Sử dụng bài tập để kiểm tra đánh giá kiến thức của HS

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hoá học trắc nghiệm khách quan chương ''kim loại kiềm kim loại kiềm thổ nhôm theo hướng dạy học tích cực (Trang 83 - 86)

A. 100% B 85% C 80% D 75% Phân tích:

2.4.5.8. Sử dụng bài tập để kiểm tra đánh giá kiến thức của HS

Bài tập hoá học là một hình thức củng cố ôn tập, hệ thống hoá kiến thức một cách sinh động và hiệu quả. Khi giải BTHH, học sinh phải nhớ kiến thức đã học, phải đào sâu một khía cạnh nào đó của kiến thức hoặc phải đợc tổng hợp, huy động kiến thức để giải quyết bài toán. Tất cả các thao tác t duy đã góp phần củng cố khắc sâu, mở rộng kiến thức cho HS.

Bài 1: các cặp chất nào sau đây không phản ứng đợc với nhau ? A. Na và dung dịch CuSO4. B. Ba và dung dịch AlCl3. C. NaHCO3 và NaOH. D. Fe và Al2O3.

Phân tích:

Các cặp chất ở các đáp án A, B, C đều phản ứng đợc với nhau, chỉ có cặp chất Fe và Al2O3 không phản ứng đợc với nhau.

⇒ Đáp án đúng: D

Tác dụng:

Đây là một bài tập có tính chất tổng hợp, do đó có thể sử dụng trong giờ luyện tập, kiểm tra.

Bài 2: Dãy nào dới đây gồm các chất vừa tác dụng đợc với axit, vừa tác dụng đợc với dung dịch kiềm?

A. AlCl3 và Al2(SO4)3. B. Al và AlCl3.

C. Al2(SO4)3 và Al2O3. D. Al(OH)3 và Al2O3.

Phân tích:

Nhôm oxit là oxit lỡng tính vừa tác dụng đợc với axit vừa tác dụng đợc với bazơ:

- Al2O3 tác dụng với dung dịch axit, thí dụ: Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O Al2O3 + 6H+ → 2Al3+ + 3H2O

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O Al2O3 + 2OH- → 2AlO2- + H2O Nhôm hiđroxit là một hiđroxit lỡng tính: - Al(OH)3 tác dụng với dung dịch axit, thí dụ: Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O Al(OH)3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O

- Al(OH)3 tác dụng với dung dịch bazơ, thí dụ: Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O

Đáp án: D

Tác dụng:

Đây là một bài tập có tính chất tổng hợp, do đó có thể sử dụng trong giờ luyện tập, kiểm tra.

Để làm bài tập này giáo viên hớng dẫn học sinh tìm hiểu lại về một số tính chất hóa học của một số hợp chất của nhôm.

Bài tập có tác dụng phát triển t duy phân tích, tổng hợp, khái quát hoá và t duy so sánh ở học sinh.

Bài tập còn có tác dụng củng cố kiến thức đã học.

Bài 3: Chỉ dùng các chất ban đầu là NaCl, H2O, Al, có thể điều chế đựơc những chất nào trong số các chất sau ?

A. AlCl3 B. Al2O3. C. Al(OH)3. D. Cả A, B, C.

Phân tích:

Từ NaCl, H2O, Al ta có thể điều chế đợc cả 3 chất: AlCl3, Al2O3, Al(OH)3

theo các phơng trình hoá học:

2 NaCl + 2H2O → 2NaOH + Cl2↑ + H2↑

2Al + 3Cl2 → 2AlCl3

AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3 NaCl 2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O

Đáp án: D

Tác dụng:

Bài tập này có thể sử dụng trong giờ luyện tập, kiểm tra nhằm hệ thống hoá lại kiến thức đã học.

Để làm đợc bài tập này học sinh phải nhớ các kiến thức sau: Phơng pháp điều chế NaOH, tính chất hoá học của nhôm, tính chất hoá học của NaOH. Sau đó học sinh phải biết tổng hợp các kiến thức đó để vận dụng vào bài tập này. Trong bài toán này ta có thể điều chế đợc cả 3 chất. Nhng nếu không cẩn thận học sinh chỉ có thể điều chế đợc một hoặc 2 chất mà thôi.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hoá học trắc nghiệm khách quan chương ''kim loại kiềm kim loại kiềm thổ nhôm theo hướng dạy học tích cực (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w