Tác động đến môi trường kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế động cơ XZ4 0112 (Trang 48 - 49)

I Môi trường tự nhiên

3.3.1.6.Tác động đến môi trường kinh tế xã hộ

3 Lao động, việc làm và thu nhập

3.3.1.6.Tác động đến môi trường kinh tế xã hộ

a. Kinh tế, dân số, nghề nghiệp

* Tác động tiêu cực

- Biến động giá cả một số mặt hàng thiết yếu có thể diễn ra do tập trung đông công nhân, địa phương không cung cấp đủ nhu cầu.

- Bên cạnh đó việc tập trung đông công nhân trên khu vực dự án, dân di cư tự do có thể dẫn tới sự sang nhượng đất đai trái phép; xảy ra sự xung đột, tranh chấp giữa người dân địa phương và công nhân khai hoang và trồng rừng; làm phát sinh các tệ nạn xã hội... gây khó khăn trong việc kiểm soát an ninh trật tự, quản lý xã hội.

- Cán bộ, công nhân trồng rừng và dân di cư do đến khu vực công trường gây biến động dân cư trong vùng dự án, làm tăng tạm thời mật độ dân cư, số lượng người lưu trú tại địa phương gây khó khăn cho công tác quản lý nhân khẩu, an ninh xã hội… của chính quyền địa phương.

* Tác động tích cực

Việc tập trung công nhân trên công trường làm tăng nhu cầu về lương thực và thực phẩm, vui chơi giải trí tại địa phương đã góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ sẽ được hình thành đáp ứng những nhu cầu về cuộc sống và sinh hoạt của đội ngũ cán bộ, công nhân trồng rừng, điều này góp phần giải quyết vấn đề việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.

án, qua lao động tiếp xúc, học hỏi tiếp thu những kiến thức khoa học mới. Từ đó nâng cao trình độ hiểu biết và chính họ sẽ là những nhân tố có tác động tích cực và hiệu quả nhất tới nhận thức, cũng như đời sống văn hoá, tinh thần cho người dân địa phương.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong khu vực.

b. Sức khoẻ công nhân, người dân xung quanh vùng dự án

Bụi, khí thải tác động lên đường hô hấp ảnh hưởng tới sức khoẻ của công nhân khai hoang và trồng rừng trong khu vực dự án và người dân sống khu vực.

Hướng phát tán ô nhiễm không khí sẽ phụ thuộc rất lớn vào chế độ gió của khu vực. Các thông số về khí tượng ảnh hưởng trực tiếp đến phát tán ô nhiễm là hướng gió và vận tốc gió. Theo kết quả thống kê giá trị có tần suất xuất hiện nhiều nhất của từng tháng trong khoảng 10 năm trở lại đây cho thấy vào mùa mưa hướng gió chủ đạo là Tây Nam, vào mùa khô hướng gió chuyển qua Đông Bắc với tốc độ gió là trung bình các tháng trong năm là 5-6 m/s. Như vậy vùng chịu ảnh hưởng của phát tán ô nhiễm bụi và khói thải cũng sẽ thay đổi theo hướng gió như trên. Tuy nhiên do bán kính phát tán của chất ô nhiễm trong vòng 500m kể từ nguồn phát sinh. Nhưng khu vực dự án phân tán và cách xa khu dân cư, hầu hết các khu vực trồng rừng cách xa các khu dân cư khoảng trên 1 km, do đó tác động của khí thải đến sức khoẻ cộng đồng là không đáng kể.

c. Tác động đến cơ sở hạ tầng

* Tác động tiêu cực

Việc bắt đầu khai hoang trồng rừng sẽ huy động các phương tiện giao thông, chuyên chở nguyên vật liệu đất, điều động thêm máy móc thiết bị từ nơi khác về công trường và nội bộ khu vực dự án làm tăng mật độ xe và có thể gây lún sụt nền đường các tuyến đường liên xã, liên thôn và nội bộ khu vực dự án, nếu không có sự kết hợp hài hòa, sắp xếp cũng như quản lý khoa học thì các công đoạn sẽ gây ảnh hưởng lẫn nhau và ít nhiều cũng gây ảnh hưởng đến môi trường, gây tai nạn giao thông.

* Tác động tích cực

Là vùng biên giới nên khi dự án được triển khai xây dựng, điều đầu tiên chính quyền và người dân địa phương được hưởng lợi chính là hệ thống hạ tầng cơ sở. Để tiến hành khai hoang và trồng rừng, chủ đầu tư phải tiến hành nâng cấp hoặc làm mới hệ thống đường sá và thiết lập đường dây thông tin liên lạc để vận chuyển và tập kết vật tư, trang thiết bị. Hệ thống đường sá được nâng cấp tạo điều kiện cho người dân địa phương đi lại thuận lợi nhất là trong giai đoạn mùa mưa.

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế động cơ XZ4 0112 (Trang 48 - 49)