao nhất là 1,14 tức 1 đồng vốn cố định đầu tư vào hoạt động kinh doanh sẽ thu về 1,14 đồng doanh thu thuần nhưng năm 2007 chỉ tiêu này có tốc độ tăng lớn nhất tăng 80,05 % (tương ứng tăng 0,398 đồng) so với năm 2006 do doanh thu năm 2007 tăng đột biến .
2.2.2.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ và tài sản lưu động
* Công thức tính
- Sức sinh lời của một đồng vốn lưu động
CT:
Sức sinh lời của 1 đồng VLĐ
= Lãi ròng VLĐ BQ
Chỉ tiêu cho biết 1 đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận và giá trị của nó càng lớn càng tốt.
- Số vòng luân chuyển của vốn lưu động
CT:
Số vòng luân chuyển vốn lưu động
= Doanh thu thuần VLĐ BQ
Chỉ tiêu này cho biết 1 năm vốn lưu động luân chuyển được mấy vòng. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
- Thời gian luân chuyển vốn lưu động
Thời gian luân chuyển VLĐ
= 365
Số vòng luân chuyển VLĐ Chỉ tiêu này có giá trị càng nhỏ càng tốt.
- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
CT:
Hệ số đảm nhiệm VLĐ
= VLĐ BQ
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết muốn có một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
Bảng 18: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại DN
Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2007/
2006(%)
2008/ 2007(%)
1. Doanh thu thuần Tr.đ 3.159 6.292 8.686 199,18 138,05 2. Lãi ròng Tr.đ 130,32 190,08 318,96 145,86 167,80 3. VLĐ BQ Tr.đ 658 1.058 1.239,5 160,79 117,16
4.Sức sinh lời của 1 đồng VLĐ Đồng 0,198 0,180 0,257 90,71 143,23
5. Vòng quay VLĐ Vòng 4,80 5,95 7,01 123,87 117,83 6.Thời gian luân chuyển VLĐ Ngày 76,03 61,37 52,09 80,73 84,87 7.Hệ số đảm nhiệm VLĐ Đồng 0,208 0,168 0,143 80,73 84,87
(Nguồn: Từ báo cáo tài chính của DN)
Từ bảng số liệu trên ta có một số phân tích và đánh giá về các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động cụ thể như sau:
- Hệ số sinh lời (sức sinh lời của 1 đồng vốn lưu động)
Đồ thị 5: Hệ số sinh lời vốn lưu động của doanh nghiệp 3 năm (tư 2006 – 2008)
Hệ số sinh lời có sự biến động không theo xu hướng, năm 2007 giảm tới năm 2008 chỉ số này lại tăng lên. Cụ thể: năm 2006, 1 đồng vốn lưu động tạo ra
0,198 đồng lợi nhuận sau thuế, con số này năm 2007 và 2008 là 0,18 và 0,257 đồng. Năm 2007 giảm 19,29 % (tương ứng 0,02 đồng)so với năm 2006; sang năm 2008 chỉ tiêu này tăng 43,23 %
(tương ứng 0,08 đồng) so với năm 2007.
- Vòng quay và thời gian 1 vòng luân chuyển của vốn lưu động
Vòng quay vốn lưu động tăng liên tục trong giai đoạn 2006-2008 do đó thời gian vòng luân chuyển VLĐ giảm theo mức tương ứng cụ thể như sau:
+ Năm 2007, vòng quay VLĐ tăng từ 4,80 lên 5,95 tăng 1,15 vòng tướng ứng tăng 23,87 %. Do đó, thời gian luân chuyển VLĐ giảm từ 76,03 ngày xuống còn 61,37 ngày.
+ Năm 2008, vòng quay VLĐ tiếp tục tăng từ 5,95 tới 7,01 vòng, tức là tăng 1,06 vòng tương ứng tăng 17,83 %. Đồng thời, thời gian luân chuyển vốn lưu động giảm từ 61,37 xuống còn 52,09 ngày.
- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động phản ánh mối quan hệ giữ chi phí phải bỏ ra và kết quả thu được từ nguồn vốn lưu động.
Thông qua bảng số liệu ta có thể thấy rõ hệ số này có xu hướng giảm, điều này có nghĩa là: ngày càng cần ít lượng vốn lưu động hơn để tạo ra một đồng doanh thu thuần. Năm 2006, cần 0,208 đồng vốn lưu động để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần thì năm 2007 chỉ cần 0,168 đồng vốn lưu động. Như vậy, năm 2007 giảm được 0,04 đồng (tương ứng giảm 19,27 %). Tới năm 2008, hệ số đảm nhiệm lại tiếp tục giảm xuống còn 0,143 đồng (giảm được 0,025 đồng tương ứng giảm 25,13 %)