ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CỦA HUYỆN TIÊN LỮ

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất ở cụm xã tỉnh hưng yên giai đoạn 2000 2006 (Trang 26)

GIAI ĐOẠN 2000-2006

Trong hoàn cảnh nước ta có nhiều đổi mới, nền kinh tế nước ta bắt đầu hội nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, các ngành, lĩnh vực có nhiểu thay đổi. Trong đó, tình hình quản lý và sử dụng đất có nhiều chuyển biến và ngày càng trở lên phức tạp. Ngành Địa chính phải triển khai và thực hiện nhiều nhiệm vụ của TW, của tỉnh và huyện đề ra. Trong thời gian qua, bước đầu ngành địa chính đã đạt được một số kết quả khả quan.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hưng Yên nói chung và huyện Tiên Lữ nói riêng đã làm cho nhu cầu sử dụng đất của các ngành đều tăng, đã xảy ra nhiều vấn đề liên quan tới tình hình quản lý và sử dụng đất. Đặc biệt từ khi thực hiện Nghị định số 108/2003 NĐ-CP về

việc mở rộng thị xã Hưng Yên chuyển 4 xã Trung Nghĩa, Liên Phương, Hồng Nam và xã Quảng Châu về thị xã Hưng Yên thì tình hình sử dụng đất có nhiều biến động phức tạp như: Tình hình giao, cấp đất trái thẩm quyền, việc lấn chiếm đất công, sử dụng đất sai mục đích và tranh chấp đất thổ cư giữa các hộ, tình hình khiếu nại tố cáo diễn ra phức tạp. Do nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý đất đai diễn ra trên địa bàn huyện Tiên Lữ, trong những năm qua được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Sở Tài nguyên& Môi trường tỉnh Hưng Yên, Đảng uỷ và UBND huyện Tiên Lữ, công tác quản lý đất đai được củng cố, kiện toàn về bộ máy tổ chức từ huyện đến các xã, thị trấn phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Tiên Lữ bước đầu đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai làm cho vấn đề quản lý đất đai dần hoàn thiện và đi vào nề nếp. Kết quả của việc thực hiện 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai theo tinh thần của Luật Đất đai 2003) trên địa bàn huyện Tiên Lữ giai đoạn 2000-2006 cụ thể như sau:

2.1. Công tác ban hành các văn bản pháp luật về quản lý và sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó

Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu duy nhất quản lý toàn bộ quỹ đất nhưng không trực tiếp sử dụng hết mà giao cho các chủ sử dụng đất sử dụng. Nhà nước quản lý toàn bộ quỹ đất đó bằng cách ban hành một loạt các văn bản pháp quy về đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó từ TW tới toàn cơ sở. Các chủ sử dụng đất có nhiệm vụ phải tuân thủ các chính sách pháp luật về đất đai của Nhà nước. Tuy nhiên các chính sách pháp luật đó không tồn tại một cách bất biến mà nó phải được cập nhật thay đổi chỉnh sửa lại cho phù hợp với tình hình thực tế ứng với mỗi giai đoạn khác nhau.

Trong những năm qua để phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng đất của cả nước, Nhà nước ta đã ban hành một loạt các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Đất đai 1988, Luật Đất đai 1993, Luật Đất đai 2003 và một loạt các văn bản pháp quy khác. Tuy nhiên Luật Đất đai hay các văn bản dưới luật do Chính Phủ ban hành chỉ là những quy định chung nhất, áp dụng thống nhất cho toàn ngành Địa chính. Trên cơ sở đó để phù hợp với tình hình thực tế của mỗi

địa phương trong những năm qua UBND tỉnh Hưng Yên, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Hưng Yên đã ban hành các văn bản mang tính pháp quy để thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất trên phạm vi toàn tỉnh.

Trong những năm qua, cùng cả nước thực hiện Luật Đất đai, huyện Tiên Lữ đã tập trung chỉ đạo và thường xuyên tuyên truyền, vận động thực hiện đầy đủ nghiêm túc các văn bản do TW và tỉnh ban hành. Bên cạnh đó, huyện còn có những Quyết định, Chỉ thị để thể chế hoá đưa Luật Đất đai vào cuộc sống trên địa bàn huyện. Vì vậy trong những năm qua đất đai càng được quản lý chặt chẽ và đúng luật.

