Luật chống phá giá (Antidumping Duty Law – AD)

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cơ bản về nền kinh tế mỹ (Trang 37 - 42)

I. Luật pháp, chính sách thơng mại của Mỹ liên quan tới việc nhập khẩu hàng hoá

2. Luật Bồi thờng Thơng mại áp dụng đối với hàng nhập khẩu:

2.2. Luật chống phá giá (Antidumping Duty Law – AD)

Luật pháp Mỹ cho phép việc áp dụng luật chống phá giá và áp đặt mức thuế chống phá giá khi chứng minh đợc các nhà xuất khẩu nớc ngoài đã bán phá giá hàng hoá trên thị trờng Mỹ và chứng minh đợc các thiệt hại vật chất đối với các nhà sản xuất Mỹ do việc bán phá giá gây nên. Vậy phá giá là gì? Luật Mỹ lý giải: phá giá là việc các nhà sản xuất nớc ngoài bán sản phẩm mình trên thị trờng Mỹ với giá thấp hơn giá thờng bán ở thị trờng nội địa hoặc thấp hơn cả chi phí sản xuất.

Cũng giống nh trờng hợp theo luật thuế bù giá, các thủ tục chống phá giá đợc tiến hành khi có đơn khiếu kiện của một ngành công nghiệp trong nớc hoặc Bộ thơng mại tiến hành độc lập. Bộ thơng mại phải điều tra để xác định xem có hiện tợng bán phá giá xảy ra hay không. Uỷ ban Thơng mại Quốc tế sau đó sẽ xác định xem có phải ngành công nghiệp đó của Mỹ đang bị thiệt hại về vật chất hoặc đe doạ thiệt hại vật chất do hàng nhập khẩu đó bán phá giá hay không.

Thuế chống phá giá sẽ đợc ấn định đối với sản phẩm khi việc bán phá giá và thiệt hại đợc xác định bằng mức chênh cao hơn của “giá trị bình thờng” của hàng hoá đó với mức giá xuất khẩu, tức là giá bán tại Mỹ.

giá, tức là cũng phải điều tra hai nội dung cơ bản là có hành vi buôn bán không cong bằng xảy ra hay không và thiệt hại gây nên là bao nhiêu.

Trong vấn đề xác định có hành vi phá giá hay không, nhà điều tra thờng dựa trên cơ sở của việc so sánh giữa giá trị hàng bán tại Mỹ với giá trị bình th- ờng của hàng hoá đó để tìm ra mức phá giá. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là dựa trên cơ sở nào để tính toán giá trị bình thờng của hàng hoá đợc bán phá giá. Thông thờng, cơ sở đầu tiên mà ngời ta hay sử dụng đó là giá bán tại thị trờng gốc. Từ giá bán của hàng hoá đó tại thị trờng gốc, ngời ta tìm ra giá trị của hàng hoá đó. Song trong nhiều trờng hợp, ngời ta không so sánh đợc với giá tại thị tr- ờng gốc do không có thị trờng gốc hoặc do hàng hoá đợc sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu mà không bán hoặc bán rất ít trong nớc nên không có giá tại thị trờng gốc hoặc do nhiều lý do khác. Khi đó, một chuẩn mực có thể dùng đợc là căn cứ vào giá bán tại thị trờng thứ 3, coi nó nh giá bán tại thị trờng gốc. Nhng đôi lúc việc sử dụng loại giá này để so sánh không chính xác và công bằng cho lắm vì các hàng hoá có thể khác nhau về chất lợng, chủng loại hoặc do điều kiện sản xuất tại các quốc gia là khác nhau dẫn đến chi phí sản xuất, giá thành khác nhau và nh thế khiến cho chúng không thể so sánh với nhau đợc. Trong những tình huống đó, cách giải quyết phổ biến là dựa trên chi phí suy định để tìm ra một mức giá “công bằng” tại thị trờng gốc. Măc dù vậy vẫn có nhiều khó khăn gắn liền với việc tính toán chi phí suy định và những khó khăn đó làm nảy sinh nghi vấn về cách thực thi luật chống phá giá. Để tìm ra chi phí suy định, vấn đề không đơn giản bởi ngời điều tra sẽ phải nghiên cứu rất sâu rộng về các thủ tục, dữ liệu kế toán của các công ty nớc ngoài để tìm ra các con số chuẩn mực. Điều này có nghĩa là ngời điều tra cũng phải có một trình độ ngoại ngữ, trình độ nghiệp vụ cao và phải thâm nhập rất nhiều vào xã hội và công ty nớc ngoài. Chính những khó khăn phức tạp trên nhiều khi đã khiến cho ngời ta nghi ngờ về tính xác thực của quy trình điều tra.

