Chi phí trả trước

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phương pháp hạch toán kế toán đến thông tin trên báo cáo tài chính (Trang 44 - 45)

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

8. CÁC SAI SÓT, KHIẾM KHUYẾT TRONG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ

3.2.4. Chi phí trả trước

Theo quy định tại QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính, trong doanh nghiệp sẽ có 02 khoản chi phí trả trước: chi phí trả trước ngắn hạn và chi phí trả trước dài hạn

Chi phí trả trước ngắn hạn:

− Chi phí trả trước ngắn hạn là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều kỳ hạch toán trong một năm tài chính hoặc một chu kỳ kinh doanh nên chưa thể tính hết vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phát sinh mà được tính vào hai hay nhiều kỳ kế toán tiếp theo.

− Đối với chi phí sửa chữa TSCĐ nếu phát sinh một lần quá lớn thì được phân bổ dần vào các kỳ kế toán tiếp theo trong vòng một năm tài chính. Đối với những TSCĐ đặc thù, việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ, doanh nghiệp có thể trích trước chi phí sửa chữa lớn vào chi phí sản xuất, kinh doanh.

Chi phí trả trước dài hạn:

− Chi phí trả trước về thuê hoạt động TSCĐ (quyền sử dụng đất, nhà xưởng, kho tàng …).

− Chi phí trả trước phục vụ cho hoạt động kinh doanh của nhiều năm tài chính.

− Chi phí mua bảo hiểm (bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm tài sản…) và các loại lệ phí mà doanh nghiệp mua và trả một lần cho nhiều năm tài chính.

Phân tích chi phí trả trước:

Đây là quy định dựa trên cơ sở tính phù hợp của kế toán. Nghĩa là chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ nào sẽ được tính cho kỳ đó, mặc dù trên thực tế doanh nghiệp đã phải chi ra toàn bộ số tiền này (đối với chi phí trả trước). Chính quy định này đã dẫn đến việc ghi nhận chi phí ít hơn so với thực tế tiền mà doanh nghiệp đã chi ra. Đối với các chi phí phải trả: doanh nghiệp được phép trích trước chi phí mặc dù thực tế chưa phải chi ra số tiền này. Kết quả là trong hai trường hợp, trích trước/phân bổ hoặc không trích trước/phân bổ sẽ cho ra các chỉ tiêu trên bảng CĐKT khác nhau và báo cáo thu nhập của doanh nghiệp trong kỳ đều bị ảnh hưởng.

Hướng xử lý:

Vì vậy khi xem xét BCTC của doanh nghiệp chúng ta cần lưu ý đến đặc thù của loại chi phí trích trước này để có những nhận xét chính xác hơn về tình hình tài chính của DN.

Cách đơn giản nhất đó là chúng ta kiểm tra sổ chi tiết các tài khoản chi phí trả trước và xem xét cơ sở nào để doanh nghiệp phân loại là chi phí trả trước. Chúng ta cũng cần đánh giá liệu thời gian doanh nghiệp lựa chọn để phân bổ chi phí trả trước có hợp lý không (Thông thường chi phí trả trước ngắn hạn sẽ phân bổ không quá 01 năm).

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phương pháp hạch toán kế toán đến thông tin trên báo cáo tài chính (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w