Các yếu tố liên quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu siêu kháng nguyên của tụ cầu vàng và hiệu quả điều trị VDCĐ bằng kháng sinh cefuroxim (Trang 103 - 107)

4.2.2.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Qua nghiên cứu trên 128 bệnh nhân VDCĐ người lớn, nam giới 58,6% nhiều hơn nữ 41,4%. Nghiên cứu của Hà Nguyên Phương Anh và cs thì nam chiếm 49%, theo Dư Minh Trí và cs tỉ lệ nam là 49,1%.Tỉ lệ giới tính của chúng tôi hơi khác so với các tác giả trên, nhưng sự khác biệt không nhiều có thể do chúng tôi chỉ nghiên cứu trên VDCĐ người lớn còn Hà Nguyên Phương Anh và cs nghiên cứu cả trên VDCĐ người lớn và trẻ em. Tỉ lệ của chúng tôi phù hợp với Nguyễn Thị Lai và cs chỉ nghiên cứu trên VDCĐ người lớn nam chiếm 65,3%.

Theo nghiên cứu của chúng tôi, tuổi của bệnh nhân VDCĐ người lớn nhỏ nhất là 13, lớn nhất là 78, tuổi trung bình 37,65 ± 14,09, tập trung nhiều ở nhóm tuổi 21-40 (56,25%). Kết quả này phù hợp với Hà Nguyên Phương Anh và cs , tuổi trung bình của VDCĐ người lớn là 39.78±14.3 và cũng phù hợp với Dư Minh Trí và cs , tuổi trung bình là 28,7 ± 4.253, nhóm tuổi thường gặp từ 21-40 (69%). Nhóm tuổi thường gặp nhất của VDCĐ người lớn nằm

trong độ tuổi lao động, có thể do đây là giai đoạn bệnh nhân lao động, làm việc nhiều nhất, môi trường sống và môi trường lao động thường xuyên phải tiếp xúc với các dị nguyên.

Nghề nghiệp thường xuyên tiếp xúc với các dị nguyên đóng vai trò quan trọng trong khởi phát hay làm nặng thêm VDCĐ. Tỉ lệ phân bố nghề trong nghiên cứu của chúng tôi như sau: 35,16% là nhân viên văn phòng; 21,87% là học sinh hoặc sinh viên; 21,09% là nông dân; 14,06% làm nghề tự do và 7,81% là công nhân. Kết quả này phù hợp với Nguyễn Đức Điệp và cs , học sinh hoặc sinh viên + nhân viên văn phòng chiếm 50%. Trong nghiên cứu của chúng tôi giống Nguyễn Đức Điệp và cs nghề học sinh-sinh viên hoặc nhân viên văn phòng chiếm tỉ lệ tương đối cao. Có thể do chúng tôi chọn mẫu tại Bệnh viện Da liễu Tp.HCM là nơi tập trung chủ yếu là cán bộ công nhân viên và sinh viên-học sinh. Mặt khác, cũng có thể 2 đối tượng này quan tâm nhiều đến bệnh lí, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của VDCĐ nên đi khám và điều trị bệnh; còn các đối tượng như nông dân, công nhân họ sống ở vùng nông thôn không có điều kiện đi khám và điều trị bệnh, do đó tỉ lệ trong nghiên cứu của chúng tôi không cao.

Địa dư cũng là một trong những đặc điểm dịch tễ quan trọng của bệnh VDCĐ. VDCĐ thường gặp ở thành thị hơn nông thôn, thường gặp ở các vùng công nghiệp hoá . Nghiên cứu của chúng tôi, 64,8% bệnh nhân sống tại Tp.HCM, 35,2% bệnh nhân sống ở tỉnh khác. Kết quả này cũng phù hợp với tác giả Nguyễn Đức Điệp và cs , 51,6% bệnh nhân sống ở thành thị. Có thể điều kiện sống ở thành thị hay các vùng công nghiệp hóa, bệnh nhân có nguy cơ tiếp xúc nhiều với các dị nguyên hơn những người sống ở nông thôn.

Yếu tố cơ địa trong bệnh VDCĐ thể hiện rõ bằng việc mắc cùng các bệnh dị ứng khác như HPQ, VMDƯ. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 97,65% bệnh nhân có tiền sử VDCĐ; 49,22% bệnh nhân có tiền sử HPQ; 53,13% bệnh nhân có tiền sử VMDU. Kết quả này phù hợp với Hà Nguyên Phương Anh và cs , 85,7% trẻ em bị VDCĐ có tiền sử bệnh dị ứng, 75% người lớn bị VDCĐ có tiền sử bệnh dị ứng. Theo tác giả Nguyễn Thị Lai và cs thì 78,67% bệnh nhân VDCĐ có tiền sử cá nhân và gia đình bị các bệnh cơ địa. Theo Fitzpatrick , trên 2/3 bệnh nhân bị VDCĐ có tiền sử cá nhân và gia đình mắc các bệnh cơ địa. Kết quả trên cho thấy đa số các bệnh nhân VDCĐ khởi phát từ nhỏ. Vì vậy, trong các trường hợp thương tổn lâm sàng không điển hình thì yếu tố tiền sử gợi ý quan trọng trong chẩn đoán bệnh.

