Đàm phán ký hợp đồng.

Một phần của tài liệu Đấu thầu quốc tế trong xây lắp ở việt nam thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả (Trang 117 - 121)

I. TRIỂN VỌNG ÁP DỤNG ĐẤU THẦU QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM: 1 Phương hướng của ngành xây dựng trong tương lai:

2.3.5.Đàm phán ký hợp đồng.

2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ:

2.3.5.Đàm phán ký hợp đồng.

Trước khi đàm phán ký hợp đồng, các chủ đầu tư phải biết chắc nhà thầu mình sắp đàm phán đã nộp tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho ngân hàng đúng như quy định. Điều này mới đảm bảo việc đàm phán đi đến kết quả. Thêm vào đó chủ đầu tư cũng phải kiểm tra kiểm soát chặt chẽ tiền bảo lãnh vì thông thường nó rất lớn và có nhiều loại.

Vấn đề đàm phán ký hợp đồng phải được tiến hành khẩn trương ngay sau khi thông báo trúng thầu của bên mời thầu tới nhà thầu để không đảm bảo tiến độ công trình.

Chủ đầu tư phải tăng cường quản lý hợp đồng. Người gọi thầu phải thực hiện nghiêm ngặt các điều khoản về giá công trình trong hợp đồng, bảo vệ tính pháp luật của kết quả gọi thầu, đảm bảo tính nghiêm túc trong công trình xây dựng, cố gắng giảm bớt các loại di chứng do trúng thầu với giá thấp. Đồng thời dù giá thầu cao hay thấp. Người gọi thầu cũng không thể nới lỏng giám sát, quản lý chất lượng hoặc hạ thấp yêu cầu, cần làm việc theo pháp luật cần phải giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp pháp luật. Kiên quyết gạt bỏ các doanh nghiệp trúng thầu với giá thấp và bị thua lỗ vì giá thấp. Phải tuân thủ luật chơi khi bước vào cạnh tranh thị trường. Không tạo cơ hội cho doanh nghiệp đầu cơ trục lợi làm rối loạn thị trường xây dựng.

KẾT LUẬN

Đấu thầu quốc tế là một phương thực mua sắm hàng hoá được áp dụng rộng rãi trên thế giới và đem lại hiệu quả cao. Đấu thầu quốc tế ngày càng được nhìn nhận như một điều kiện không thể thiếu được để đảm bảo thành công cho các nhà đầu tư (chủ dự án) dù cho họ có thuộc khu vực kinh tế nhà nước hay khu vực kinh tế tư nhân, dù họ đầu tư ở trong nước hay nước ngoài. Đương nhiên, trong bối cảnh đó các nhà thầu xây dựng càng không thể không áp dụng phương pháp đấu thầu nếu họ muốn giành được các hợp đồng đáng kể từ các dự án tầm cỡ.

Qua thực tế phương thức đấu thầu quốc tế đã thể hiện được rõ những ưu điểm vượt trội của mình: kích thích sự nỗ lực, nghiêm túc của mỗi bên, thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên nhằm vào mục tiêu đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về chất lượng, tiến độ, tài chính của dự án và do đó đảm bảo lợi ích chính đáng của các chủ công trình lẫn nhà thầu, góp phần tiết kiệm các nguồn lực xã hội. Ngoài ra, riêng với các nhà thầu việc làm quen với phương thức này là phưong pháp hữu hiệu để nhanh chóng tích luỹ kinh nghiệm, tăng cường nguồn lực cạnh tranh của mình. Điều dễ thấy là để làm quen với một phương pháp hình thành từ sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế, giữa các yếu tố pháp lý, kỹ thuật và tài chính với các nguyên lý của kế hoạch tổ chức như phương pháp đấu thầu thì cần phải có những nguồn tài liệu đầy đủ, chính xác. Trong các văn bản về tài liệu đấu thầu quốc tế thì các bản tài liệu về đấu thầu quốc tế của hiệp hội kỹ sư tư vấn quốc tế (FIDIC) được chuyên gia và nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao, sát với thực tế và được áp dụng phổ biến trên thế giới.

