Các khoản phải thu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phương pháp hạch toán kế toán đến thông tin trên báo cáo tài chính (Trang 42 - 44)

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

8. CÁC SAI SÓT, KHIẾM KHUYẾT TRONG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ

3.2.3. Các khoản phải thu

Các khoản phải thu là số tiền phát sinh từ quá trình bán hàng hóa và dịch vụ hoặc từ các khoản cho vay. Theo hệ thống kế toán Việt Nam thì các khoản phải thu bao gồm: phải thu khách hàng, phải thu nội bộ và phải thu khác. Đối với các khoản

thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được để trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Nhưng việc phân loại này chủ yếu dựa vào ý chí chủ quan của người làm kế toán. Họ sẽ dựa vào kinh nghiệm để phân loại xem khoản phải thu này có phải là khó đòi hay không. Chính vì vậy việc lập dự phòng cũng sẽ mang tính chủ quan của người làm kế toán. Bảng CĐKT của doanh nghiệp chỉ thể hiện số liệu phải thu của doanh nghiệp tại kỳ báo cáo chứ không cung cấp thông tin về khả năng thu nợ của đơn vị đó.

Các doanh nghiệp có thể thực hiện phân phối các khoản phải thu bằng việc bán các khoản phải thu này cho các doanh nghiệp khác. Giao dịch mua nợ phải thu là việc mua các khoản nợ phải thu của các đơn vị khác dựa trên sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán. Giá mua các khoản phải thu là số tiền do các bên thỏa thuận trong giao dịch bán khoản phải thu, được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm so với số tiền nợ mà con nợ còn phải trả cho bên bán, nhưng không thấp hơn nợ gốc trừ đi số tiền mà bên bán đã thu hồi được từ con nợ.

Quy định hạch toán liên quan đến việc mua/bán các khoản nợ phải

thu:

− Giá mua các khoản nợ phải thu là giá dựa trên sự thỏa thuận của bên mua và bán trong hợp đồng.

− Chi phí đàm phán, giao dịch trước khi ký kết hợp đồng và các chi phí khác liên quan đến việc mua nợ phải thu được hạch toán vào chi phí tài chính theo nguyên tắc kỳ kế toán.

− Lãi (hoặc lỗ) từ hoạt động mua / bán các khoản nợ phải thu được xác định theo công thức sau:

Lãi (lỗ) mua / bán các khoản nợ phải thu = Giá trị thanh toán của các khoản nợ phải thu – Giá mua / bán các khoản nợ phải thu.

Đối với việc bán các khoản phải thu, doanh nghiệp có thể bán các khoản này cho chính công ty con của mình để giảm khoản phải thu trên BCTC. Trong trường

hợp các công ty con này hạch toán độc lập thì việc bán các khoản phải thu sẽ có lợi cho công ty mẹ vì giảm được số phải thu trên bảng CĐKT.

Hướng xử lý đối với việc phân loại khoản nợ phải thu khó đòi:

Nhà phân tích nên tập hợp các thông tin về khoản phải thu trên các hợp đồng của doanh nghiệp (đặc biệt là các hợp đồng mua bán nợ), các thông tin trình bày trên thuyết minh BCTC, “tiểu sử” trả nợ của đơn vị đó và đánh giá xem liệu doanh nghiệp phân loại như vậy có hợp lý hay không. Nhà phân tích cũng có thể so sánh tiêu chí phân loại khả năng thu nợ của doanh nghiệp với tiêu chí phân loại của doanh nghiệp khác cùng ngành để có cái nhìn rõ ràng hơn về tình hình thu nợ của doanh nghiệp.

Việc các công ty con hạch toán độc lập sẽ giúp cho công ty mẹ “lách” được những khoản phải thu trên bảng CĐKT. Vì vậy, nhà phân tích có thể cộng số dư các khoản phải thu của các công ty con vào số dư các khoản phải thu của công ty mẹ để biết được con số thực tế của các khoản phải thu của công ty mẹ.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phương pháp hạch toán kế toán đến thông tin trên báo cáo tài chính (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w