VDCĐ đã được chứng minh là có tính chất di truyền. Gần đây, các nhà khoa học đã xác định được nhiều gen có liên quan tới VDCĐ. Đó là các gen nằm trên các nhiễm sắc thể 11q13, 5q31-33, 16p11.2-11.1 , , . Trong nghiên cứu của chúng tôi, tiền sử gia đình của các bệnh nhân VDCĐ như sau: 58,59% bệnh nhân có bố bị VDCĐ; 17,97% bệnh nhân có bố bị HPQ; 25% bệnh nhân có bố bị VMDU. 21,1% bệnh nhân có mẹ bị VDCĐ; 14,84% bệnh nhân có mẹ bị HPQ; 9,37% bệnh nhân mẹ bị VMDU. 50,60% bệnh nhân có anh, chị, em ruột bị VDCĐ; 39,76% bệnh nhân có anh, chị, em ruột bị HPQ; 61,44% bệnh nhân có anh, chị, em ruột bị VMDU. 43,28% bệnh nhân có con bị VDCĐ; 25,37% bệnh nhân có con bị HPQ; 22,39% bệnh nhân có con bị VMDU. Theo Nguyễn Thị Lai và cs , có 62% bệnh nhân VDCĐ có tiền sử gia đình bị các bệnh cơ địa. Theo Hà Nguyên Phương Anh và cs , 58% bệnh nhân VDCĐ người lớn có tiền sử gia đình bị các bệnh cơ địa, 77,1% bệnh nhân VDCĐ trẻ em có tiền sử gia đình bị các bệnh cơ địa. Theo Trần Văn Trung và cs thì tiền sử gia đình bị các bệnh cơ địa chiếm 70%.

4.2.2.3. Các yếu tố khởi phát bệnh

Các yếu tố khởi phát đóng vai trò rất quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của VDCĐ. Các yếu tố khởi phát rất phong phú và đa dạng, thường được chia thành 3 nhóm: dị nguyên hô hấp, dị nguyên tiếp xúc và các dị nguyên từ thức ăn. Kết quả nghiên cứu cho thấy 55,47% bệnh nhân có yếu tố khởi phát là dị nguyên tiếp xúc; 28,12% bệnh nhân có yếu tố khởi phát là dị ứng với thức ăn; 12,5% bệnh nhân có yếu tố khởi phát là dị nguyên từ không khí và 3,91% bệnh nhân không rỏ yếu tố khởi phát. Theo Nguyễn Đức Điệp và cs , có 58,1% bệnh nhân VDCĐ bị ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như nước sinh hoạt, bụi, phấn hoa, lông xúc vật…Theo Dư Minh Trí và cs , 49% bệnh nhân VDCĐ có các yếu tố khởi phát là các chất tẩy rửa, xà bông tắm, dầu gội. Theo Thomas Habif , VDCĐ ở trẻ em < 2 tuổi thì các dị nguyên từ thức ăn là yếu tố khởi phát chính, ở trẻ từ 2 – 12 tuổi thì các dị nguyên hô hấp đóng vai trò quan trọng, khi > 12 tuổi thì các dị nguyên tiếp xúc chiếm đa số. Nếu biết được yếu tố khởi phát sẽ giúp cho chúng ta rất nhiều trong công tác tham vấn, giáo dục sức khỏe, điều trị bệnh và phòng ngừa tái phát.

4.2.2.4. Tuổi phát bệnh đầu tiên

VDCĐ đã được chứng minh có liên quan đến yếu tố di truyền. Đa số các bệnh nhân khởi phát từ nhỏ, bệnh tái phát nhiều lần và kéo dài tới lớn. Hơn 60% VDCĐ khởi phát trong năm đầu tiên của cuộc sống, gần 80% bệnh nhân triệu chứng lâm sàng còn kéo dài đến 5 tuổi, chỉ < 2% bệnh khởi phát sau 20 tuổi .

Theo nghiên cứu của chúng tôi 51,56% bệnh nhân VDCĐ phát bệnh < 2 tuổi; 35,16% phát bệnh trong khoảng thời gian từ 2 – 12 tuổi; 13,28% phát bệnh sau 12 tuổi. Theo Nguyễn Đức Điệp và cs , 19,4% bệnh nhân phát bệnh đầu tiên < 2 tuổi, 21% phát bệnh đầu tiên từ 2-11 tuổi, 56% bệnh nhân phát bệnh trước 14 tuổi, chỉ có 4,8% phát bệnh đầu tiên > 40 tuổi.Theo Thomas

Habif khoảng 45% bệnh nhân phát bệnh trong vòng 6 tháng tuổi, 60% bệnh nhân phát bệnh trước 1 tuổi, 85% bệnh nhân phát bệnh trước 5 tuổi. Các kết quả của các tác giả có sự khác nhau nhưng không đáng kể, có thể do bệnh nhân hay bố mẹ của bệnh nhân không nhớ rỏ họ hay con của họ bị bệnh đầu tiên khi nào, hay các trường hợp triệu chứng lâm sàng nhẹ, không điển hình bệnh nhân không biết đó là VDCĐ nên không đi khám bệnh. Bệnh nhân chỉ biết mình bị VDCĐ khi triệu chứng lâm sàng rõ ràng, hay chỉ nhớ những lần khám bệnh trong vài năm gần nhất. Do đó, nghiên cứu của chúng tôi cũng như Nguyễn Đức Điệp và cs tỉ lệ phát bệnh đầu tiên ở trẻ em < 2 tuổi hơi thấp hơn y văn. Đều này gián tiếp nói lên rằng, ý thức và hiểu biết của người dân chúng ta về VDCĐ vẫn chưa cao, chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao kiến thức của người dân về VDCĐ, giúp người dân phát hiện sớm VDCĐ để điều trị và quản lý tốt hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu siêu kháng nguyên của tụ cầu vàng và hiệu quả điều trị VDCĐ bằng kháng sinh cefuroxim (Trang 103 - 107)