. KẾT LUẬN CHƯƠNG
A- TS LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN
2.3.3 Đánh giá hiệu quả của công tác quản trị khản ăng thanh toán tại công ty
khá giống với hệ số khả năng thanh toán.
Tuy nhiên các hệ số trong chỉ số Z được đưa ra trên cơ sở số liệu nghiên cứu của các công ty ở Mỹ, vì vậy khi vận dụng vào thị trường Việt Nam cần có sựđiều chỉnh cho phù hợp. Do thời gian nghiên cứu ngắn cũng như kiến thức còn hạn chế
nên tác giả vẫn sử dụng các hệ số áp dụng cho thị trường Mỹ. Trong thời gian tới các cơ quan quản lý giám sát cần nghiên cứu chỉ số này để hỗ trợ cho cách tính Hệ
số khả năng thanh toán được hiệu quả hơn.
2.3.3 Đánh giá hiệu quả của công tác quản trị khả năng thanh toán tại công ty công ty
Nhìn vào bảng 2.14, ta thấy rõ Hệ số KNTT của công ty bảo hiểm PJICO trong hai năm 2008 và 2009 không cao, thậm chí năm 2009 hệ số KNTT của PJICO còn nhỏ hơn 1, đây là một điều đáng lo bởi nếu Biên KNTT nhỏ hơn Biên KNTT tối thiểu thì công ty bảo hiểm sẽ có thể rơi vào tình trạng bị các cơ quan quản lý kiểm soát nếu như không khôi phục lại Biên KNTT.
Nếu đơn giản chỉ nhìn vào bảng 2.14 trên thì chúng ta sẽđánh giá ngay KNTT của công ty bảo hiểm PJICO có xu hướng xấu đi theo thời gian, đánh giá hiệu quả
khả năng quản trị của công ty PJICO là không tốt. Nhưng nếu như tìm hiểu kỹ hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến KNTT cũng như cách tính KNTT của công ty bảo hiểm PJICO thì chúng ta sẽ thấy ngay đánh giá trên là chưa chính xác, bởi trong những năm qua, do tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc luôn ở một tỷ
trong rất cao (121%) trong khi vốn điều lệ lại không tăng với tốc độ như vậy (vốn
điều lệ vẫn ở mức 335 tỷ đồng từ năm 2008-2009). Phần Vốn và lợi nhuận giữ lại không tương xướng với mức trách nhiệm bảo hiểm mà PJICO đã ký kết (Thể hiện ở
doanh thu phí bảo hiểm cao).Doanh thu phí bảo hiểm cao đã góp phần làm tăng quỹ
DPNV lên. Điều này đã làm cho Biên KNTT của PJICO ngày càng nhỏ lại và đến năm 2009 thì Biên KNTT của PJICO đã nhỏ hơn Biên KNTT tối thiểu.
Tuy nhiên đến năm 2010 thì hệ số KNTT của công ty bảo hiểm PJICO đã tăng lên thành 2,01 lần. Nguyên nhân là do trong năm này công ty bảo hiểm PJICO đã bổ
sung nâng vốn điều lệ từ 335 tỷ đồng lên thành 710 tỷ đồng, làm gia tăng Biên KNTT lên rất nhiều, từ đó hệ số KNTT cũng được cải thiện theo (tăng từ 0,90 lên thành 2,01). Đây là một hệ số ở mức trung bình, có thể chấp nhận được, cho thấy PJICO đủ năng lực tài chính đáp ứng tốt các trách nhiệm có thể phát sinh của mình.
Xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán ta thấy được rằng hoạt động đầu tư là nhân tố ảnh hưởng rõ nhất đến hệ số khả năng thanh toán tại công ty bảo hiểm. Bởi:
- Nguồn vốn: Thường có xu hướng tăng theo quy mô hoạt động, công ty bảo hiểm phải có nguồn vốn đủ lớn tương xứng với trách nhiệm đã ký kết. Để tăng khả
năng thanh toán PJICO cần phải tăng nguồn vốn của mình lên bằng cách trích lợi nhuận để lại hoặc phát hành cổ phiếu ra thị trường.
- Dự phòng nghiệp vụ : Dự phòng nghiệp vụ theo cách trích lập theo tỷ lệ
phần trăm sẽ tỷ lệ thuận với doanh thu phí bảo hiểm. Doanh thu phí bảo hiểm càng cao thì công ty bảo hiểm phải trích lập dự phòng càng nhiều theo cách trích lập đã trình lên Bộ Tài chính. Dự phòng nghiệp vụ cần trích lập đúng, đầy đủ, hợp lý với trách nhiệm mà PJICO đã ký kết. Cho nên PJICO cần chọn lựa phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ hợp lý.
- Đầu tư thì lại chịu nhiều ảnh hưởng chủ quan của người ra quyết định đầu tư, cho nên để quản trị tốt khả năng thanh toán thì cần phải quản trị tốt hoạt động
đầu tư. Kinh nghiệm về các sự sụp đổ của các công ty bảo hiểm trên thế giới đều có nguyên nhân từ sự thua lỗ trong hoạt động đầu tư, công ty bảo hiểm không đảm bảo
được khả năng thanh toán nên dẫn tới bờ vực phá sản. Điển hình là trường hợp của tập đoàn bảo hiểm Mỹ AIG năm 2008. Ngược lại nếu hoạt động đầu tư tốt thì lợi nhuận đem lại từ hoạt động này có thể giúp các công ty bảo hiểm mở rộng được khả
năng thanh toán của mình.