Đất chưa sử dụng 949,88 4,

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế động cơ XZ4 0112 (Trang 26 - 30)

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 325,72 1,69 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 624,16 3,24

* Dân số, lao động, việc làm và thu nhập + Dân số:

Thống kê của xã năm 2007, dân số xã Ia Lốp là 3.756 nhân khẩu/954 hộ, dân cư được hình thành bởi 2 dự án di dân của chi cục di dân tỉnh Bến Tre và dự án di dân giải phóng mặt bằng công trình hồ thuỷ lợi thuỷ điện Cửa Đại - huyện Trường Xuân – Thanh Hóa. Mật độ dân số bình quân 20 người/km2, gồm có 2 dân tộc anh em người Kinh và người Thái cùng sinh sống trên địa bàn.

+ Lao động, việc làm và thu nhập:

Toàn xã có 2.356 lao động chiếm 62,7% tổng dân số.

- Về chất lượng lao động: hầu hết là lao động phổ thông việc làm chưa ổn định, chủ yếu tập trung sản xuất nông nghiệp trong mùa mưa.

- Tỷ lệ hộ nghèo là 66,6%.

- Bình quân thu nhập người/năm: 3,7 triệu đồng.

* Thực trạng cơ sở hạ tầng

- Trên địa bàn có 17 khu dân cư trên cơ sở 17 thôn, việc bố trí các khu dân cư cũng luôn được chú trọng, quy hoạch thành lô thửa, các cụm dân cư mới được bố trí tập trung, thuận lợi cho việc bố trí các công trình cơ sở hạ tầng như: điện, đường, trường, trạm và các công trình công cộng khác.... Tuy nhiên, một số điểm dân cư ở các thôn bị ngập lụt dẫn đến quá trình di dời tự phát, một số hộ dân di cư tự do ngoài kế hoạch, sống rải rác trong đất sản xuất nông nghiệp, gây khó khăn trong việc quản lý và sử dụng đất.

- Giao thông: Hệ thống giao thông trong đã và đang được chú trọng đầu tư xây dựng, ngoài hiện trạng các tuyến giao thông của xã cũ, các tuyến giao thông liên thôn, còn có các tuyến giao thông nội khu dân cư và giao thông nội đồng cũng đã được hình thành cơ bản tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, sản xuất của người dân trong vùng. Tổng diện tích đất giao thông là 94,3 ha.

- Giáo dục - đào tạo: Hiện có 1 trường trung học cơ sở, 2 phân hiệu tiểu học và một số phòng học mẫu giáo tạm thời. Trong những năm qua ngành giáo dục trên địa bàn xã đã có nhiều cố gắng, đến nay tổng số học sinh toàn xã là 828 học sinh phân bố thành 34 lớp học trong đó: Trung học phổ thông 104 học sinh; Trung học cơ sở 231 học sinh; Tiểu học 365 học sinh; Mẫu giáo 128 cháu. Tổng diện tích đất dành cho giáo dục đào tạo là 6,34 ha.

- Y tế: Hiện tại trên địa bàn xã có 1 bệnh xá của trung đoàn và 1 trạm y tế, có 5 phòng, 5 giường bệnh phục vụ công tác khám chữa bệnh cho nhân dân. Diện tích đất dành cho y tế là 1,5 ha.

- Văn hóa: Hiện chưa có nhà văn hoá xã. Tuy nhiên được cấp ủy chính quyền thường xuyên quan tâm đã kết hợp lồng ghép các chương trình, giao lưu văn hoá, văn nghệ tạo mối quan hệ đoàn kết mật thiết với cộng đồng dân cư, nhất là trong tầng lớp thanh thiếu niên, đài phát thanh đảm bảo thu phát sóng các chương trình phát thanh phục vụ nhu cầu thông tin - giải trí cho người dân.

- Thể dục thể thao: Trên địa bàn có tổng diện tích dành cho thể dục thể thao là 1,5 ha, hầu hết đang hoạt động tốt phục vụ phát triển phong trào tập luyện thể dục thể thao và thi đấu cho nhân dân.

- Hệ thống điện: Hiện nay mạng lưới điện đã được đầu tư, số hộ dân đã sử dụng điện đạt trên 90 %. Hệ thống điện lưới có 2 tuyến: tuyến 20 KV (2 pha) kéo dài từ trung tâm huyện về đến trung tâm xã và tuyến 35KV được kéo từ xã Ya Tờ Mốt đến trung đoàn 725. Tuy chưa hoàn thiện nhưng nhìn chung bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu về điện thắp sáng cho người dân.

- Công tác đầu tư xây dựng cơ bản: năm 2007 công tác lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2015 trên địa bàn xã đã được xây dựng, đây là cơ sở pháp lý giúp cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản cũng như sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đạt kết quả tốt.

2.2.4. Điều kiện kinh tế - xã hội trong vùng dự án

Vùng dự án có tổng diện tích 2.000 ha, phân bố không tập trung ở các thôn 1, 3, 4, 6, xã Ia R’vê với diện tích 382,1 ha và 17 thôn thuộc xã Ia Lôp với diện tích 1.617,9 ha. Hiện trạng sử dụng đất của dự án hoàn toàn là đất trồng cây lâu năm (điều).

