. KẾT LUẬN CHƯƠNG
2008 2009 2010 Nghiệp vụ bảo hiểm
2.2.3 Tình hình hoạt động đầu tư của công ty bảo hiểm PJICO 1 Nguồn vốn đầu tư của PJICO.
2.2.3.1 Nguồn vốn đầu tư của PJICO.
a) Tỷ trọng vốn chủ sở hữu và quỹ dự phòng nghiệp vụ trong nguồn vốn
đầu tư của PJICO
Qua quá trình hoạt động nhiều năm trên thị trường bảo hiểm, công ty PJICO đã tạo lập được nguốn vốn lớn cho hoạt động đầu tư của mình. Nguồn vốn này chủ yếu được hình thành chủ yếu từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ của công ty và từ
nguồn vốn chủ sở hữu.
Bảng 2.8: Nguồn vốn đầu tư của PJICO năm 2008-2010
Đơn vị tính: Tỷđồng 2008 2009 2010 Năm
Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ
NVĐT từ vốn chủ sở hữu 187 36% 245 37% 468 47%
NVĐT từ quỹ DPNV 326 64% 423 635 518 53%
Tổng cộng Đầu tư 513 100% 668 100% 986 100%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của PJICO các năm 2008-2010)
[4]
Biểu đồ 2.5: Nguồn vốn đầu tư của PJICO năm 2008-2010 (Nguồn: Báo cáo tài chính của PJICO các năm 2008-2010) [4]
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư của PJICO năm 2008-2010 (Nguồn: Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2008-2010)[1] Biểu đồ 2.6 cho thấy có sự chuyển biến mạnh về cơ cấu nguồn vốn đầu tư
của PJICO trong năm 2010. Trong các năm trước thì tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn đầu tư của PJICO chỉ chiếm khoảng 36-37%. Nhưng trong năm 2010 con số này đã tăng lên thành 47%. Cũng trong năm này lượng tiền dành cho đầu tư đã tăng lên rất nhiều so với năm 2009, tăng từ 668 tỷ đồng lên 986 tỷ đồng( tăng 48% so với năm 2009). Nguyên nhân là do trong năm 2010, PJICO đã tăng vốn điều lệ từ 335 tỷ đồng lên 710 tỷ đồng thông qua việc phát hành thêm cổ
phiếu ra thị trường. Điều này đã tạo cho công ty bảo hiểm PJICO có thêm được một khoản đầu tưđáng kể, từđó có thể nâng cao được hiệu quảđầu tư.
b) Tỷ trọng nguồn vốn từ quỹ dự phòng nghiệp vụđược đem đi đầu tư
Bảng 2.9: DPNV đem đầu tư và DPNV để lại của PJICO qua các năm Đơn vị tính: Tỷđồng Năm 2008 2009 2010 DPNV đem đầu tư 326 423 518 DPNV để lại 218 260 267 DPNV 544 683 785
Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng DPNV đem đầu tư và DPNV để lại của PJICO (Nguồn: Báo cáo tài chính của PJICO các năm 2008-2010) [4] Theo quy định của Bộ Tài chính tại Nghị định 46/2007/NĐ-CP “Quy định
đầu tư vốn” tại công ty bảo hiểm thì mức tối đa từ DPNV được đem đi đầu tư không vượt quá 75%, phần còn lại để công ty bảo hiểm đáp ứng khả chi trả bồi thường thường xuyên trong kỳ.
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy được tỷ trọng nguồn vốn DPNV đem đầu tư
qua các năm 2008 đến năm 2010 không có sự thay đổi lớn, lần lượt là 60%, 62% và 66%, tăng nhẹ qua các năm. Phần DPNV để lại luôn ở mức cao, từ 34% trở lên,
điều này phản ánh được rằng PJICO luôn tuân thủ các quy định của Bộ Tài chính
đặt ra, quy định về nguồn vốn nhàn rỗi đầu tư từ DPNV. Phần DPNV để lại của PJICO luôn ở mức cao hơn 25%, điều này góp phần làm cho PJICO luôn đảm bảo
được KNTT chi trả bồi thường bảo hiểm phát sinh trong kỳ. Tuy nhiên mức để lại quá cao cũng sẽ làm cho hiệu quả đầu tư thấp, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản không cao.
Biểu đồ 2.8: Cơ cấu loại hình đầu tư của PJICO năm 2008-2010 (Nguồn: Báo cáo tài chính của PJICO các năm 2008-2010) [4]
Biểu đồ 2.9: Cơ cấu đầu tư của PJICO năm 2008-2010
(Nguồn: Báo cáo tài chính của PJICO các năm 2008-2010)[4] Do là công ty bảo hiểm phi nhân thọ nên hoạt động đầu tư của công ty bảo hiểm PJICO nghiêng hẳn về hoạt động đầu tư ngắn hạn. Đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ
trọng cao trong cơ cấu đầu tư của PJICO qua các năm (thường chiếm từ 64% trở
lên). Danh mục các khoản đầu tư ngắn hạn không nhiều, tỷ suất sinh lợi không cao,
điều này làm cho hiệu quảđầu tư thấp. Tuy nhiên tỷ trọng đầu tư ngắn hạn cao giúp cho công ty luôn đảm bảo được các khả năng chi trả các khoản tiền bảo hiểm phát sinh trong kỳ. Đây cũng là điểm giống nhau trong cơ cấu đầu tư của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ.