Ánh giá hiệu quả của việc trích lập dự phòng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị khả năng thanh toán tại công ty cổ phần bảo hiểm petrolimex (Trang 61 - 63)

. KẾT LUẬN CHƯƠNG

2008 2009 2010 Nghiệp vụ bảo hiểm

2.2.2.3 ánh giá hiệu quả của việc trích lập dự phòng

Việc trích lập quỹ dự phòng nghiêp vụ phải đầy đủ, hợp lý, đúng với mức trách nhiệm của công ty bảo hiểm. Việc trích lập cao quá hoặc thấp quá sẽ ảnh hưởng lớn đến KNTT của công ty bảo hiểm.

Bởi quỹ dự phòng cấu thành nên phần lớn công nợ của công ty bảo hiểm, việc trích lập cao sẽ làm cho biên KNTT của công ty bảo hiểm thấp, từ đó KNTT của công ty bảo hiểm sẽ thấp theo.

Mặt khác, việc trích lập dự phòng thấp sẽ làm cho công ty bảo hiểm không

đủ khả năng chi trả tiền bảo hiểm khi có các tổn thất xảy ra, làm cho công ty mất KNTT.

Qua các các tính toán của từng quỹ dự phòng nghiệp vụ trên ta thấy việc tính toán Dự phòng phí và Dự phòng giao động lớn đều dựa trên một tỷ lệ phần trăm được quy định cụ thể đối với mức phí thực giữ lại, điều này đồng nghĩa với việc nó sẽ tỷ lệ thuận với số phí bảo hiểm thực giữ lại và cơ cấu doanh thu từng nghiệp vụ của công ty bảo hiểm. Nếu phí bảo hiểm thực giữ lại cao thì mức trích lập cũng cao và ngược lai. Cách tính toán này đơn giản cho kết quả nhanh chóng và

được phần lớn các công ty bảo hiểm phi nhân thọ áp dụng. Tuy nhiên chỉ áp dụng phù hợp phí bảo hiểm được thu đều trong năm, phương pháp trích lập theo tỷ lệ

phần trăm của tổng phí bảo hiểm chưa loại trừ được phần phí của những hợp đồng mà vào thời điểm kết thúc năm tài chính đã hết hiệu lực. Đó là những hợp đồng có thời hạn nửa năm được ký kết vào nửa đầu của năm (01/01- 30/06); những hợp

đồng có thời hạn ba tháng được ký kết vào quý I, II, III; những hợp đồng có thời hạn một tháng được ký kết vào các tháng trước tháng cuối của năm tài chính...Cho nên áp dụng phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ theo tỷ lệ phần trăm đôi lúc sẽ cao hơn so với mức trách nhiệm giữ lại, điều này thực sự không tốt vì nó sẽ làm cho Nợ phải trả tăng lên trong kỳ, Biên KNTT sẽ bị giảm, ảnh hưởng đến KNTT của công ty bảo hiểm PJICO.

Qua các số liệu tính toán ở các bảng trên thì ta thấy Dự phòng phí và Dự

phòng giao động lớn của công ty bảo hiểm PJICO không ngừng tăng lên qua các năm, do phí bảo hiểm thực giữ lại cũng tăng lên qua các năm đó. Do dự phòng phí cấu thành phần lớn nên quỹ dự phòng nghiệp vụ của PJICO nên việc trích lập Dự

phòng phí cao sẽ làm cho biên KNTT của PJICO không được cao trong các năm này.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản trị khả năng thanh toán tại công ty cổ phần bảo hiểm petrolimex (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)