quản lý và sử dụng đất.
Quản lý và sử dụng đất đai là hai mặt có liên quan mật thiết với nhau. Quản lý đất đai có tốt, chặt chẽ thì việc sử dụng mới đem lại hiệu quả cao bền vững và ngược lại nếu chúng ta biết sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả ,đúng luật thì công tác quản lý đất đai mới thuận lợi.
Để góp phần đưa công tác quản lý và sử dụng đất đai vào thứ tự nề nếp, hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển KTXH, ổn định an ninh chính trị tại địa phương. Qua nghiên cứu tình hình quản lý, SDĐ cụ thể tại địa phương có thể áp dụng một số biện pháp sau :
* Đối với công tác quản lý
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng pháp luật về đất đai cụ thể là Luật Đất đai 2003, Nghị định 181/NĐ-CP, và các văn bản pháp luật khác do Nhà nước ban hành tới từng tổ chức, cá nhân sử dụng đất, để cho chủ sử dụng đất thực hiện đúng luật và có hiệu quả.
- Cần hoàn thiện đội ngũ cán bộ địa chính từ huyện đến từng cơ sở. Đặc biệt là cán bộ địa chính xã phải thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Tăng cường vai trò quản lý đất đai ở các cấp, coi trọng công tác hoà giải cơ sở để giải quyết những tranh chấp trong quản lý và sử dụng đất.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với cácban ngành liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất ở cơ sở. Kịp thời và phát hiện, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm trong quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật. Tập trung giải quyết các khiếu nại, tố cáo về quản lý, sử dụng đất đai góp phần ngăn ngừa những hành vi vi phạm về quản lý và sử dụng đất đai có thể xảy ra trên địa bàn.
- Nhanh chóng cho thành lập và đi vào hoạt động văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất giúp việc cho phòng Tài nguyên và Môi trường trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Tiên Lữ.
- Cần tăng cường đầu tư tài chính cho công tác quản lý đất đai cả về phương tiện lẫn vật chất kỹ thuật từ cấp huyện đến cấp cơ sở. Từng bước đưa tin học vào áp dụng trong ngành Tài nguyên và Môi trường..
* Đối với vấn đề sử dụng đất:
- Sử dụng đất phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật về sử dụng đất. - Đầu tư cải tạo đất hoang hoá để đưa vào sử dụng vào các mục đích phù hợp cần quan tâm tới đất nông nghiệp là hàng đầu sau đó là các loại đất khác.
- Trong sản xuất phải chú ý tới việc bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, đưa sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với cơ chế thị trường đem lại hiệu quả kinh tế cao phù hợp với phân vùng sinh thái.
- Để khai thác triệt để đất trồng cây hàng năm, phát triển các mô hình kinh tế trang đủ theo tiêu chí chung, giữ vững mức bình quân lương thực, tăng nhanh diện tích gieo trồng bằng biện pháp mở rộng diện tích cây trồng vụ đông, rau màu các loại, ứng dụng khoa học công nghệ vào đồng ruộng, từng bước thực hiện nền nông nghiệp sạch để phục vụ cho nhu cầu toàn xã hội.
- Khi chuyển đất nông nghiệp sang các mục đích khác phải thực hiện tiết kiệm, đồng thời có kế hoạch thâm canh, tăng vụ. Tăng năng suất cây trồng, nâng cao hệ số sử dụng đất đai, kết hợp với các biện pháp cải tạo đất, bón phân cân đối hợp lý để bù lại phần diện tích đất nông nghiệp bị chuyển sang các mục đích khác, nhằm đảm bảo an toàn lương thực và làm tăng giá trị thu nhập trên một ha canh tác.
- Việc chuyển đất nông nghiệp sang các mục đích khác như phát triển công nghiệp, tiểu thủ CN, dịch vụ và mở rộng các làng nghề truyền thống ở một số địa phương một cách hợp lý góp phần tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện.
- Việc khai thác sử dụng đất phải gắn liền với bảo vệ môi trường, chú ý cân đối giữa hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và môi trường.
- Hạn chế đến mức thấp nhất việc đất nông nghiệp có hiệu quả để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