IV. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG TỒN TẠI CẦN KHẮC PHỤC TRONG LĨNH VỰC ĐẤU THẦU XÂY LẮP Ở VIỆT NAM.
2. Những tồn tại cần khắc phục của phươngthức đấu thầu quốc tế trong lĩnh vực xây lắp trong thời gian vừa qua.
2.2. Thủ tục trình duyệt qua cãc cấp là quá dài:
Theo đánh giá của Viện Kinh tế Xây dựng thì một trong những tiêu cực cần được xem xét của công tác đấu thầu là thủ tục trình duyệt các cấp quản lý nhà nước từ chính phủ đến các Bộ, Ngành liên quan, Hôi đồng quản trị các tổng công ty, UBND các cấp... đã kéo dài thời gian thực hiện dự án từ 6 tháng đến 1 năm (theo quy định là 90 ngày đối với đấu thầu trong nước và 120 ngày đối với đấu thầu quốc tế ). Thủ tục hành chính cồng kềnh phức tạp này vừa cản trở, vừa là khe hở để các tiêu cực dễ xảy ra.
Để chọn được đơn vị trúng thầu thực hiện dự án, chủ đầu tư phải thực hiện 8 công đoạn gồm “4 trình và 4 duyệt”. Từ lập và xin cấp có thẩm quyền duyệt kế hoạch; lập và duyệt giá trần để làm chuẩn; mở thầu và duyệt quyết định trúng thầu đến ký hợp đồng thực hiện và phê duyệt hợp đồng. Đây là những công việc khá phức tạp về thủ tục hành chính, mất nhiều thời gian và sẽ gây không ít khó khăn, tốn kém. Nhiều chủ dự án rất mong muốn được cấp có thẩm quyền xem xét giảm bớt các khâu phê duyệt.
Thêm vào đó, sự quan tâm chưa đúng mức hoặc quan tâm quá sâu vào chuyên môn kỹ thuật của các cấp quản lý, việc xem xét thẩm định ở cấp cơ sở hoặc cấp có thẩm quyền trong một số trường hợp bị xem nhẹ là nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu.
Theo điều 51, quá trình đấu thầu phải thực hiện qua 9 bước công việc mà cấp thẩm quyền phải xem xét, phê duyệt. Nhưng chỉ có 2 công việc là kế hoạch đấu thầu và kết quả đấu thầu lại mang tính chất quản lý nhà nước. Còn các công việc còn lại cũng do cấp thẩm quyền phê duyệt nhưng không phải là quản lý nhà nước, như: danh sách các nhà thầu tham gia hạn chế, danh sách ngắn tư vấn tham gia dự thầu, hồ sơ mời sơ tuyển và tiêu chuẩn
đánh giá hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, danh sách xếp hạng các nhà thầu, nội dung ký hợp đồng thì không thuộc phần quản lý nhà nước. Điều này làm cho nội dung thẩm đinh mang tính mâu thuẫn với quy trình công việc đấu thầu, mâu thuẫn trong công việc chỉ đạo của cấp có thẩm quyền tự mình thẩm định lại mình, mâu thuẫn tính chất cơ bản của thẩm định là cấp trên kiểm tra cấp dưới. Có lẽ vì thế mà tính khả thi của nội dung ít, hoặc không thực hiện.