TÌNH HÌNH KHAI THÁC ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất ở cụm xã tỉnh hưng yên giai đoạn 2000 2006 (Trang 77 - 78)

Diện tích đất chưa sử dụng của huyện Tiên Lữ hiện có là: 89,87 ha (2005- 2006) chiếm 0,97%. tổng diện tự nhiên của toàn huyện và chỉ gồm loại đất bằng chưa sử dụng. Như vậy nó chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với cơ cấu đất đai của toàn huyện. Trong tương lai cần phải cải tạo loại đất này để sử dụng vào mục đích nông nghiệp và mục đích phi nông nghiệp. Trong đó chủ yếu là đất chưa sử dụng được cải tạo dùng cho mục đích sản xuất nông nghiệp: (đất chưa sử dụng dùng vào sản xuất nông nghiệp; trồng lúa, cây trồng hàng năm khác và sử dụng vào đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp).

Hiện nay, đất chưa sử dụng chỉ có ở một vài xã: Tân Hưng, Hoàng Hanh, Minh Phượng và An Viên. Trong đó diện tích đất chưa sử dụng tập trung nhiều nhất ở xã Tân Hưng (71,28 ha), thấp nhất là xã Minh Phượng (với 0,63 ha). Từ năm 2000 đến 2006 diện tích đất chưa sử dụng tăng 27,99 ha, chia làm 2 giai đoạn:

- Từ 2000 đến 2003 diện tích đất chưa sử dụng giảm từ 61,88 ha xuống còn 52,25 ha, mỗi năm giảm trung bình:2,41 ha.

- Từ năm 2003 đến 2006 diện tích đất chưa sử dụng lại tăng từ 52,25 ha lên tới 89,87 ha, mỗi năm tăng trung bình: 9,41 ha.

Trong giai đoạn 2000-2006 diện tích đất chưa sử dụng bị biến động là do một số nguyên nhân sau:

+Nguyên nhân tăng: Do chuyển từ đất sông suối và mặt nước chuyên dùng sang : 34,09 ha (do quá trình bồi lắng phù sa của các dòng sông, hồ đập gây ra không thể canh tác được nếu không được cải tạo); do tăng khác 0,63 ha (việc bỏ hoá đất đai ở những khu vực khó canh tác).

+Nguyên nhân giảm: Do đất chưa sử dụng được cải tạo để chuyển sang đất trồng lúa: 3,44 ha; chuyển sang đất trồng cây hàng năm khác: 0,66 ha; chuyển sang đất kinh doanh phi nông nghiệp là một ha; chuyển sang đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1,63 ha.

Ngày nay khi dân số ngày càng tăng, đất đai ngày càng hiếm và có giá trị. Tuy diện tích đất chưa sử dụng chiếm một tỷ lệ không lớn, song vẫn có thể cải tạo đưa vào sử dụng vào các mục đích phục vụ nếu có sự định hướng quan tâm đúng mức của địa phương.

Do đó trong tương lai, huyện cần đầu tư kinh phí nhiều hơn nữa cho việc cải tạo đất để đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng tránh lãng phí đất đai. Việc cải tạo, bồi bổ đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng được là vấn đề khá phức tạp, nhưng cũng không phải là không làm được. Nó đòi hỏi phải đầu tư vốn, kỹ thuật cải tạo, và phải được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, ngành và địa phương. Và khi tiến hành khai thác đất chưa sử dụng cần phải tính toán đến các loại hiệu quả: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường để có phương án đầu tư cải tạo hợp lý.

Biểu đồ số 3: So sánh diện tích đất chưa sử dụng từ năm 2000-2006

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất ở cụm xã tỉnh hưng yên giai đoạn 2000 2006 (Trang 77 - 78)