Kết quả điều trị của từng phác đồ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu siêu kháng nguyên của tụ cầu vàng và hiệu quả điều trị VDCĐ bằng kháng sinh cefuroxim (Trang 114 - 116)

4.4.2.1 Kết quả điều trị của nhóm 1 (bảng 2.23)

Nhóm 1 là nhóm sử dụng phác đồ điều trị có kháng sinh cefuroxim. SCORAD TB trước điều trị là 44,61 ± 8,34, sau điều trị 7 ngày SCORAD TB giảm còn 26,69 ± 6,05 và sau điều trị 14 ngày SCORAD TB tiếp tục giảm còn 16,61 ± 3,85 và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

C (= Ngứa + mất ngủ) TB trước điều trị là 8,11 ± 3,23, sau điều trị 7 ngày C TB giảm còn 3,44 ± 1,98 và sau điều trị 14 ngày C TB tiếp tục giảm còn 1,55 ± 0,87 và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

B (= Ban đỏ + sẩn/phù + tiết dịch/vảy tiết + sước da +lichen hóa + khô da) TB trước điều trị là 9,80 ± 2,02, sau điều trị 7 ngày B TB giảm còn 6,36 ± 2,93 và sau điều trị 14 ngày B TB tiếp tục giảm còn 3,61 ± 1,10 và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

A (= diện tích thương tổn) TB trước điều trị là 13,50 ± 5,22, sau điều trị 7 ngày là 13,19 ± 5,05, sau điều trị 14 ngày là 12,64 ± 4,90 và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Như vậy khi chúng ta sử dụng phác đồ điều trị có cefuroxim sẽ làm giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng như ngứa, mất ngủ, ban đỏ, sẩn phù, tiêt dịch….từ đó dẫn tới mức độ nặng của bệnh (SCORAD TB) cũng giảm

theo. Điều này có thể giải thích là do cefuroxim có tác dụng tiêu diệt TCV từ đó giảm sản xuất các độc tố đặc biệt là SKN làm giảm phản ứng viêm và giảm các triệu chứng lâm sàng của VDCĐ. Kết quả này phù hợp với Boguniewicz, M và cs . Tuy nhiên, sau 14 ngày điều trị diện tích thương tổn giảm không có ý nghĩa thống kê, điều này cũng phù hợp với thực tế lâm sàng trong quá trình điều trị VDCĐ diện tích thương tổn giảm sau cùng.

4.4.2.2 Kết quả điều trị của nhóm 2 (bảng 3.24)

Nhóm 1 là nhóm sử dụng phác đồ điều trị có kháng sinh cefuroxim. SCORAD TB trước điều trị là 43,03 ± 12,98, sau điều trị 7 ngày SCORAD TB giảm còn 32,53 ± 9,31 và sau điều trị 14 ngày SCORAD TB tiếp tục giảm còn 23,41 ± 7,49 và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

C (= Ngứa + mất ngủ) TB trước điều trị là 8,81 ± 3,35, sau điều trị 7 ngày C TB giảm còn 4,75 ± 2,37 và sau điều trị 14 ngày C TB tiếp tục giảm còn 2,62 ± 1,36 và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

B (= Ban đỏ + sẩn/phù + tiết dịch/vảy tiết + sước da +lichen hóa + khô da) TB trước điều trị là 9,09 ± 2,99, sau điều trị 7 ngày B TB giảm còn 7,15 ± 2,31 và sau điều trị 14 ngày B TB tiếp tục giảm còn 5,22 ± 1,91 và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

A (= diện tích thương tổn) TB trước điều trị là 11,72 ± 3,72, sau điều trị 7 ngày là 11,25 ± 3,29, sau điều trị 14 ngày là 11,20 ± 3,64 và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Mặc dù chúng ta sử dụng phác đồ điều trị không có cefuroxim nhưng cũng làm giảm các triệu chứng lâm sàng như ngứa, mất ngủ, ban đỏ, sẩn phù, tiêt dịch….từ đó dẫn tới mức độ nặng của bệnh (SCORAD TB) cũng giảm theo. Kết quả này là do bôi corticoid. Cho đến nay, thuốc bôi corticoid vẫn

được xem là lựa chọn đầu tiên cho điều trị VDCĐ. Thuốc có hiệu quả cả trong giai đoạn cấp tính, bán cấp và mạn tính của bệnh. Do có tác dụng chống viêm, thuốc hiệu quả trong cải thiện triệu chứng viêm của thương tổn và làm giảm ngứa. Ngoài ra, corticoid bôi cũng có thể có hiệu quả trong làm giảm

mật độ tụ cầu vàng thường trú trên da .

4.4.3 So sánh hiệu quả điều trị giữa 2 phác đồ 4.4.3.1 Dựa vào SCORAD TB

Một phần của tài liệu Nghiên cứu siêu kháng nguyên của tụ cầu vàng và hiệu quả điều trị VDCĐ bằng kháng sinh cefuroxim (Trang 114 - 116)