Nội dung thứ hai trong quá trình điều tra chống phá giá đó là việc tìm ra những thiệt hại vật chất xảy ra cho các ngành công nghiệp của Mỹ. Các nhà

điều tra phải chứng minh đợc những tác động nguy hại của việc phá giá đối với toàn bộ ngành công nghiệp của Mỹ chứ không phải là những thiệt hại vật chất lặt vặt hoặc thiệt hại của một công ty cụ thể. Trong nội dung này, có một số vấn đề đáng lu tâm. Thứ nhất đó là khái niệm “đe doạ thiệt hại vật chất”. Đây là một khái niệm không rõ ràng khi xác định hậu quả của việc bán phá giá gây ra. Việc đánh giá những “đe doạ thiệt hại vật chất” là việc đánh giá một xu hớng trong t- ơng lai mà việc đánh giá một xu hớng tơng lai thì thờng không thể chính xác hoàn toàn và rõ ràng. Do vậy, việc đánh giá những thiệt hại có thể xảy ra đối với các ngành sản xuất trong nớc nhiều khi bị thồi phồng nếu ngời đánh giá không khách quan và công bằng hoặc ngời ta muốn tạo nên những rào cản đối với hàng hoá nhập khẩu từ nớc ngoài.

Ngoài ra, một vấn đề khác cũng gây nhiều rắc rối liên quan đến việc Mỹ áp dụng để tìm ra những thiệt hại của họ trong những vụ kiện phá giá. Đó là vấn đề tính gộp.

Tính gộp là tình huống xảy ra khi việc bán phá giá của một số nớc xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ, thì nhiều vụ khác nhau đó sẽ đợc gom lại để đánh giá xem có thiệt hại vật chất hay không. Ví dụ nh nhiều nhà cung cấp cùng bán phá giá tại thị trờng Mỹ với một lợng hàng nhỏ. Nếu tách riêng các nhà cung cấp thì mức độ bán phá giá của từng nhà cung cấp sẽ không thể gây thiệt hại cho ngành công nghiệp của Mỹ. Song nếu tính gộp tất cả các nhà cung cấp trên thì hàng hoá bán phá giá của tất cả những ngời này sẽ chiếm một thị phần lớn tại thị tr- ờng Mỹ và do đó Uỷ ban Thơng mại Quốc tế Mỹ sẽ dễ dàng khẳng định là có thiệt hại vật chất và sản phẩm đặt thuế chống phá giá. Đó là một trờng hợp có thể lý giải song trong một trờng hợp khác khi có nhiều nhà cung cấp lớn và cả một số nhà cung cấp nhỏ cùng bán phá giá tại thị trờng Mỹ thì vấn đề tính gộp ở đây có công bằng cho các nhà cung cấp nhỏ hay không. Rõ ràng trong trờng hợp này, nếu ngời ta tính gộp để đánh thuế chống phá giá thì các nhà cung cấp nhỏ sẽ bị thiệt hại rất lớn. Điều này cũng lý giải cho việc các nhà cung cấp nhỏ sẽ gặp nhiều rủi ro trong các vụ kiện khi buôn bán tại thị trờng Mỹ. Đây là một

điểm cần lu ý đối với các nhà xuất khẩu cần hạn chế tối đa việc kiện tụng khi buôn bán tại Mỹ.

Một ví dụ cụ thể về luật chống phá giá của Mỹ mà các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể thấy thời gian qua đó là vụ kiện bán phá giá cá tra –cá basa tại thị trờng Mỹ của các nhà sản xuất Mỹ đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam. Mở đầu của vụ kiện này là việc những ngời Mỹ khởi xớng chống nhập khẩu cá từ Việt Nam muốn có một lệnh cấm nhập cá từ Việt Nam bằng cách viện lý do là các nhà xuất khẩu Việt Nam đã dùng tên cá của Mỹ để đặt tên cho sản phẩm của mình do đó đã vi phạm việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá tại thị trờng Mỹ. Song lý do này đã đợc ngời ta chứng minh là một chính xác. Không đạt đợc mục tiêu trên, họ chuyển sang tố cáo Việt Nam bán phá giá cá tra vào thị trờng Mỹ để áp dụng luật chống phá giá. Lí do họ đa ra để nói rằng Việt Nam bán phá giá là : thứ nhất, họ viện dẫn là cá của Việt Nam đã bán dới mức chi phí sản xuất bởi mức giá bán trên thị trờng Mỹ là quá thấp mà theo các nhà sản xuất Mỹ, nếu bán với mức giá đó thì nhà sản xuất sẽ không đủ bù đắp chi phí sản xuất; thứ hai, họ viện dẫn là do cá của Việt Nam bán phá giá tại thị trờng Mỹ nên đã làm cho giá cả của hàng hoá này bị giảm sút, gây thiệt hại và đe doạ đối với ngành sản xuất cá da trơn của Mỹ.

