Đối tượng khách hàng của ngân hàng rất đa dạng, bao gồm nhiều thành phần kinh tế và mọi tầng lớp dân cư với những đặc điểm khác nhau về tình hình tài chính, đặc điểm kinh doanh, thu nhập, tâm lý, sở thích và đặc biệt là nhu cầu khác nhau khi quyết định gửi vốn tại ngân hàng. Không những thế, các khách hàng ngày càng khó tính, nhu cầu của họ ngày càng phức tạp và đòi hỏi ngày càng cao. Do đó cần có sự phân loại khách hàng, nghiên cứu nhu cầu của từng đối tượng để trên cơ sở đó đưa ra những chính sách và biện pháp huy động thích hợp.
Eximbank cần định kỳ tiến hành khảo sát, lấy ý kiến đóng góp của khách hàng để có cái nhìn khách quan hơn về chất lượng phục vụ cũng như chất lượng và mức độ hiệu quả của các sản phẩm huy động. Những kết quả tổng hợp được là nguồn thông tin đáng tin cậy và có ích cho ban quản trị ngân hàng trong việc quản lý công tác huy động vốn tiền gửi.
Eximbank cũng cần có sự phân khúc thị trường để xác định khách hàng tiềm năng. Mặc dù ngân hàng hướng tới phục vụ tất cả các đối tượng khách hàng nhưng để đạt được hiệu quả cao trong công tác huy động vốn, cần xác định khách hàng tiềm năng. Việc xác định được nhóm khách hàng tiềm năng sẽ giúp ngân hàng thấy được những ưu điểm của mình để phát huy, đồng thời cũng sẽ phát sinh nhiều hạn chế và ngân hàng phải tìm cách khắc phục.
từng thời kỳ. Mỗi thời kỳ có những đặc điểm khác nhau về tình hình kinh tế, chính trị cũng như những đặc điểm kinh doanh của các tổ chức kinh tế và tâm lý của người gửi tiền. Do đó, việc xây dựng chính sách khách hàng linh hoạt theo từng thời kỳ là rất cần thiết.
Eximbank cũng cần xác định tầm quan trọng của việc xây dựng, mở rộng và duy trì mối quan hệ với các đối tượng khách hàng. Ngân hàng cần tìm kiếm những mối quan hệ mới trên cơ sở những mối quan hệ đã có, chẳng hạn như được các khách hàng cũ giới thiệu các khách hàng mới là người thân, bạn bè, đồng nghiệp, đối tác của các khách hàng này.
Hiện tại, Eximbank vẫn chưa có phòng chăm sóc khách hàng Vip tại các chi nhánh và phòng giao dịch mà mới chỉ xúc tiến triển khai thành lập phòng chăm sóc khách hàng Vip của hội sở. Tuy nhiên, hội sở không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nên rất khó để hiểu rõ nhu cầu, mong muốn của khách hàng và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất được. Trong khi đó, khách hàng VIP là đối tượng khách hàng có năng lực tài chính lớn, có nhu cầu gửi vốn nhiều và thường xuyên sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng. Chính vì vậy, các ngân hàng thường xuyên săn đón, tìm mọi cách để tạo mối quan hệ với các khách hàng VIP. Điều đáng nói là khách hàng VIP thường là những khách hàng khó tính, yêu cầu về chất lượng dịch vụ cao, lúc nào cũng muốn được phục vụ liền và không thích chờ đợi hoặc không có nhiều thời gian chờ đợi, nên làm sao để họ luôn cảm thấy hài lòng và đặt niềm tin với ngân hàng là một nhiệm vụ rất khó. Thiết nghĩ, việc thành lập bộ phận chăm sóc khách hàng VIP ở các chi nhánh và các phòng giao dịch cần được thực hiện nhanh chóng và bộ phận này cần được bố trí một cách riêng biệt, tách rời với không gian giao dịch chung để tránh gây ra cảm giác bị phân biệt đối với các khách hàng khác. Nhân viên làm việc trong bộ phận này phải được tuyển chọn một cách kỹ lưỡng, đáp ứng những nhu cầu khắt khe mà ban lãnh đạo đưa ra. Bù lại, nhân viên làm trong bộ phận này cũng sẽ nhận được nhiều sự ưu đãi từ phía ngân hàng.
Nếu làm tốt được điều này, Eximbank chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn và gia tăng nguồn vốn huy động về cả quy mô lẫn chất lượng.