II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
10. Hoạt động kinh doanh
3.3.1. Các khoản dự phòng phải trả:
Khoản dự phòng là khoản nợ không chắc chắn về giá trị và thời gian. Một khoản dự phòng phải trả chỉ được ghi nhận nếu đồng thời thỏa mãn 03 điều kiện sau:
− DN có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra;
− Có thể xảy ra sự giảm sút về những lợi ích kinh tế dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ; và
− Giá trị của nghĩa vụ nợ đó được ước tính đáng tin cậy.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giá vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện của chúng.
Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do các loại chứng khoán đầu tư của DN bị giảm giá; giá trị các khoản đầu tư tài chính bị tổn thất do tổ chức kinh tế mà DN đang đầu tư bị lỗ.
Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán.
Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp: là dự phòng chi phí cho những sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp đã bán, đã bàn giao cho người mua nhưng DN vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng.
Bản chất BCTC của DN là nhằm phản ánh tình hình tài chính của DN tại một thời điểm và một thời kỳ xảy ra trước đó, vì vậy các khoản dự phòng không nhằm phản ánh các khoản chi phí cần thiết cho hoạt động của DN trong tương lai, mà chỉ
có liên quan tới các sự kiện xảy ra độc lập trong quá khứ, nhưng có ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của DN trong tương lai thông qua một nghĩa vụ nợ phát sinh.
Ví dụ: DN thực hiện trích lập dự phòng cho một khoản phải trả do bị phạt vi phạm pháp luật về môi trường. Khoản bị phạt này là do các hoạt động kinh doanh đã diễn ra trước đó của DN, nhưng có ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của DN trong tương lai, chứ không phải là các khoản bị phạt do hoạt động của DN trong tương lai.
Các khoản dự phòng giảm giá trong doanh nghiệp là việc xác nhận về phương diện kinh tế một khoản giảm giá trị tài sản mà nguyên nhân và hậu quả của nó là không chắc chắn. Việc trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng được tiến hành vào cuối niên độ kế toán, trước khi lập BCTC.
Khi thực hiện các khoản dự phòng giảm giá thì kế toán thực hiện theo nguyên tắc sau:
− Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập mà bằng số dự phòng giảm giá còn lại của doanh nghiệp năm trước, thì doanh nghiệp không phải trích lập dự phòng giảm giá.
− Nếu số dự phòng giảm giá trích lập mà lớn hơn số dư của khoản dự phòng giảm giá ở kì trước thì doanh nghiệp phải trích lập bổ sung.
− Ngược lại, nếu số dự phòng giảm giá nhỏ hơn số dư của khoản dự phòng giảm giá kì trước, thì phải hoàn nhập khoản chênh lệch dự phòng không sử dụng này.
Phân tích:
Như vậy, chỉ có khoản dự phòng được đưa vào bảng CĐKT và báo cáo thu nhập nếu có những ước tính đáng tin cậy về những giảm sút của lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến khoản nợ ngẫu nhiên. Do đó khi xem xét báo cáo thu nhập của DN, chúng ta cần lưu ý những khoản dự phòng phải trả này bằng cách kiểm tra số liệu trên bảng CĐKT (tài khoản số 352). Các khoản dự phòng này được trích lập bằng việc dựa vào kinh nghiệm của nhà quản lý hoặc dựa vào kỳ vọng trong tương
lai. Vì vậy, khi phân tích chúng ta phải sử dụng nguồn thông tin này một cách thận trọng.
Đôi khi các công ty có thể ghi nhận thấp hơn hoặc ghi nhận sai các khoản dự phòng này. Trong trường hợp ngược lại, công ty có thể ước tính quá mức những khoản nợ ngẫu nhiên này nhất là trong những năm công ty hoạt động không hiệu quả. Việc ước lượng các khoản thiệt hại này sẽ giúp hoán chuyển những chi phí trong tương lai thành những chi phí phát sinh ở hiện tại và có thể được xem là cách để kiểm soát hoặc che dấu thu nhập.
Hướng xử lý:
Các khoản dự phòng vốn là những khoản chi phí mà DN chưa chi ra. Vì vậy chúng ta cần loại trừ chúng ra khỏi chỉ tiêu nguồn vốn, tài sản nhằm đảm bảo phản ánh đúng tình hình tài sản của DN. Điều này còn đảm bảo cho tính chính xác của các tỷ số tài chính có liên quan đến tài sản. Ví dụ như tỷ số tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản. Nếu tính cả khoản dự phòng vào tài sản thì tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) sẽ lớn hơn nếu chúng ta loại khoản dự phòng ra khỏi tài sản trước khi tính tỷ số này.
Các khoản nợ ngẫu nhiên lại không được đưa vào bảng CĐKT nhưng chúng ta có thể tìm thấy thông tin về những khoản nợ này trong thuyết minh BCTC của công ty. Trong trường hợp công ty cổ phần, chúng ta có thể tìm thấy thông tin về các khoản nợ ngẫu nhiên này trong phần “Thảo luận của Ban quản trị”. Chúng ta cũng cần phải phân tích các thông tin trong bản thuyết minh BCTC về những khoản dự phòng này. Việc phân tích có thể giúp chúng ta phát hiện thêm các khoản lỗ dự kiến trong tương lai vốn không được các công ty khai báo.