+ Ngày 07/9/2000 UBND huyện Tiên Lữ ban hành Chỉ thị số 12/CT-UB “V/v quản lý đất công ích”.

+ Ngày 10/12/2001 UBND huyện Tiên Lữ đã ban hành Chỉ thị số 23/CT- UB “V/v tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Tiên Lữ”.

+ Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TV ngày 10/8/2001 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hưng Yên “V/v dồn thửa đổi ruộng đất nông nghiệp” , UBND huyện Tiên Lữ có Quyết định số 379/QĐ-UB ngày 01/10/2001 “V/v thành lập ban chỉ đạo dồn thửa đổi ruộng đất nông nghiệp” và Quyết định số 404/QĐ-UB ngày 18/10/2001 “V/v chọn xã làm điểm dồn thửa đổi ruộng đất nông nghiệp” .

Thi hành Nghị định số 68/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 “ Về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất”, và căn cứ vào Quyết định số 46/2002/QĐ-UB ngày 23/8/2002 của UBND tỉnh Hưng Yên “Về quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2001-2010”, UBND huyện Tiên có Quyết định số 29/QĐ-UB về việc “Hướng dẫn, chỉ đạo các xã, thị trấn làm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010”.

Sau khi hoàn thành việc dồn thửa đổi ruộng đất nông nghiệp cho các xã trên địa bàn huyện Tiên Lữ, UBND huyện Tiên Lữ có Quyết định số 763/QĐ-UB ngày 15/10/2003 của UBND huyện Tiên Lữ “V/v cấp đổi GCNQSDĐ nông nghiệp”.

+ Ngày 12/9/2003 UBND huyện Tiên Lữ có Quyết định số 87/QĐ-UB “V/v cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất”.

+ Thực hiện Quyết định số 47/2005/ QĐ-UB của UBND tỉnh Hưng Yên về “Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa tỉnh Hưng Yên”, huyện Tiên Lữ có Công văn số 38/CV-UB ngày 01/7/2005 về việc hướng dẫn thi hành văn bản đó.

+ Thực hiện Quyết định số 3130/QĐ-UB ngày 09/12/2004 của UBND tỉnh Hưng Yên “V/v thống kê, kiểm kê đất năm 2005”, Ngày 23/12/2004 UBND huyện Tiên Lữ có Công văn số 49/QĐ-UB “V/v hướng dẫn các xã, thị trấn trên địa bàn huyện thực hiện thống kê, kiểm kê và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất’’.

+ Ngày 21/6/2005 UBND tỉnh Hưng Yên có Quyết định số 423/QĐ-UB “Về việc thành lập tổ kiểm tra việc cấp GCN quyền sử dụng đất tại TT. Vương”.

+ Ngày 28/11/2005 UBND huyện Tiên Lữ có Quyết định số 729/QĐ-UB “V/v giao, kiểm tra, xác minh đơn khiếu nại, tố cáo”.

+ Ngày 21/3/2006 UBND huyện Tiên Lữ có Quyết định số 91/QĐ-UB “V/v kiểm tra quỹ đất công điền’’ hay Quyết định số 91/QĐ-UBND ngày 21/3/2006 của UBND huyện Tiên Lữ “V/v kiểm tra quỹ đất công điền trong toàn huyện để làm cơ sở giao chỉ tiêu thu đất công ích hoa lợi công sản hàng năm”.

+ Thực hiện Quyết định số 36/QĐ-UB ngày 29/12/2006 của UBND về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, UBND huyện có Công văn số 59/CV-UB V/v thực hiện Quyết định số 36/QĐ-UB .

+Ngày 15/1/2006 UBND huyện Tiên Lữ có Công văn số 64/CV-UB “V/v tăng cường công tác xử lý các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện Tiên Lữ”.

