Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của chất thải lỏng

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế động cơ XZ4 0112 (Trang 63 - 64)

I Môi trường tự nhiên

B. Giai đoạn chăm sóc và khai thác

4.1.2.3. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của chất thải lỏng

a. Biện pháp giảm thiểu tác động của nước thải sinh hoạt

Đối với nước thải sinh hoạt của công nhân tại khu nhà ở tạm để khai hoang, do thời gian hoạt động của các khu nhà tạm này ngắn, chỉ trong vòng 3 tháng, nên Công ty không xây dựng bể tự hoại 3 ngăn để xử lý nước thải sinh hoạt của công nhân, mà sử dụng công nghệ sử lý nước thải tương tự như của hộ gia đình trong khu vực. Mặt khác, số lượng công nhân thường xuyên ở lại trong các khu nhà tập thể khoảng 20 người (chủ yếu là công nhân lái máy, ở không tập trung) nên lượng nước thải sinh hoạt thải ra hàng ngày không đáng kể (khoảng 1,6 m3).

b. Biện pháp giảm thiểu tác động của nước mưa chảy tràn

Trong giai đoạn khai hoang nếu có mưa thì nước mưa chảy tràn qua mặt bằng thi công sẽ cuốn theo đất, cát, rác thải và đặc biệt là dầu nhớt rơi vãi... dễ gây tác động tiêu cực cho môi trường nước mặt khu vực. Việc thu gom, xử lý nước mưa chảy tràn qua mặt bằng khu vực được hạn chế bởi các biện pháp sau:

- Làm mương thoát nước và thường xuyên khơi thông dòng chảy theo địa hình tự nhiên nhằm khống chế tình trạng ứ đọng, ngập úng, sình lầy…

- Che chắn nguyên vật liệu tránh bị nước mưa cuốn trôi trong quá trình thi công các hạng mục công trình cơ bản của dự án;

- Nước chảy tràn qua các bãi để vật liệu và giống cây: đào, đắp các mương thoát nước mưa, nước mưa được chảy tràn qua mương dẫn, sau đó qua các song chắn rác, lắng bùn qua hệ thống các hố gas trước khi thải ra môi trường ngoài. Bùn từ hố gas sẽ được nạo vét định kỳ và đem đi chôn lấp trong khu vực dự án vì bùn này chủ yếu là bùn đất, ít ô nhiễm.

Hình 4.2. Sơ đồ thu gom nước mưa

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế động cơ XZ4 0112 (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)