- Phương pháp trích lập dự phòng bồi thường theo hệ số phát sinh bồi thường Phương pháp này được áp dụng để trích lập dự phòng bồi thườ ng cho
1.3.3.4 Sự ảnh hưởng của hoạt động đầu tư tới khản ăng thanh toán của công ty bảo hiểm phi nhân thọ
của công ty bảo hiểm phi nhân thọ
Theo Luật kinh doanh bảo hiểm ngày 22/12/2000 quy định mức vốn tối
đa từ quỹ dự phòng nghiệp vụ mà công ty bảo hiểm phi nhân thọ có thể sử dụng để đem đi đầu tư:
Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
1. Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm là tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trừ các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với bảo hiểm phi nhân thọ, trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳđối với bảo hiểm nhân thọ.
2. Khoản tiền dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ không thấp hơn 25% tổng dự
phòng nghiệp vụ bảo hiểm; đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
không thấp hơn 5% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại VN.
Theo đó công ty bảo hiểm phi nhân thọ chỉ được sử dụng tối đa 75% nguồn vốn từ quỹ dự phòng nghiệp vụ đem đi đầu tư. Quy định này nhằm mục đích đảm bảo cho các công ty bảo hiểm phi nhân thọ vẫn có được khả năng chi trả các khoản bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ. Bởi hoạt động đầu tư bao giờ cũng tiềm ẩn những rủi ro cũng như tính thanh khoản không cao của dòng tiền đầu tư, ví dụ như chứng khoán, trái phiếu hoặc các loại giấy tờ có giá khác… Ngoài ra lợi nhuận đem lại từ hoạt động đầu tư sẽ giúp cho công ty tăng cường Biên khả năng thanh toán trong kỳ, đảm bảo khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm phi nhân thọ.
Mặt khác Luật kinh doanh bảo hiểm cũng quy định về danh mục đầu tư của các công ty bảo hiểm, đặc biệt là đối với nguồn vốn đầu tư từ quỹ dự phòng nghiệp vụ của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ:
Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện trực tiếp bởi doanh nghiệp bảo hiểm hoặc thông qua uỷ thác
đầu tư và chỉđược đầu tư tại VN trong các lĩnh vực sau:
a) Mua trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;
b) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 35% từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
c) Kinh doanh bất động sản, cho vay tối đa 20% từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
Theo đó các công ty bảo hiểm bị giới hạn nguồn vốn đầu tư vào các doanh mục đầu tư có rủi ro cao như kinh doanh bất động sản, mua cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp không có bảo lãnh. Quy định này giúp cho các công ty bảo hiểm phi nhân thọ đảm bảo nguồn vốn đầu tư ban đầu từ quỹ dự phòng nghiệp vụ, tránh tình trạng mất đi nguồn vốn đầu tư ban đầu do đầu tư vào những danh mục có rủi ro cao, từđó dẫn đến mất khả năng bồi thường chi trả bảo hiểm.
Tóm lại hoạt động đầu tư có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm, nếu hoạt động đầu tư tốt thì có thể sẽ làm tăng khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm, ngược lại sẽ làm cho công ty bảo hiểm mất khả năng chi trả bồi thường bảo hiểm, dẫn tới bờ vực phá sản.
1.4 Quản trị khả năng thanh toán tại công ty bảo hiểm 1.4.1 Khái niệm và vai trò