2. 3.2 Công tác ánh giá phâ nh ng đạ đất
2.11. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về
luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai nhằm thúc đẩy qúa trình thực hiện nghiêm chỉnh các pháp luật về đất đai, đảm bảo cho công tác quản lý và sử dụng đất đạt hiệu quả cao, góp phần làm tăng cường tình đoàn kết trong nhân dân, bảo vệ trật tự an toàn xã hội. Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra còn có mục đích xem xét việc thực hiện chính sách pháp luật về đất đai được đi vào thực tế như thế nào, để có kế hoạch sửa đổi, bổ sung góp phần làm hệ thống Luật Đất đai ngày một hoàn thiện.
Trước năm 1993, công tác quản lý đất đai của huyện vẫn chưa được coi trọng nên kéo theo việc thanh tra đất đai bị buông lỏng không được quan tâm đúng mức. Nhưng từ khi có Luật đất đai 1993 ra đời, đặc biệt là sự ra đời của Luật Đất đai 2003, công tác thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng đất được quan tâm hơn, được thực hiện thường xuyên với sự quan tâm, phối hợp của các cấp, ngành.
Tại Khoản 2 Điều 132 của Luật Đất đai 2003 quy định các nội dung thanh tra đất đai bao gồm:
1-Thanh tra việc quản lý Nhà nước về đất đai của UBND các cấp.
2-Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất và của tổ chức, cá nhân khác.
Trong mấy năm gần đây, công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn huyện được thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm nhanh chóng phát hiện những vi phạm pháp luật về đất đai để có các biện pháp xử lý thích hợp nhằm tăng cường cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện.
UBND huyện Tiên Lữ giao trực tiếp cho phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các ban ngành trong toàn huyện thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra đất đai trên địa bàn. UBND huyện thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn các văn bản thi hành Luật Đất đai cho cán bộ và nhân dân trong huyện để mọi người hiểu và thực hiện tốt Luật Đất đai do Nhà nước ban hành, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đất đai trên địa bàn huyện, thường
xuyên việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai như việc giao đất, thu hồi đất, cấp GCNQSĐ, phát hiện kịp thời những hiện tượng vi phạm trong quản lý đất đai để ngăn chặn và xử lý nghiêm những trường hợp sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất trái phép...
Việc thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất của huyện được tổng hợp qua báo cáo của các xã, thị trấn trong các năm từ 2000-2006 như sau:
1-Tự chuyển đổi:
Gồm các xã, thị trấn Dỵ Chế, Trung Dũng, Ngô Quyền, Thị trấn Vương, Đức Thắng, Tân Hưng, Thủ Sỹ, Lệ Xá, Thiện Phiến, Hải Triều, Hưng Đạo.
Tổng diện tích : 767.184 m2 (76,72 ha)
Trong đó Đất lúa : 765.984 m2 (76,60 ha), đất ao : 1200 m2(0,12 ha).
Có 614,474 m2 đúng vị trí quy hoạch, còn lại 152,710 là không nằm trong vùng quy hoạch được xét duyệt.
2- Giao đất trái thẩm quyền
Gồm các xã, thị trấn : Ngô Quyền, Thị trấn Vương, Cương Chính, Hưng Đạo, An Viên. Tổng diện tích: 66.336 m2 (6,63 ha).
Trong đó: Đất lúa : 21.526 m2 (2,15 ha), ao : 39.540 m2(3.95ha), đất chuyên dùng: 5.270 m2( 0,53 ha).
Để sử dụng vào các mục đích: Làm nhà : 2060 m2, vườn : 4788 m2, nuôi trồng thuỷ sản : 37.962
+ Lúa : 21.526 m2.
3- Lấn chiếm, cạp vượt trái phép
Gồm các xã: Nhật Tân, Hoàng Hanh, Phương Chiểu, Hưng Đạo, An Viên. Tổng diện tích : 6.638 m2.