Nhìn chung trong những năm qua công tác ban hành và thực hiện các văn bản pháp luật về đất đai của huyện Tiên Lữ đã có những chuyển biến khá tích cực nhất là sau khi thực hiện Luật Đất đai 2003 trở lại đây. Các văn bản pháp luật đưa ra sát với tình hình cụ thể của địa phương và việc triển khai thực hiện có nhiều tiến bộ góp phần không nhỏ vào công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Tiên Lữ. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số các hạn chế đó là việc ban hành các văn bản pháp luật về đất đai vẫn còn chậm trễ, có khi còn nhiều thiếu sót và việc thực hiện các văn bản đó còn chưa nghiêm do

việc quản lý đất đai ở cấp cơ sở còn buông lỏng, việc hiểu biết pháp luật nói chung và pháp luật Đất đai nói riêng của phần lớn người dân còn hạn chế dẫn đến việc vi phạm Luật đất đai. Do vậy trong thời gian tới việc hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về đất đai để tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất là rất cần thiết cho phù hợp với thời kỳ đổi mới của đất nước.

2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Tiên Lữ là 1 trong 10 huyện của tỉnh Hưng Yên, huyện năm về phía nam của tỉnh, huyện được tái lập từ tháng 5/1997 với 21 xã và 1 thị trấn (Huyện Phù Tiên được tách thành huyện Tiên Lữ và Phù Cừ). Thực hiện Chỉ thị 364/CP ngày 06/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp từ xã đến huyện, phòng Địa chính (Nay là phòng Tài nguyên và Môi trường) đã xác định rõ ranh giới và mốc giới.

Tính từ tháng 5/1997 đến hết năm 2003 thì huyện Tiên Lữ có 21 xã và 1 thị trấn bao gồm các xã: Nhật Tân, An Viên, Trung Nghĩa, Cương Chính, Minh Phượng, Thủ Sỹ, Hồng Nam, Quảng Châu, Liên Phương, Dỵ Chế, Ngô Quyền, Hưng Đạo, Lệ Xá, Tân Hưng, Phương Chiểu, Hải Triều, Thuỵ Lôi, Hoàng Hanh, Đức Thắng, Thiện Phiến, Trung Dũng, TT. Vương.

Ranh giới giữa các xã đều rõ ràng và ổn định, không có tranh chấp mốc giới giữa các xã, giữa huyện Tiên Lữ và các huyện lân cận: Ân Thi, Phù Cừ, Kim Động.

Vào cuối năm 1998 huyện Tiên Lữ đã tiến hành công tác nghiệp vụ kiểm tra, nghiệm thu, xác định địa giới hành chính giữa các xã, thị trấn trong toàn huyện và giữa huyện Tiên Lữ và Phù Cừ.

Kết quả xác định địa giới hành chính theo Chỉ thị 364/CP, diện tích tự nhiên của huyện Tiên Lữ là 11509,92 ha.

Đến năm 2003 Chính Phủ ra Quyết định số 108/2003/NĐ-CP về việc mở rộng thị xã Hưng Yên và việc thực hiện Kế hoạch số 38/KH-UB ngày 13/11/2003 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc thực hiện Nghị định số 08/NĐ- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính giữa các phường thuộc thị xã Hưng Yên. Ngày 23/12/2003 phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Lữ đã tổ chức bàn giao hồ sơ địa chính của 4 xã thuộc huyện Tiên Lữ : Trung Nghĩa, Hồng Nam, Quảng Châu về cho thị xã Hưng Yên cho phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Hưng Yên.

Sau khi điều chỉnh lại địa giới hành chính chuyển 4 xã về thị xã Hưng Yên thì đến 01/01/2004, huyện Tiên Lữ chỉ còn lại 17 xã và 1 thị trấn. Năm 2004 là năm đầu tiên huyện thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH với địa giới hành chính và số nhân khẩu mới. Và cho đến nay thì địa giới hành chính của huyện đều đã rõ ràng và ổn định, không có gì vướng mắc với các huyện trong tỉnh. Bản đồ hành chính của huyện đã được xây dựng hoàn thiện sau khi chuyển 4 xã về thị xã Hưng Yên.

Hiện nay thì hồ sơ địa chính của huyện đã được lưu đầy đủ tại 4 cấp: xã, huyện, tỉnh, Trung ương. Hồ sơ địa chính của huyện được bảo quản sử dụng theo đúng quy định tại Nghị định số 119/NĐ-CP ngày 16/09/1994 của Chính phủ.

