Đặc điểm công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thái Bình và yêu cầu đặt ra đối với nâng cao chất lợng nguồn lực lao động

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn lực lao động trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở thái bình hiện nay (Trang 37 - 39)

đặt ra đối với nâng cao chất lợng nguồn lực lao động

Hiện nay công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thái Bình biểu hiện đầy đủ các đặc điểm chung của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra trên toàn quốc. Những yêu cầu nâng cao chất lợng nguồn lực lao động của tỉnh cũng không nằm ngoài những yêu cầu nâng cao chất lợng nguồn lực lao động của cả nớc. Phần này luận văn chỉ đi phân tích những mặt hạn chế trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh. Từ đó thấy đợc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn muốn thành công thì cần phải nâng cao chất lợng nguồn lực lao động.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVII tiếp tục khẳng định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thái Bình là phải thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Nhng trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn còn những thiếu sót sau:

Kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển dịch chậm, sản xuất nông nghiệp còn phân tán, manh mún, chủ yếu vẫn độc canh cây lúa mang nặng tính tự cấp, tự túc cha tạo đợc khối lợng hàng hoá lớn và tập trung. Phơng thức chăn nuôi gia súc, gia cầm còn lạc hậu, quy mô nhỏ. Số hộ chăn nuôi công nghiệp gia trại, trang trại còn ít. Nuôi trồng thuỷ, hải sản chủ yếu vẫn là quảng canh, năng suất thấp. Một số vùng nuôi thuỷ, hải sản ven biển cha đợc quy hoạch lại. Phơng tiện đánh bắt xa bờ kỹ thuật kém, hiệu quả thấp.

Việc ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ hải sản phát triển chậm, quy mô nhỏ và phần lớn công nghệ, thiết bị lạc hậu, nên

năng suất, chất lợng và khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thấp.

Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật ở nông thôn còn ít, trình độ hạn chế, thiếu nhiều kỹ s giỏi và thợ lành nghề. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp thiếu nhiều kĩ s nông nghiệp giỏi. Lao động ở nông thôn d thừa nhiều, chủ yếu là lao động thủ công, trình độ thấp, phần lớn cha qua đào tạo.

Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn tuy đã đợc quan tâm đầu t nhng cha hoàn chỉnh, một số đã xuống cấp nghiêm trọng, cha đáp ứng đợc yêu cầu sản xuất hàng hoá gắn với thị trờng và xây dựng nông thôn mới.

* Nguyên nhân của những hạn chế trên

Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp, đất chật ngời đông, tỷ trọng công nghiệp nhỏ bé, nguồn thu ngân sách hạn hẹp, điểm xuất phát đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở mức thấp.

Một số cơ chế, chính sách của Đảng, của Nhà nớc cha phù hợp thiếu đồng bộ, nhất là chính sách về đất đai, đầu t tín dụng, khoa học - công nghệ, thị trờng…

Các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh cha nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Tập quán sản xuất nhỏ, tự cấp, tự túc của ngời sản xuất tạo ra sức ỳ cao, thiếu năng động, sáng tạo trong cơ chế thị trờng.

Hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật và kết cấu hạ tầng nông thôn còn nhiều bất cập, cha đáp ứng đợc yêu cầu của sản xuất đời sống. Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, đổi mới máy móc, thiết bị, đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề còn hạn chế.

Nh vậy, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Thái Bình có thực hiện đợc hay không là phải phụ thuộc vào chất lợng nguồn

lực lao động ở tỉnh. Vì vậy, nâng cao chất lợng nguồn lực lao động là một đòi hỏi cấp thiết trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn lực lao động trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở thái bình hiện nay (Trang 37 - 39)