Trong đó: Đất lúa, màu :1813 m2, đất ao : 3.185 m2, đất chuyên dùng : 1.640 m2. 4- Chuyển nhượng đất trái phép
Trong thời gian qua theo kết quả báo cáo của các xã, thị trấn tổng hợp được 47 vụ chuyển nhượng đất trái phép, không qua Nhà nước.
Biểu số 10: Kết quả thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn huyện Tiên Lữ giai đoạn 2000-2006
STT Đơn vị Giao đất trái thẩm quyền Tự chuyển đổi mục đích
Cạp vượt đất trái phép, lấn chiếm đất đai Chuyển nhượng đất trái phép
Số hộ DT(ha) Số hộ DT(ha) Số hộ DTha) Số hộ DT(ha)
1 Hưng Đạo 15 10670 35 35.692 12 1258 3 372 2 Thủ Sỹ 53 55.120 23 1950 4 585 3 Nhật Tân 7 4875 15 1192 2 257 4 An Viên 25 13872 5 720 5 Đức Thắng 58 57.630 17 1363 3 375 6 Phương Chiểu 2 247 7 Dỵ Chế 42 46.250 3 396 8 Minh Phượng 27 35.495 5 756 9 Thiện Phiến 85 92.570 2 309 10 Thuỵ Lôi 69 70.053 1 128 11 Ngô Quyền 18 14286 49 50.155 2 278 12 Cương Chính 13 12377 4 498 13 TT. Vương 20 10256 45 42.973 2 253 14 Trung Dũng 72 74.567 1 156 15 Hải Triều 55 62.500 2 350 16 Lệ Xá 68 65.370 3 458 17 Hoàng Hanh 11 875 1 207 18 Tân Hưng 80 78.809 2 312 Tổng 98 66.336 738 767.18 4 78 6.638 47 6.657
Qua biểu trên ta thấy từ năm 2000-2006 trên địa bàn huyện đã phát hiện ra: + 98 vụ giao bán đất trái thẩm quyền với tổng diện tích 66.336m2. +738 vụ tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất với tổng diện tích 767.184 m2. +78 vụ cạp vượt trái phép, lấn chiếm đất đai 6.638 m2.
+ 47 vụ chuyển nhượng đất trái phép 6.657 m2.
Đối với những hộ vi phạm về lấn chiếm đất đai và sử dụng đất sai quy định thì bị cấp có thẩm quyền thu hồi 78 hộ với tổng diện tích là 6.638 m2. Còn đối với những hộ chuyển quyền sử dụng đất trái phép không theo quy định của pháp luật khi
bị phát hiện ra thì bị xử phạt vi phạm hành chính và phải lập lại toàn bộ hồ sơ, giấy tờ về chuyển quyền sử dụng đất theo đúng quy định của Luật đất đai.
Như vậy trong những năm qua công tác thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất của huyện được thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên tình trạng giao cấp đất trái thẩm quyền, để nhân dân tự chuyển đổi cơ cấu cây trồng khi chưa được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đấu thầu đất không theo quy định, vẫn còn xảy ra nhiều tình trạng lấn chiếm đất đai trái phép. Trong những năm tới cần tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đất đai để tình hình quản lý, sử dụng đất đi vào nề nếp, giữ gìn ổn định trật tự an ninh xã hội.
2.12. Công tác giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng đất
Công tác giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các hành vi vi phạm trong quản lý và sử dụng đất là một nội dung quan trọng được đặt ra cho ngành Địa chính, nhằm điều chỉnh lại các quan hệ pháp luật đất đai theo đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các chủ sử dụng đất, đem lại sự công bằng cho xã hội, góp phần tăng cường tình đoàn kết trong nhân dân, giữ vững lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chính quyền và bảo đảm an toàn xã hội.
Để tạo cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp đất đai Luật Đất đai 2003 đã quy định rõ về trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo các hành vi vi phạm đất đai tại các điều 135, 136, 137, 138 139; UBND tỉnh Hưng Yên có Quyết định số 385/QĐ-UB ngày 15/12/2000 về việc kiểm tra đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai, và UBND huyện Tiên Lữ có Công văn số 39/CV- UBND ngày 10/01/2001 của UBND huyện Tiên Lữ “V/v tăng cường công tác quản lý đất đai và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan tới lĩnh vực đất đai”.