2.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính , bản đồ hiện trạng sử dụng đất, và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Đây là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Trên cơ sở đó Nhà nước mới nắm chắc được toàn bộ quỹ đất, thông tin tới từng thửa đất cả về chất lượng và số lượng . Trong công tác quản lý, nếu thực hiện tốt nội dung này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ, giải quyết được nhanh chóng các vấn đề liên quan tới khiếu nại, tố cáo các vi phạm pháp luật liên quan tới tình hình quản lý và sử dụng đất như :tranh chấp, lấn chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục đích... Ngoài ra nó còn làm cơ sở cho việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, tính thuế sử dụng đất nông nghiệp...

2.3.1 Công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

* Lập bản đồ địa chính: Thực hiện Chỉ thị số 299-TTg ngày 10/11/1980

ruộng đất cả nước (giai đoạn 1981-1985).Năm 1987 huyện Phù Tiên bắt đầu tiến hành công tác đo đạc, lập bản đồ giải thửa cho tất cả các xã, thị trấn trong huyện. Đối với bản đồ giải thửa thì có tỷ lệ 1/1000 đối với đất thổ cư và 1/2000 đối với đất thổ canh. Kết quả là đến cuối năm 1993 thì toàn huyện đã hoàn thành cho tất cả các xã, thị trấn trong toàn huyện. Tuy nhiên phương pháp đo đạc bằng thủ công nên độ chính xác thấp, các tờ bản đồ đo đạc còn riêng rẽ, khó ghép mảnh các tờ bản đồ với nhau, vẫn còn xảy ra tình trạng đo sót, đo thiếu... làm cho công tác quản lý, sử dụng đất còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc quản lý, lưu trữ bản đồ ở các cấp, nhất là ở cơ sở còn chưa được đảm bảo nên xảy ra tình trạng tài liệu lưu trữ bị rách nát hoặc bị thất lạc mất.

Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu sử dụng đất của các cấp, ngành đều tăng đã gây ra nhiều sức ép đối với đất đai. Điều đó đã và đang xảy ra nhiều vấn đề phức tạp liên quan tới tình hình quản lý và sử dụng đất. Để phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng đất ở các cấp, ngành được tốt hơn phù hợp với yêu cầu trong tình hình mới của đất nước và ở mỗi địa phương thì hệ thống hồ sơ sổ sách cũng phải được hoàn thiện để đáp ứng được yêu cầu trong thực tiễn.

Từ 1993 đến nay, với sự xuất hiện của Luật Đất đai 1993 và 2003 thì công tác điều tra, khảo sát, lập bản đồ địa chính được huyện quan tâm nhiều hơn. Sau khi chia tách huyện đến nay (Huyện Phù Tiên được tách thành huyện Tiên Lữ và Phù Cừ) huyện Tiên Lữ đã tiến hành đo vẽ, thành lập bản đồ địa chính theo hệ toạ độ Nhà nước ở tỷ lệ 1/1000 đối với đất thổ cư và 1/2000 đối với đất canh tác. Cho đến cuối năm 2003 đã hoàn thành cho 18/18 xã, thị trấn (khi chuyển 4 xã về thị xã Hưng Yên đã hoàn thành công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt và đưa vào sử dụng, phục vụ công tác quản lý và sử dụng đất).

Biểu số 2: Kết quả đo đạc bản đồ địa chính huyện Tiên Lữ

TT Tên xã, thị trấn Tỷ lệ đo vẽ lượng tờTổng số đồ địa chính (ha)DT đo đạc bản Tỷ lệ 1/1000 Năm đo vẽ Tỷ lệ 1/2000 Năm đo vẽ Tỷ lệ 1/1000 Tỷ lệ 1/2000 1 Nhật Tân 28 1998 28 1998 56 148,00 413,61

2 An Viên 29 2002 29 2002 58 149,74 405,76 3 Hải Triều 24 2002 24 2003 48 160,27 355,13 4 Minh Phượng 15 2002 4 2002 19 123,56 256,44 5 Cương Chính 33 2003 33 2002 66 186,63 452,11

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất ở cụm xã tỉnh hưng yên giai đoạn 2000 2006 (Trang 26)