Các nguồn gây tác động trong giai đoạn chăm sóc, bảo vệ và khai thác

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế động cơ XZ4 0112 (Trang 38 - 42)

- Các công trình xây lắp: Các công trình xây dựng của dự án nhìn chung rất ít, chỉ thi công một số tuyến đường lô thửa trong khu vực dự án.

4 Xe tải động cơ Diesel >16 tấn

3.1.2. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn chăm sóc, bảo vệ và khai thác

khai thác

3.1.2.1. Các nguồn tác động có liên quan đến chất thải

- Bụi và khí thải phát sinh từ phương tiện giao thông, các máy móc phục vụ trồng, chăm sóc và vận chuyển phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,...

Dựa vào nhu cầu hoá chất và phân bón sử dụng cho cây rừng được tính toán tại Chương I. Ước tính trong thời gian chăm sóc vườn cây, dự án cần vận chuyển 667 tấn vật tư phân bón, bình quân mỗi năm cần vận chuyển khoảng 111 tấn. Như vậy mỗi năm cần khoảng 11 lượt xe để vận chuyển khối lượng trên (xe 10 tấn), quãng đường vận chuyển ước tính khoảng 42 km.

Căn cứ hệ số phát thải theo bảng 3.2, ta tính được lượng khí thải do các phương tiện vận tải thải ra môi trường theo bảng 3.10 như sau:

Bảng 3.10. Tải lượng ô nhiễm do các phương tiện vận tải

STT Các chỉ tiêu kg/năm 1 TSP 3.132 2 SO2 14.929 3 NOx 41.064 4 CO 20.880 6 VOC 9.048

- Ngoài ra khi phát hiện sâu bệnh cần phun xịt các loại thuốc BVTV, làm phát tán một số loại khí độc vào môi trường.

- Mùi: mùi của các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân vi sinh gây mùi khó chịu. Chủ yếu ảnh hưởng đến người công nhân đang lao động trực tiếp.

Thành phần khí thải chủ yếu là carbon oxit, nitơ oxit, lưu huỳnh oxit, carbuahydro, aldehyd, bụi và chì (nếu các phương tiện này có sử dụng nguyên liệu pha chì). Chất lượng giao thông được cải thiện đáng kể nên nguồn ô nhiễm này phân bố rải rác và không đáng kể.

b. Nguồn phát sinh tiếng ồn:

Tiếng ồn từ máy cày chăm sóc, PCCCR, phương tiện giao thông, các hoạt động khác của con người trong khu vực dự án.

c. Các nguồn phát sinh nước thải

- Nước thải sinh hoạt

Trong thời gian chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng, do công nhân của dự án được nhận khoán đất trồng rừng chủ yếu là người dân địa phương nên họ không ở lại sinh hoạt trong khu vực dự án. Vì vậy, lượng nước thải sinh hoạt trong giai đoạn này hầu như không có.

- Nước mưa chảy tràn: Tải lượng nước mưa chảy tràn trong giai đoạn hoạt động được tính giống như giai đoạn khai hoang và trồng rừng, có tải lượng nước mưa chảy tràn là 20.000.000 m³/năm. Tuy nhiên, khác với giai đoạn khai hoang và trồng mới, nước mưa chảy tràn trong giai đoạn này mang theo các loại thuốc BVTV, phân bón xuống các khu vực suối.

- Nước thải từ vệ sinh cho máy móc, thiết bị mỗi ngày ước cần khoảng 5 m3. Cũng giống như giai đoạn khai hoang, nước thải này chứa nhiều chất gây ô nhiễm, do đó cần có biện pháp thu gom, xử lý.

c. Các nguồn phát sinh chất thải rắn

- Chất thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp: bao gồm các loại bao bì chứa đựng thuốc BVTV, kháng sinh, trừ mối, diệt cỏ,…

Với lượng vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cần sử dụng hàng năm là 111 tấn. Ước tính lượng bao bì chiếm khoảng 1% trong đó thì lượng rác thải này khoảng 1,1 tấn/năm.

- Rác thải sinh hoạt: Cũng như nước thải sinh hoạt trong giai đoạn này hầu như không có.

3.1.2.2. Các nguồn tác động không liên quan đến chất thải

a. Tác động đến chế độ vi khí hậu khu vực dự án

Trong giai đoạn này chế độ điều kiện vi khí hậu mang tính tích cực. Cây rừng phát triển đồng nghĩa với việc tạo cho khu vực một thảm phủ thực vật rừng trồng, làm giảm nhiệt độ và tăng độ ẩm không khí nơi đây. Những năm đầu khi cây rừng còn nhỏ, các tán lá chưa che phủ mặt đất thì chế độ khí hậu khu vực chưa thay đổi nhiều so với giai đoạn khai hoang. Chế độ khí hậu khu vực được cải thiện mạnh nhất khi cây rừng vào thời kỳ chăm sóc từ 3 năm trở đi với rễ cây phát triển, những tán lá rộng làm khả năng hút nước từ trong đất và làm bốc hơi nước qua các lá mô là rất lớn, ngoài ra khi mưa xuống một phần nước bị giữ trên tán lá cây, từ đó góp phần làm tăng độ ẩm không khí khu vực.

b. Tác động đến nguồn tài nguyên đất khu vực

- Các hoạt động trong quá trình chăm sóc và bảo vệ rừng trồng có những tiềm năng nguy cơ dẫn đến xói mòn đất.

- Phun thuốc bảo vệ cây trồng để lại dư lượng thuốc trong đất sẽ làm cho đất bị nhiễm độc.