Trong thời gian qua, công tác giải quyết tranh chấp đất đai và các đơn thư khiếu nại tố cáo trên địa bàn huyện Tiên Lữ được quan tâm đặc biệt và đã có nhiều tiến bộ. Nhiều vụ tranh chấp phức tạp vẫn được giải quyết kịp thời. Các vụ tranh chấp được giải quyết theo đúng trình tự pháp luật, đảm bảo hợp lý, hợp
tình, ít xảy ra tình trạng đơn thư vượt cấp. Tổ chức tốt công tác tiếp dân giải quyết và trả lời đơn thư đúng hạn nên việc khiếu nại ít xảy ra.
Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan tới đất đai được UBND huyện Tiên Lữ trực tiếp giao cho phòng Tài nguyên và Môi trường giải quyết. Ngoài ra còn giao cho các phòng chức năng: Phòng Thanh tra huyện, phòng Nông nghiệp, TAND huyện thụ lý giải quyết... Đối với các vụ việc đơn giản thì giao cho UBND xã tổ chức hoà giải (cấp cơ sở).
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Lữ đã phối hợp với các cơ quan đoàn thể ở cấp xã để làm công tác hoà giải cho các bên tranh chấp bằng phương pháp thuyết phục và giải thích Luật Đất đai cho họ. Đối với các vụ việc phức tạp không giải quyết được thì phòng Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu hồ sơ, xem xét các chứng cứ và tổng hợp trình UBND huyện, tỉnh và các cơ quan chức năng giải quyết theo đúng thẩm quyền và chức năng quy định tại Luật Đất đai.
Từ năm 2000 đến cuối năm 2006 phòng Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận được 320 đơn thư về khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất đai của các hộ gia đình cá nhân. Trong đó có 110 đơn thư về khiếu nại, 28 về tố cáo và 182 về tranh chấp đất đai. Qua biểu trên ta thấy rằng:
Số đơn thư khiếu kiện trên địa bàn huyện chủ yếu là tranh chấp đất đai 182/320, số đơn thư khiếu nại là 110/320 đơn, số đơn thư về tố cáo 28/320 đơn. Trong số các đơn thư nhận được thì đã giải quyết được, còn lại là 19 đơn thư bị tồn đọng chưa được giải quyết.
Như vậy là huyện Tiên Lữ đã giải quyết phân cấp được 88 số đơn thư về khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất đai đã nhận được trong thời gian. Do coi trọng biện pháp hoà giải ở cơ sở nên trong số 310 đơn thư nhận được thì có 200 đơn thư được giải quyết ở cấp cơ sở (cấp xã). Các đơn thư còn lại được chuyển tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
+ Cấp tỉnh giải quyết được 07 đơn.
+ Toà án nhân dân giải quyết được 07 đơn.
Trong những năm gần đây do dân số tăng nhanh, nhu cầu về đất đai lại ngày một lớn cùng với sự phát triển của xã hội làm cho giá trị của đất đai ngày một tăng dẫn tới quan hệ đất đai ngày một phức tạp và tinh vi hơn đã làm cho các vụ tranh chấp về khiếu nại, tố cáo về đất đai có chiều hướng gia tăng. Mặt khác do hiểu biết của người dân còn hạn chế nên người dân không hiểu luật dẫn tới vi phạm. Có trường hợp đã giải quyết xong nhưng sau một thời gian lại tái vi phạm làm cho việc giải quyết dứt điểm ngày một khó khăn. Và có những nơi còn xảy ra hiện tượng khiếu kiện đông người xảy ra rất phức tạp. Tuy nhiên việc giải quyết khiếu nại tố cáo về Tài nguyên Môi trường, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai và môi trường được huyện Tiên Lữ đặc biệt quan tâm, không đùn đẩy việc giải quyết dứt điểm, nên việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai không bị tồn đọng như nhiều như mấy năm trước. Trong thời gian tới để thúc đẩy nhanh công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai phải thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện để kịp thời có biện pháp xử lý thích hợp nhất là phải có biện pháp nghiêm đối với các cán bộ vi phạm. Tránh để tình trạng khiếu nại, tố cáo liên miên kéo dài, khiếu nại vượt cấp...
