Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động đấu thầu quốc tế ở Việt Nam chưa đồng bộ:

Một phần của tài liệu Đấu thầu quốc tế trong xây lắp ở việt nam thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả (Trang 76 - 79)

IV. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG TỒN TẠI CẦN KHẮC PHỤC TRONG LĨNH VỰC ĐẤU THẦU XÂY LẮP Ở VIỆT NAM.

2. Những tồn tại cần khắc phục của phươngthức đấu thầu quốc tế trong lĩnh vực xây lắp trong thời gian vừa qua.

2.1. Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động đấu thầu quốc tế ở Việt Nam chưa đồng bộ:

đồng bộ:

Quy chế đấu thầu ban hành kèm Nghị định 43/chính phủ ra đời năm 1996 đã phần nào thay đổi tình hình đấu thầu ở Việt Nam. Hoạt động đấu thầu ở Việt Nam đã có cơ sở pháp lý để điều chỉnh. Nhưng quy chế này vẫn còn tồn tại trong nó rất nhiều hạn chế, chưa sát với tình hình thực tế. Cho nên đến năm 1999, thủ tướng chính phủ đã ban hành một bản quy chế đấu

thầu mới bằng Nghị định 88/1999/NĐ-CP nhằm hoàn thiện các văn bản pháp quy. Quy chế đấu thầu mới này đã khắc phục được một số thiếu sót cua Nghị định 43/CP góp phần cải thiện tình hình đấu thầu ở Việt Nam. Tuy nhiên quy chế đấu thầu mới này vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc cần tháo gỡ:

+ Bất hợp lý lớn nhất cần sớm được nghiên cứu khắc phục là những quy định về đối tượng đấu thầu. Theo các văn bản hướng dẫn mới nhất về đấu thầu các dự án có chủ đầu tư là doanh nghiệp nhà nước, hoặc cơ quan tổ chức nhà nước sử dụng vốn ngân sách, vốn tính dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, doanh nghiệp nhà nước... phải tổ chức đấu thầu. Như vậy điều này cũng có nghĩa là tấ cả các dự án đầu tư, không phân biệt quy mô vốn, tính chất công việc... đều phải thực hiện phươngthức đấu thầu (trừ trường hợp bất khả kháng). Như vây quy định trên là quá chặt chẽ, gây ra nhiều cản trở đối với hoạt động thi công dự án. Trong thực tế có không ít loại công việc khối lượng nhỏ, trị giá chỉ từ vài triệu đến vài chục triệu đồng như kéo đường dây điện, điện thoại lắp đặt mua sắm một số thiết bị nhỏ của các ngành...nhưng đều phải thông qua đấu thầu, gây mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ chung.

+ Quy chế đấu thầu và các văn bản hướng dẫn chưa đủ rõ, chưa có hồ sơ đấu thầu mẫu, chưa phản ánh hết những nảy sinh trong thực tế. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc áp dụng quy chế đấu thầu có nơi còn lúng túng kéo dài thời gian đấu thầu.

+ Những quy định về sơ tuyển nhà thầu trong quy chế đấu thầu hiện nay còn chưa hợp lý. Cần sửa đổi linh hoạt hơn để rút ngắn thời gian đấu thầu. Tất cả các gói thầu mua sắm có giá trị từ 300 tỷ đồng trở lên và xây lắp có giá trị từ 200 tỷ đồng trở lên đều phải tiến hành sơ tuyển nhà thầu. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc sơ tuyển chỉ cần thiết (và thậm chí là cần

thiết ngay cả với những gói thầu có giá trị nhỏ hơn 200 tỷ đồng) trong các lĩnh vực đầu tư mới mà bên mời thầu chưa đủ thông tin hoặc gói thầu có quá nhiều nhà thầu tham dự, song khi bên mời thầu đã có đầy đủ thông tin về các nhà thầu và năng lực của họ thì không cần đến sơ tuyển.

+ Quy chế đấu thầu hiện nay là quy chế áp đặt của chủ đầu tư đối với nhà thầu. Vì thế ngay cả tính cạnh tranh cũng bị bóp méo, và điều nguy hại là hiệu quả đầu tư không được tính tới như một mục đích cuối cùng và sự phát triển của lực lượng sản xuất bị đè nén, ngày càng yếu đi trong cuộc cạnh tranh công khai và công bằng này. Và như thế doanh nghiệp Việt Nam mãi mãi đi làm thuê cho các nhà thầu nước ngoài ngay thị trường trong nước.

+ Từ khi nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường thì thi trường xâydựng cũng được hình thành một cách tự phát. Việc tiếp nhận các nguồn vốn ODA bắt buộc chúng ta phải đấu thầu theo quy định của nhà tài trợ, rồi băng kinh nghiệm thu được qua quá trình thực hiện đấu thầu đó mà các chuyên viên đã soạn thảo ra quy chế đấu thầu. Cho nên quy chế này ràng buộc bên nhận thầu mà không đặt điều kiện gì với bên giao thầu. Cho nên trong quá trình áp dụng đã nảy sinh hiện tượng “đi đêm - lách luật”, tham nhũng, “bán thầu”, bỏ giá thầu thấp...

+ Trong hình thức lựa chọn nhà thầu của Quy chế đấu thầu hiện nay có quy định: Mức điểm tối thiểu không được thấp hơn 70% tổng số điểm để đánh giá hồ sơ dự thầu đạt yêu câu kỹ thuật và có giá đánh giá là thấp nhất đã gây ra tình trạng rất đang bức xúc hiện nay. Nhiều nhà thầu chỉ nhăm nhăm dò giá dự toán của công trình là bao nhiêu rồi trừ đi phần trăm để ra giá dự thầu. Chính vì vậy, điều đáng lo ngại hiện nay là nhiều nhà thầu bỏ giá thầu thấp do thiếu những tính toán cụ thể, chính xác. Và điều này là một

trong những nguyên nhân gây nên tình trạng chất lượng công trình kém nếu nhà thầu bỏ giá thấp đó được công nhận trúng thầu.

Một phần của tài liệu Đấu thầu quốc tế trong xây lắp ở việt nam thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w