Do đặc thù vùng dự án thuộc vùng kinh tế quốc phòng của tỉnh, dân cư mới được chuyển đến chủ yếu là người dân đi kinh tế mới theo các dự án di dân. Hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, trường học, các công trình phúc lợi công cộng được đầu tư hoàn chỉnh dưới sự quản lý trực tiếp của các trung đoàn 725, 736, 737, 739, thuộc Binh đoàn 16. Các khu dân cư được quy hoạch tập trung thành từng cụm trên các tuyến đường liên thôn, liên xã, thuận lợi cho việc quản lý hành chính của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, Ia R’vê và Ia Lôp là hai xã mới được thành lập nên mức độ đầu tư phát triển kinh tế xã hội chưa cao.

Dân trong vùng dự án hầu hết là nhập cư từ các tỉnh khác đến, với nhiều dân tộc sinh sống, khả năng tiếp cận với môi trường tự nhiên khu vực còn nhiều hạn chế, vì vậy bố trí cây trồng và thời vụ sản xuất gặp không ít khó khăn.

Các hộ dân được nhận khoán hoặc làm công nhân của các trung đoàn để trồng điều phát triển sản xuất. Cây điều được trồng sinh trưởng và phát triển tốt, tuy nhiên ra hoa vào tháng XII, là tháng khô hạn hầu như không có mưa, lượng bốc hơi lớn nên tỷ lệ đậu quả không cao. Vì vậy năng suất điều ở đây không cao dẫn đến sản lượng đạt thấp, thu nhập của người dân bị ảnh hưởng. Người dân phải trồng xen canh các loại cây ngắn ngày như lúa, ngô, đậu các loại để tăng thu nhập.

* Nhận xét:

- Đa số người dân sống trong khu vực có đời sống còn khó khăn, trình độ tiếp cận và vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông

nghiệp còn nhiều hạn chế. Do vậy, để nâng cao trình độ sản xuất cho các hộ dân tham gia trong vùng dự án đòi hỏi phải có sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền địa phương, chủ đầu tư và sự nỗ lực của người dân.

- Việc thu hút lao động tại chỗ phải có biện pháp thiết thực để nâng cao dần mức sống và thu nhập, chấm dứt tình trạng phá rừng làm nương rẫy, góp phần bảo vệ môi trường môi sinh ngày càng tốt hơn. Trong quá trình triển khai dự án cần quan tâm đến phong tục tập quán của người dân trong sản xuất cũng như trong đời sống.

2.3. DỰ BÁO DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG KHI KHÔNG THỰC HIỆN DỰ ÁN

Qua phân tích hiện trạng môi trường, nhận thấy một số vấn đề nổi bật cần quan tâm như sau: tổng lượng mưa hàng năm ở đây thấp, tổng lượng bốc thoát trong giai đoạn mùa khô lớn, lượng bốc hơi cao điểm tập trung vào tháng IV. Hàng năm vào mùa khô hạn hán xảy ra khốc liệt, mùa mưa lũ tràn về do địa hình bằng phẳng, độ chênh lệch giữa nền đất và mực nước sông suối nhỏ nên gây ra hiện tượng ngập úng, đời sống và sản xuất của nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Trên cơ sở đó, dự báo về diễn biến môi trường trong khu vực trong trường hợp không thực hiện dự án như sau:

Xã Ia R’vê và Ia Lôp là những xã vùng sâu vùng xa của huyện Ea Súp, nằm trong chương trình Quốc gia về phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, đời sống kinh tế - xã hội phát triển chậm, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, dân cư chủ yếu là dân kinh tế mới và một phần nhỏ dân tộc thiểu số di cư từ phía Bắc vào. Tác hại của thiên tai càng làm cho đời sống của người dân địa phương gặp nhiều khó khăn.Vì vậy môi trường tự nhiên có nguy cơ bị phá hoại ngày càng tăng. Diện tích rừng vẫn tiếp tục bị phá để lấy đất canh tác, nhất là để trồng cây hàng năm; các sản phẩm của rừng tiếp tục bị khai thác phục vụ cuộc sống hàng ngày của người dân; các loài động, thực vật quý hiếm vẫn bị mai một; mặc dù địa phương đã có biện pháp bảo vệ nhưng vẫn bị xâm phạm. Kết quả của các hoạt động này dẫn đến đất bị thoái hoá và lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn, hạn hán kéo dài, nguồn động thực vật tự nhiên bị giảm sút. Đời sống dân địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc ít người gặp nhiều khó khăn.

Chương 3

ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Với quy mô đầu tư của dự án trồng 2.000 ha rừng nguyên liệu giấy của Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai, việc đánh giá tác động môi trường của dự án chỉ tập trung vào đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn khai hoang trồng mới, chăm sóc và khai thác.

3.1. NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG

3.1.1. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn khai hoang, trồng mới mới

3.1.1.1. Các nguồn tác động có liên quan đến chất thải

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế động cơ XZ4 0112 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)