Biểu số 11: Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Tiên Lữ giai đoạn 2000-2006
STT Năm Tổngsố
đơn thư Trong đó
Số đơn được giải quyết Cấp giải quyết Số đơn tồn đọng Khiếu nại Tố cáo Tranh
chấp Cấp xã hoà giải cấp huyện cấp tỉnh TA giải quyết 1 2000 35 14 3 18 30 22 8 2 5 2 2001 42 15 2 25 37 23 12 1 1 5 3 2002 40 12 5 23 36 24 10 1 1 4 4 2003 45 12 4 29 43 27 13 2 1 2 5 2004 48 17 5 26 45 30 14 1 3 6 2005 53 19 4 30 53 35 16 1 1 0 7 2006 57 21 5 31 57 39 15 2 1 0 Tổng 320 110 28 182 301 200 88 7 7 19
2.13. Công tác quản lý hoạt động dịch vụ công về đất đai
Tại Khoản 2, Điều 11 của Nghị định 181/NĐ-CP của Chính Phủ về thi hành Luật Đất đai 2003 quyết định các hoạt động dịch vụ công về đất đai bao gồm:
+ Tư vấn về giá đất.
+ Tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. + Dịch vụ về đo đạc, lập bản đồ địa chính.
+ Dịch vụ thông tin về đất đai.
Ngoài ra Nghị định còn quy định rõ : Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là cơ quan dịch vụ công có chức năng tổ chức, thực hiện và chỉnh lý thống nhất biến động về đất đai, đăng ký quyền sử dụng đất, giúp cơ quan Tài nguyên và Môi trường cùng cấp trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất được thành lập ở tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương (Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh) và được thành lập ở cấp huyện(Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện).
Như vậy văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là cơ quan giúp việc cho cơ quan Tài nguyên và Môi trường trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất.Công tác quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai là một nội dung mới được quy định tại Luật Đất đai 2003 và cho đến nay thì huyện Tiên Lữ vẫn chưa có văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nên công tác quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai chưa được triển khai thực hiện, mọi việc đều thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường. Trong thời gian tới, huyện Tiên Lữ cần nhanh chóng cho thành lập văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường để thực hiện quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai trên địa bàn huyện, giúp cho công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện dần ổn định và đi vào nề nếp.
3. KẾT QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN TIÊN LỮ GIAI ĐOẠN 2000-2006 2006
Trong những năm qua tình hình hình sử dụng đất có nhiều diễn biến phức tạp và có sự biến động mạnh giữa các loại đất. Đến cuối năm 2003 do 4 xã chuyển về thị xã Hưng Yên nên diện tích của toàn huyện bị giảm 2267,42 ha.
Như vậy theo số liệu thống kê đến năm 2006, Tiên Lữ có tổng diện tích tự nhiên là 9242,50 ha. Trong đó đất nông nghiệp là 6393,02 ha; đất phi nông nghiệp là 2759,61 ha và đất chưa sử dụng là 89,87 ha. Diện tích đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ nhỏ (chỉ có 0,97% tổng diện tích tự nhiên). Trong tương lai cần cải tạo quỹ đất chưa sử dụng nhằm làm giảm sức ép về dân số lên quỹ đất đặc biệt là đất nông nghiệp.
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 §Êt n«ng nghiÖp §Êt phi n«ng nghiÖp §Êt cha sö dông N¨m 2000 N¨m 2006
2.1.Tình hình sử dụng đất nông nghiệp
Tiên Lữ là huyện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, do đó vấn đề sử dụng đất hiệu quả tiết kiệm đất nông nghiệp luôn là một mục tiêu quan trọng.
Trong những năm qua diện tích đất nông nghiệp luôn biến động, nhưng nhìn