Ở Việt Nam trong những năm gần đây đấu thầu quốc tế đã phát triển và trở nên gần gũi với các tổ chức, doanh nghiệp, công ty.... Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, chúng ta cũng có thể dự đoán được sự

phát triển của phương thức này trong tương lai. Tuy vậy, để có thể phát huy được hết tính cạnh tranh của đấu thầu quốc tế chúng ta cũng cần nỗ lực khắc phục, giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong thời gian qua như: vấn đề về luật lệ, chính sách của nhà nước, tình trạng tiêu cực trong hoạt động đấu thầu quốc tế, sự non kém về mặt nghiệp vụ của các cán bộ làm công tác đấu thầu. Hy vọng rằng trong một ngày không xa công nghệ đấu thầu quốc tế sẽ thực sự phổ biến và áp dụng rộng rãi ở Việt Nam để có thể hạn chế được những thiệt hại, lãng phí trong xây dựng cơ bản đồng thời tăng sức cạnh tranh của các công ty xây dựng Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo Đầu tư Phát triển Số tháng 3/2002.

Số tháng 4/2002. 2. Báo Kinh tế và dự báo Số tháng 9/2002.

Số tháng 10/2002

3. Báo Nhà thầu và Thị trường Xây dựng số tháng 5/2002. 4. Báo Thông tin XDCB và KHCNXD số tháng 8/2002.

5. Tài liệu “Hệ thống hoá văn bản pháp luật về XDCB” - Nhà xuất bản pháp lý.

6. Tài liệu “Tìm hiểu các quy định về đấu thầu và đầu tư trong XDCB” tác giả Nguyễn Văn Hiệp & Nguyễn Văn Hà.

7. Tài liệu Hướng dẫn đấu thầu quốc tế mua thiết bị vật tư và xây dựng công trình - CONCETTI.

8. Tài liệu “Công tác đấu thầu” - Bộ KH &ĐT, Ngân hàng Thế giới 5/2002.

9. Tài liệu “Hướng dẫn đấu thầu xây lắp” - Ngân hàng Thế giới 3/2002.

10. Tài liệu “Hướng dẫn mua sắm” - Ngân hàng Thế giới 10/1995. 11. Tài liệu “Hướng dẫn đấu thầu quốc tế mua thiết bị vật tư và xây dựng công trình” 5/1993.

12. Hồ sơ mời thầu xây lắp - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn 2002.

13. Hồ sơ mời thầu Gia công chế tạo lắp đặt hệ thống phụ và kết cấu thép đầu mối trạm bơm Linh Cảm tập 1,2 - Ban quản lý bộ Thuỷ Lợi.

14. Nghị định 43/NĐ-CP 16/7/1996 của Chính phủ về việc ban hành quy chế đấu thầu.

16. Thông tư hướng dẫn về quản lý xây dựng các công trình có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và nhà thầu nước ngoài nhận thầu xây dựng tại Việt Nam. - Bộ Xây dựng - Số 01/BXD - CSXD.

17. Văn bản hướng dẫn thực hiện Quy chế đấu thầu- Nhà xuất bản Xây dựng 2001. 18.Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 3/2002. 19. Tạp chí Tài chính Tín dụng Số 9 tháng 5/2002. Số 12 tháng 6/2002 20. Tạp chí Xây dựng Số tháng 4/2002. Số tháng 5/2002

21. Báo Kinh tế - Kế hoạch số tháng 3/2002. 22. Báo Đầu tư số tháng 6/2002.

23. Báo Người xây dựng Số tháng 8/2002. Số tháng 9/2002

Một phần của tài liệu Đấu thầu quốc tế trong xây lắp ở việt nam thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả (Trang 117 - 121)