Tài sản ngắn hạn

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phương pháp hạch toán kế toán đến thông tin trên báo cáo tài chính (Trang 38 - 40)

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

3.2.1.Tài sản ngắn hạn

8. CÁC SAI SÓT, KHIẾM KHUYẾT TRONG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ

3.2.1.Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn của DN là các nguồn lực có thể chuyển thành tiền mặt trong chu kỳ hoạt động của công ty. Đối với công ty sản xuất, chu kỳ hoạt động bao gồm việc mua nguyên vật liệu chuyển chúng thành thành phẩm sau đó bán đi và thu tiền từ

các khoản phải thu. Chu kỳ hoạt động được sử dụng để phân loại các tài sản (các khoản nợ) thành tài sản ngắn hạn hay tài sản dài hạn.

Các tài sản ngắn hạn chủ yếu là tài sản có tính thanh khoản. Thanh khoản là yếu tố rất quan trọng đối với tình hình tài chính của một công ty và rất quan trọng trong phân tích BCTC. Bởi vì thanh khoản là số tiền hoặc các khoản tương đương tiền mà một công ty đang nắm giữ hoặc công ty có thể gia tăng trong một thời gian ngắn. Thanh khoản cũng liên quan đến khả năng một công ty thực hiện các nghĩa vụ của mình khi đến hạn. Các công ty khác nhau sẽ có sự khác nhau về số tài sản có tính thanh khoản trên bảng CĐKT của mình. Nhà phân tích cần tính toán có bao nhiêu phần trăm tài sản ngắn hạn của DN có tính thanh khoản cao. Thông thường tài sản ngắn hạn được chia thành năm loại và được sắp xếp từ loại có tính thanh khoản từ cao đến thấp như sau: tiền mặt, đầu tư ngắn hạn, khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.

Chúng ta cũng cần phải lưu ý đối với một số DN đòi hỏi phải duy trì tiền mặt và các khoản tương đương tiền như là một cán cân bù trừ để hỗ trợ cho việc sắp xếp các khoản vay hiện nay hoặc như là một khoản thế chấp cho công nợ của công ty. Như vậy khi tiến hành phân tích chúng ta cần tìm hiểu các thông tin này trên bản thuyết minh BCTC, các hợp đồng vay nợ của công ty. Bởi vì bảng CĐKT chỉ thể hiện số tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm cuối kỳ chứ không cung cấp thông tin về mức duy trì lượng tiền. Kế toán có thể tác động trực tiếp đến chỉ tiêu tiền và tương đương tiền trên bảng CĐKT hoặc tác động đến dòng tiền thể hiện trên báo cáo LCTT bằng cách trong kỳ doanh nghiệp hạch toán bút toán bán hàng thu tiền ngay thành bút toán bán hàng chưa thu tiền. Như vậy chỉ tiêu tiền và tương đương tiền trên bảng CĐKT sẽ ít đi đồng thời các khoản nợ phải thu tăng thêm, ảnh hưởng đến các tỷ số tài chính khác như: vòng quay các khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân, ...

Theo nguyên tắc “Cơ sở dồn tích” trong VAS 01 các nghiệp vụ này phải được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu chi tiền hoặc tương đương tiền. Như vậy DN vẫn đảm bảo thực hiện ghi nhận đúng theo VAS

nhưng vẫn có thể linh hoạt thay đổi tùy theo mục đích công bố thông tin, đặc biệt đối với bán hàng thu tiền mặt thì việc điều chỉnh này càng dễ dàng hơn, khiến cho thông tin liên quan đến chỉ tiêu “Tiền mặt” và đối ứng với nó là các khoản “Nợ phải thu”, “Nợ phải trả” không còn được chính xác nữa, hơn nữa các số liệu này còn được dùng để tính toán các tỷ số tài chính quan trọng. Một trong những biện pháp của Bộ Tài Chính giúp hạn chế vấn đề này là bắt buộc các DN phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng, tuy nhiên biện pháp này chỉ mới được áp dụng đối với các khoản thanh toán từ 20 triệu và DN cũng chỉ thực hiện nhằm mục đích được khấu trừ thuế GTGT.

Riêng đối với các khoản đầu tư ngắn hạn cũng tồn tại một số kẽ hở trong quy định về hạch toán giúp cho các DN có thể dựa vào đó để đánh bóng thông tin trên BCTC như việc chuyển đổi giữa các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn. Cách làm này giúp DN tránh được việc trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư vào chứng khoán, đặc biệt trong giai đoạn thị trường lao dốc, mức trích lập này có ảnh hưởng đáng kể và có thể làm thay đổi KQKD của DN. Ngoài ra việc chuyển đổi này cũng làm thay đổi tính thanh khoản của một số tài sản của DN và ảnh hưởng đến các tỷ số tài chính.

Một số sai phạm khác trong chế độ kế toán của DN như:

− Chưa mở sổ theo dõi chi tiết từng loại chứng khoán.

− Không hạch toán lãi lỗ kinh doanh chứng khoán hoặc hạch toán khi chưa có đầy đủ hóa đơn chứng từ.

− Đầu tư ngắn hạn khác không mang tính chất đầu tư mà là các khoản phải thu khác (thu tiền chi phân phối sai chế độ cho cán bộ công nhân viên).

− Cuối kì không đánh giá lại dự phòng để hoàn nhập dự phòng hoặc trích thêm.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phương pháp hạch toán kế toán đến thông tin trên báo cáo tài chính (Trang 38 - 40)