BẢNG 2.9: CHI PHÍ TRẢ LÃI TIỀN GỬI CỦA EXIMBANK

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN TIỀN GỬI TẠI EXIMBANK (Trang 39 - 43)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn báo cáo thường niên EIB

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Mức tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng Mức tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng Mức tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng Mức tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng Tiền gửi của

tổ chức kinh

tế và cá nhân 13467 22914 32331 46989 79005 9447 70% 9417 41% 14658 45% 23716 50% Chi phí trả

lãi tiền gửi 620 1055 2804 2333 4486 435 70% 1749 166% -471 -17% 2153 92%

Tỷ suất chi phí lãi bình

Với: Chi phí trả lãi tiền gửi

Tỷ suất chi phí lãi bình quân= --- x 100% Tổng tiền gửi huy động

Chi phí huy động bao gồm chi phí lãi và các chi phí phi lãi như: chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí nhân viên, chi phí trang thiết bị, chi phí quảng cáo, tiếp thị. Trong đó, chi phí lãi chiếm tỷ trọng cao nhất và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của ngân hàng. Do đó, khi tổng hợp chi phí huy động tiền gửi, ngân hàng tổng hợp riêng chi phí trả lãi tiền gửi, các chi phí phi lãi có liên quan ngân hàng đưa vào khoản mục chi phí khác.

Năm 2006, chi phí trả lãi tiền gửi là 620 tỷ đồng trên tổng tiền gửi huy động là 13.467 tỷ đồng. Ta có tỷ suất chi phí lãi bình quân là 4,6%. Tỷ suất này cho thấy, để huy động được một đồng tiền gửi, Eximbank phải chi bình quân 0,046 đồng chi phí lãi.

Năm 2007, chi phí trả lãi tiền gửi và tổng tiền gửi huy động đều gia tăng với cùng tốc độ tăng trưởng ( 70%). Chi phí trả lãi tiền gửi là 1.055 tỷ đồng và tổng tiền gửi huy động đạt mức 22.914 tỷ đồng. Do đó, tỷ suất chi phí lãi không đổi so với năm 2006.

Năm 2008, chi phí trả lãi tiền gửi tăng nhanh với tốc độ tăng 166% so với năm 2007, tương đương 1.749 tỷ đồng, lên đến 2.804 tỷ đồng. Trong khi đó, quy mô tiền gửi huy động cũng tăng lên nhưng với tốc độ tăng trưởng chậm lại, ở mức tăng 41% so với năm 2006, đạt 32.331 tỷ đồng. Điều này đã dẫn đến kết quả tỷ suất chi phí lãi bình quân tăng lên, tỷ suất này là 8,67%, gần gấp đôi so với năm trước. Tỷ suất này cho thấy Eximbank phải bỏ ra thêm 0,0867 đồng tiền lãi để huy động thêm 1 đồng vốn tiền gửi. Ta có thể lý giải kết quả trên dựa vào sự biến động lãi suất. Năm 2008, là năm lãi suất có nhiều biến động, lãi suất tăng cao cùng với sự gia tăng nguồn vốn tiền gửi huy động đã làm đội chi phí lãi của ngân hàng lên. Tuy nhiên, sự gia tăng chi phí lãi của ngân hàng trong điều kiện thị trường có nhiều biến động ảnh hưởng không tốt đến công tác huy động vốn là điều có thể hiểu được, nhằm thu hút nhiều hơn lượng tiền gửi của khách hàng, nhất là khi các ngân hàng đang cạnh tranh bằng các cuộc chạy đua lãi suất.

Bước sang năm 2009, tình hình huy động vốn có nhiều khả quan, áp lực về lãi suất giảm cùng với sự ổn đinh trở lại của nền kinh tế đã góp phần làm giảm

chi phí lãi trong khi quy mô nguồn vốn tiền gửi vẫn tiếp tục tăng nhanh. Tiền gửi từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 46.989 tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2008, trong khi đó, chi phí lãi tiền gửi lại giảm 17%, tương đương giảm 471 tỷ đồng, ở mức 2.333 tỷ đồng. Do đó, tỷ suất chi phí lãi bình quân giảm đáng kể, chỉ ở mức 4,96%. Điều này có nghĩa là để huy động thêm 1 đồng vốn tiền gửi, Eximbank phải chi thêm 0,0496 đồng chi phí lãi. Việc tỷ suất chi phí lãi bình quân giảm là một điều đáng mừng cho Eximbank đối với công tác huy động vốn nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung. Chi phí giảm đồng nghĩa với sự gia tăng lợi nhuận, cái đích mà các ngân hàng đều nhắm đến.

Tuy nhiên, mọi sự biến động của thị trường đều có tính chu kỳ. Năm 2010 lại tiếp tục là năm với nhiều biến động. Điều này đã ảnh hưởng đến công tác huy động vốn và tỷ suất chi phí bình quân của ngân hàng. Mặc dù vậy, Eximbank với sự nỗ lực về nhiều mặt vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định của nguồn vốn tiền gửi huy động. Tiền gửi từ tổ chức kinh tế và dân cư trong năm 2010 đạt 79.005 tỷ đồng, tăng 68% so với cuối năm 2009. Để đạt được kết quả trên trong điều kiện khó khăn của thị trường, bên cạnh những cải tiến về hoạt động, chất lượng sản phẩm dịch vụ, Eximbank cũng phải tăng lãi suất huy động để giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới gửi tiền. Điều này đã dẫn đến chi phí lãi tăng lên với tốc độ cao hơn nhiều so với quy mô tiền gửi huy động (92%), ở mức 4.486 tỷ đồng, cao hơn so với năm 2009 là 2.153 tỷ đồng. Tỷ suất chi phí lãi bình quân năm 2010 cũng vì thế mà tăng lên, tỷ suất này là 6,34%.

Việc gia tăng chi phí lãi trong điều kiện nguồn vốn huy động cũng gia tăng tương ứng, nhất là khi thị trường có nhiều biến động, các ngân hàng cạnh tranh nhau về lãi suất huy động là điều có thể chấp nhận được. Bởi lãi suất huy động về phía ngân hàng là chi phí, nhưng về phía khách hàng chính là lợi ích kinh tế trực tiếp, là một trong các yếu tố quan trọng tác động đến quyết định và hành vi gửi tiền của khách hàng. Vấn đề đặt ra đối với Eximbank là bên cạnh việc cần phải xây dựng và điều chỉnh lãi suất huy động sao cho hợp lý, vừa mang tính cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về công tác huy động vốn và lãi suất huy động, Eximbank cũng cần kết hợp sử dụng các biện pháp khác mang tính hiệu quả như không ngừng

cải tiến, nâng cao chất lượng hoạt động, đa dạng hóa và tối ưu hóa các sản phẩm tiền gửi nhằm nâng cao mức độ thỏa mãn của khách hàng, phát triển thương hiệu vững mạnh nhằm gia tăng niềm tin đối với khách hàng,… Tất cả những yếu tố đó cùng với việc đưa ra mức lãi suất linh hoạt sẽ giúp Eximbank nâng cao chất lượng công tác huy động vốn, gia tăng khách hàng gửi tiền, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN TIỀN GỬI TẠI EXIMBANK (Trang 39 - 43)