Phản bác lại những lập luận trên, các nhà xuất khẩu Việt Nam giải thích: thứ nhất, sở dĩ giá cá của Việt Nam thấp nh vậy là vì cá Việt Nam đợc sản xuất với chi phí giá thành thấp do điều kiện sản xuất của Việt Nam rất thuận lợi cho việcnuôi loại cá này. Thêm vào đó các ng dân Việt Nam lại rất có kinh nghiệm trong việc nuôi trồng loại cá này nền họ có thể hạn chế giảm bớt đợc các chi phí nuôi trồng. Vì thế giá cá của Việt Nam thấp là do những lợi thế trong quá trình sản xuất khiến cho chi phi sản xuất thấp, giá hàng hoá rẻ chứ không phải họ bán phá giá. Thứ hai, việc cá của Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ không thể gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho lợi ích của các ng dân Mỹ vì: cá xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ chỉ chiếm hơn 5% tổng giá trị (Mỹ bán đợc 385 triệu USD, Việt Nam bán đợc 21,5 triêu USD năm 2001) và 5,4% trọng lợng cá tiêu thụ ở

Mỹ. Điều này có nghĩa là mức nhập khẩu trên không thể tác động tới sự giao động giá cả cá bán tại Mỹ và do đó không thể gây thiệt hại cho ngành sản xuất này tại Mỹ.

Rõ ràng những phản bác trên của các nhà xuất khẩu Việt Nam là hoàn toàn có căn cứ và đúng đắn. Tuy vậy, trong vụ này Bộ thơng mại Mỹ tỏ ra có những hành xử rất thiếu khách quan trong quá trình điều tra cũng nh ra quyết định về việc các nhà xuất khẩu cá của Việt Nam bán phá giá trên thị trờng Mỹ. Họ cố ý bỏ qua việc xem xét những lợi thế cạnh tranh quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam, không xem xét đầy đủ các số liệu đã đợc cung cấp, áp giá hết sức vô lý từ nớc thứ ba để thực hiện ý đồ áp đặt mức thuế suất cao với các doanh nghiệp Việt Nam. Không những thế họ còn áp đặt cho nền kinh tế nớc ta một cái danh là nền kinh tế phi thị trờng mà với một nền kinh tế phi thị trờng thì chi phí sản xuất kinh doanh sẽ đợc tính toán hoàn toàn khồng đúng với thực tế sản xuất. Do đó họ có thể dễ dàng kết luận Việt Nam bán phá giá cá tra-basa trên thị trờng Mỹ.

Quyết định trên của Bộ thơng mại Mỹ về việc bán phá giá không những không thể hiện đợc tính bảo vệ sự công bằng của luật pháp mà còn thể hiện xu hớng có tính bảo hộ sản xuất trong nớc của Mỹ dới danh nghĩa thực thi một đạo luật đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trờng. Qua vụ kiện trên ngời ta cũng có thể nhận ra những áp lực do các nhà sản xuất Mỹ tạo ra đối với Chính phủ của họ nhằm hạn chế sự xâm nhập của hàng hoá nớc ngoài. Đồng thời ngời ta cũng có thể thấy đợc một khía cạnh khác của luật chống phá giá nói chung cũng nh luật chống tài trợ là chúng có xu hớng dành lợi thế cho những thực thể mạnh hơn trên thế giới. Bằng các phản ứng đơn phơng, các cờng quốc có thể tác động mạnh đến các nớc yếu hơn trong khi chuyện ngợc lại là khó có thể xảy ra. Ví dụ nh Mỹ có thể đánh thuế chống phá giá lên một sản phẩm của một nớc nhỏ mà không lo tới việc trả đũa hay biện pháp tơng tự của nớc đó đối với hàng của Mỹ bởi lợng hàng của nớc đó xuất sang Mỹ là rất lớn trong khi lợng hàng của Mỹ xuất sang nớc này lại không đáng kể.

Tóm lại, các đạo luật trên khi đợc thực thi một cách công bằng và đúng mục đích, chúng sẽ thực sự là những công cụ hữu ích cho một thị trờng hoạt động và phát triển lành mạnh. Song khi nó đợc sử dụng để phục vụ cho những mục đích khác, nó sẽ là những rào cản cho sự phát triển của tự do thơng mại hơn là một phần của những luật lệ chống lại thơng mại bất chính.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề cơ bản về nền kinh tế mỹ (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w