2. Thực trạng về chất lượng của phục vụ của khách sạn ASEAN
2.4. Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân viên là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của Ban Giám đốc Khách sạn Quốc tế ASEAN. Công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân viên cũng như nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý cũng được ban giám đốc chú trọng, được thực hiện liên tục. Công tác đào tạo và đào tạo lại không chỉ là trách nhiệm từ phía những nhà quản lý mà còn là bổn phận của mỗi nhân viên Khách sạn Quốc tế ASEAN để có thể bắt kịp với nhịp độ làm việc ngày càng khẩn trương và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách du lịch. Công tác đào tạo đội ngũ nhân viên được thực hiện nghiêm túc ngay từ đầu, những người được tuyển chọn sẽ được học một khoá đào tạo nghiệp vụ 3 tháng. Sau khoá học nhân viên còn được đi thực tập tại một số khách sạn khác. Ngoài việc cử nhân viên đi học tại các trường và các khách sạn khác, khách sạn còn có hình thức đào tạo tại chỗ, công việc này do các trưởng bộ phận và những nhân viên có trình độ chuyên môn giỏi thực hiện; tổ chức mới các giáo viên giỏi của các trường ngoại ngữ, du lịch, thuê chuyên gia giảng dậy để nâng cao nghiệp vụ cho các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách. Mặc dù đã cố gắng trong công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân viên, nhưng khách sạn cũng gặp những khó khăn và hạn chế đặc biệt là về kinh phí và thời gian. Chi phí đào tạo năm 2006 là 90 triệu, năm 2007là 120 triệu .
Công tác đề bạt và thăng tiến tại khách sạn còn nhiều hạn chế do các nhân viên nắm những chức vụ chủ chốt trong các bộ phận cũng như lãnh đạo không
nhiều, quy mô khách sạn nhỏ (chỉ có một Giám đốc khách sạn, 2 phó Giám đốc, và một Giám đốc bộ phận).
Thuyên chuyển, cho thôi việc và sa thải là mặt đối lập với quá trình đề bạt và thăng tiến tại khách sạn. Việc thuyên chuyển và cho thôi việc ở Khách sạn Quốc tế ASEAN rất hạn chế. Phần lớn là nhân viên tự xin thôi việc vì nhiều lý do khác nhau. Nhân viên xin thôi việc cũng gắn liền với quá trình tiếp nhận và thăng tiến cho những nhân viên khác. Một ví dụ điển hình là khách sạn muốn mở rộng hoạt động kinh doanh nhà hàng vì thế trưởng bộ phận cũ không đáp ứng được nhu cầu, vì vậy phải thuyên chuyển và tiếp nhận mới là cần thiết. Mặt khác hiện nay khách sạn đang mở rộng quy mô hoạt động, khách sạn thành lập thêm buồng du lịch xây dựng thêm các dịch vụ khác như: bể bơi, tennis ...Vì vậy, việc tuyển thêm nhân viên mới và tăng các chi phí đào tạo là không tránh khỏi.
Quyền lợi và nghĩa vụ người lao động trong Khách sạn Quốc tế ASEAN. Người lao động làm việc trong khách sạn được hưởng những quyền lợi chính đáng và có nghĩa vụ đối với khách sạn cũng như Nhà nước. Nghĩa vụ là những đòi hỏi từ phía khách sạn cũng như pháp luật của Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên.
Giờ lao động: Dođặc điểm của kinh doanh khách sạn, nhân viên lao động trực tiếp phải làm theo ca. Có 3 ca làm việc để đảm bảo phục vụ khách 24/24.
Ca sáng: Từ 6 giờ đến 14 giờ Ca chiều: Từ 14 giờ đến 22 giờ
Ca đêm: Từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau.
Đối với việc phân ca thì tuỳ theo công việc mà trưởng bộ phận phân công khi cần thì nhân viên đi làm ca từ 9 giờ sàng đến 5 giờ chiều hoặc từ 7 giờ sáng đến 3 giờ chiều.
Đặc biệt trong khách sạn hiện nay tình trạng các tổ trưởng phân công nhân viên làm việc chưa hợp lý như là có khi không có khách nhưng lại phân công quá nhiều nhân viên, khi có khách thì lại có rất ít nhân viên đi làm.
Đối với nhân viên làm việc ở bộ phận hành chính thì giờ làm việc bắt đầu từ 8 giờ sáng đến 16 giờ 30. Nhân viên có trách nhiệm đảm bảo chất lượng và hiệu quả công việc, có thái độ phục vụ một cách thân tình, cởi mở, thực hiện đúng các quy định về mặc đồng phục.
Mặt khác, các cán bộ, nhân viên trong khách sạn được hưởng các chế độ về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và được hưởng những khoản trợ cấp ốm đau, con ốm...từ quỹ phúc lợi. Tổng chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ năm 2007 của khách sạn chiếm 1,78% doanh thu.
CHƯƠNG 3.
NHỮNG BIỆN PHÁP MÀ KHÁCH SẠN ĐÃ THỰC HIỆN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA ĐỘI NGŨ
LAO ĐỘNG
Do nhận thức được đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn là phải thoả mãn tất cả các nhu cầu của khách. Do sản phẩm trong khách sạn chủ yếu là dịch vụ, vì thế muốn tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch thì phải có sự tham gia trực tiếp của người phục vụ. Những sản phẩm này rất khó có thể xác định được chất lượng cao hay thấp. Chất lượng dịch vụ không chỉ phụ thuộc vào nhân viên phục vụ mà còn phụ thuộc vào từng đối tượng khách, phụ thuộc vào sự cảm nhận của khách. Như vậy để đáp ứng được những đối tượng khách cụ thể thì quả là khó, nhưng những người quản ly và nhân viên khách sạn luôn luôn cố gắng phục vụ khách với chất lượng cao nhất có thể. Để ngày càng nâng cao được chất lượng phục vụ, ngoài việc xây dựng được các tiêu chuẩn phục vụ thì vấn đề nữa không kém phần quan trọng đó là con người - những nhân viên trong khách sạn. Do nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ nhân viên của mình nên khách sạn không ngừng đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của phương thức phục vụ.