- Quá trình bón phân trên các lô rừng có một số tác dụng tích cực như làm cho đất tơi xốp và tăng độ phì nhiêu của đất. Dự án trồng rừng sử dụng lượng phân bón hoá học không nhiều nên ảnh hưởng ít đến đất

- Dự án có kế hoạch trồng xen các cây hàng năm vào các lô khi cây rừng còn nhỏ. Các cây hàng năm chủ yếu là các cây họ đậu, bắp,…sẽ góp phần làm tăng màu mỡ cho đất, giảm hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất khi có mưa lớn.

c. Tác động đến nguồn tài nguyên nước khu vực

- Cây rừng phát triển, hình thành thảm thực vật rừng trồng tại khu vực dự án sẽ góp phần điều tiết lại dòng chảy và làm giảm khả năng mất nước khu vực.

- Lượng phân bón, thuốc BVTV pha loãng hoặc thấm vào nguồn nước, làm ô nhiễm nguồn nước khu vực.

d. Tác động đến tài nguyên sinh học và hệ sinh thái khu vực

- Giai đoạn này cây rừng và các cây trồng xen phát triển sẽ phát sinh một hệ sinh thái mới, hệ sinh thái nông lâm nghiệp. Hệ sinh thái chủ yếu là các thảm thực vật rừng trồng, các sinh vật côn trùng sống trên thân cây, lá cây và trong lòng đất.

- Quá trình phun xịt thuốc BVTV sẽ tiêu diệt một số các loài vi sinh vật, sâu hại trong khu vực.

- Hoạt động chăm sóc của con người trong khu vực dự án sẽ làm cản trở quá trình di cư, sinh sản của một số động vật sống ở các khu rừng xung quanh dự án.

e. Tác động đến kinh tế xã hội khu vực

Sự hình thành và đưa dự án vào hoạt động có ý nghĩa xã hội rất lớn: - Góp phần đẩy nhanh tiến độ khoa học kỹ thuật cho các hộ gia đình, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương

- Tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 650 lao động địa phương và có thu nhập ổn định.

- Dự án còn góp phần tạo tiền đề không nhỏ trong việc thực hiện chủ trương công nghiệp hoá - hiện đại hoá tại địa phương.

- Sự hình thành và triển khai dự án trồng rừng nguyên liệu giấy của Công ty Cổ phần giấy Tân Mai sẽ góp phần trong việc sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai của địa phương, đặc biệt là sử dụng đất trồng điều kém hiệu quả vào trồng các loại cây nguyên liệu giấy làm tăng độ che phủ, chống xói mòn, rửa trôi, bạc màu, thoái hoá đất, giữ độ ẩm cho đất, cải tạo môi trường sinh thái. Mặt khác, các loại cây rừng của dự án (keo lai, keo tai tượng, keo lá tràm) được đánh giá là những loài cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất giấy hiện đang thiếu hụt nguyên liệu sản xuất, thời gian khai thác ngắn (06 năm có thể khai thác), ngoài ra có thể khai thác gỗ phục vụ cho các ngành nghề chế biến gỗ gia dụng, làm củi, ... Do vậy, việc chuyển mục đích sử dụng đất từ cây điều kém năng suất sang trồng rừng nguyên liệu sẽ mang lại những lợi ích kinh tế xã hội rất lớn, theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước.

- Tuy nhiên các hoạt động của con người sẽ gây những tác động lên nguồn tài nguyên rừng xung quanh như săn bắt thú rừng, lấy củi đun nấu, cháy rừng. Ảnh hưởng đến việc quản lý an ninh trật tự ở địa phương.

3.1.2.3. Những rủi ro về sự cố môi trường

3.2.1. Sự cố tai nạn lao động

- Bất cẩn của công nhân trong khi xử dụng các dụng cụ và thiết bị để trồng và chăm sóc cây;

- Tình trạng sức khoẻ của công nhân không tốt: trong lúc làm việc, làm việc quá sức gây choáng…

- Do bị các loại côn trùng như rắn rết, bò cạp,...cắn trong lúc làm việc.

3.2.2. Sự cố cháy rừng

Trong khi chăm sóc rừng trồng, nếu không tuân thủ theo quy trình kỹ thuật trong khâu vệ sinh vườn cây, tính tự giác và ý thức của công nhân không cao thì đây là nguyên nhân chính gây nên sự cố cháy rừng.

- Cháy rừng gây ra những ảnh hưởng cực kỳ to lớn đến môi trường tự nhiên và xã hội.

- Cháy rừng là một trong những lý do khiến lượng cacbonic trong khí quyển gia tăng. Trên thực tế cây xanh bị cháy cũng gây tác hại không kém cho môi trường.

- Hệ sinh thái của rừng thay đổi, các sinh vật sống trong rừng sẽ bị tiêu diệt và một số loài còn sống sót sẽ di chuyển đến nơi khác sinh sống. Tính đa dạng sinh học của rừng sẽ dần dần biến mất.

- Gây ô nhiễm môi trường nước khi nước chữa cháy chảy tràn kéo theo các chất bẩn có chứa dư lượng thuốc BVTV, phân bón, đất, tro vào nguồn nước.

- Khả năng phục hồi rừng để trở lại trạng thái ban đầu là khó, phải mất một thời gian dài.

- Gây thiệt hại về kinh tế rất lớn cho Công ty và người dân địa phương.

3.2.3. Sự cố lũ quét

Cũng như giai đoạn khai hoang và trồng rừng, mùa lũ tập trung vào cuối mùa mưa hàng năm. Do địa hình vùng dự án thấp, số ngày mưa kéo dài, lượng nước tập trung ở thượng nguồn về gây ra lũ quét.

Do hoạt động thâm canh chăm sóc rừng không hợp lý sẽ thúc đẩy quá trình xói mòn đất, lượng bùn cát sẽ bồi lắng trong suối, thu hẹp dòng chảy gây ra lũ.

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế động cơ XZ4 0112 (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)