III. QUY TRÌNH ĐẤU THẦU QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC XÂYLẮP Ở VIỆT NAM.
1. Hồ sơ mời tuyển:
Hồ sơ mời tuyển nhà thầu do bên mời thầu lập hoặc thuê chuyên gia lập. bên mời thầu có trách nhiệm trình người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển trước khi phát hành.
Nội dung hồ sơ mời sơ tuyển bao gồm: - Chỉ dẫn sơ tuyển;
- Tiêu chuẩn đánh giá sơ tuyển; - Phụ lục kèm theo.
1.1 Chỉ dẫn sơ tuyển
Mục đích của chỉ dẫn sơ tuyển là cung cấp cho nhà thầu những thông tin cần thiết về gói thầu như tên gói thầu, nguồn vốn, và nội dung cơ bản cảu gói thầu, các thông tin về địa điểm xây dựng, điều kiện khí hậu, thuỷ văn, sơ đồ mặt bằng, thời gian xây dựng, thời gian yêu cầu cung cấp hàng hoá, điều kiện dịch vụ và các dữ liệu khác có liên quan. Trong chỉ dẫn sơ tuyển, bên mời thầu giới thiệu tóm tắt về gói thầu, nên những yêu cầu đối với việc sơ tuyển, đặc biệt là những tiêu chuẩn tối thiểu (điều kiện tiên quyết) về năng lực và kinh nghiệm mà nhà thầu phải đạt (doanh thu bình quân, số lượng gói thầu tương tự đã thực hiện...), mẫu câu hỏi sơ tuyển để nhà thầu kê khai...
1.2 Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự tuyển
tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển được nêu ngay trong hồ sơ mời sơ tuyển. Tuỳ theo quy mô và tính chất của từng gói thầu, trên cơ sở nội dung yêu cầu của các mẫu câu hỏi sơ tuyển mà xác định nội dung cụ thể về tiêu chuẩn đánh giá sơ tuyển cho phù hợp. Việc đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển được tiến hành trên cơ sở chấm điểm. Thông thường, tiêu chuẩn đánh giá sơ tuyển gồm những nội dung chính sau:
1.2.1. Năng lực về kỹ thuật (khoảng từ 20-30% tổng số điểm) bao gồm + Những sản phẩm kinh doanh chính;
+ Số lượng và trình độ cán bộ chuyên môn; + Dự kiến nhân sự và tổ chức hiện trường; + Dự kiến thầu phụ;
+ Khả năng bố trí thiết bị cho việc thực hiện gói thầu; + Khả năng liên doanh, liên kết và sử dung thầu phụ.
1.2.2. Năng lực về tài chính ( khoảng 30-49% tổng số điểm), bao gồm + Doanh thu trong 3-5 năm gần đây (tuỳ theo từng gói thầu);
+ Tổng tài sản, vốnlưu động, lợi nhuận trước và sau thuế trong 3 đến 5 năm gần đây (tuỳ theo từng gói thầu);
+ Giá trị các phần hợp đồng đang thực hiện chưa hoàn thành;
+ Khả năng tín dụg của nhà thầu và địa chỉ các ngân hàng cung cấp tín dụng cho nhà thầu.
1.2.3. Kinh nghiệm (khoảng từ 30-40% tổng số điểm) bao gồm: + Số năm kinh nghiệm hoạt động;
+ Số lượng các hợp đồng tương tự (về quy mô, tính chất) như gói thầu đang sơ tuyển đã thực hiện trong 3 đến 5 năm gần đây trên phạm vi thế giới, trong khu vực và tại nước sở tại.
Tuỳ theo tính chất của từng gói thầu mà xác định tỷ trọng điểm cho từng nội dung. Điểm số được tính theo thang điểm 100 hoặc 1000.