I Môi trường tự nhiên
3 Lao động, việc làm và thu nhập
3.3.1.2. Tác động đến môi trường nước
* Do nước thải công nhân
Nước thải sinh hoạt của công nhân công trường chứa các chất lơ lửng, chất hữu cơ, các chất cặn bã và vi sinh...Nếu ước tính mỗi ngày có 20 công nhân khai hoang trên công trường, lượng nước mỗi công nhân sử dụng là 100 l/người/ngày (chỉ sử dụng để vệ sinh), thì lượng nước thải sinh hoạt trong quá trình thi công khoảng 1,6 m3/ngày (80% lượng nước cấp). Hầu hết công nhân trồng rừng là người dân địa phương không ở lại trong vùng dự án.
Nước thải sinh hoạt có chứa chủ yếu các chất cặn bã, các chất rắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các hợp chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh khi thải ra nguồn nước sông Ea H’leo và Ia Lốp sẽ gây ô nhiễm nguồn nước nếu không được xử lý.
* Do nước thải nhiên liệu
Nước thải từ các hoạt động thay dầu mỡ bảo dưỡng phương tiện máy móc, rửa xe,… chứa nhiều các chất lơ lửng, dầu mỡ và không loại trừ có một số các kim loại nặng làm nhiễm bẩn nguồn nước sông Ea H’leo và Ia Lốp khi tiếp nhận nếu không có biện pháp thu gom xử lý.
* Do nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn qua khu vực mặt bằng khai hoang, trồng rừng cuốn theo các vật chất, các đất đá bở rời, các muối khoáng trên bề mặt làm tăng hàm lượng các chất lơ lửng, các chất hữu cơ, tăng độ đục… của môi trường nước.
b. Tác động do chất thải rắn
Quá trình khai hoang cày xới đất làm cho đất tơi, cấu trúc rời, dễ bị rửa trôi, xói mòn làm tăng hàm lượng các chất rắn lơ lửng, tăng độ đục trong nước, tăng hàm lượng các chất rắn lơ lửng trong nước. Nếu không thực hiện tốt các biện pháp giảm thiểu và có sự giám sát chặt chẽ thì gây nguy cơ nhiễm bẩn môi trường.