Tác động đến môi trường đất

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế động cơ XZ4 0112 (Trang 45 - 47)

I Môi trường tự nhiên

3 Lao động, việc làm và thu nhập

3.3.1.3. Tác động đến môi trường đất

Nhìn chung, mức độ tác động của quá trình khai hoang và trồng rừng của dự án đến môi trường đất là không đáng kể.

a. Tác động do chất thải rắn

Việc tập trung công nhân khai hoang làm tăng lượng chất thải sinh hoạt tại khu vực công trường, gây ô nhiễm môi trường đất.

Hệ số phát thải rác thải sinh hoạt ước tính là 0,3 kg/người/ngày, nên khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình khai hoang sẽ khoảng 6 kg/ngày. Rác thải sẽ được thu gom, đem chôn lấp tại bãi rác của xã Ia R’vê và Ia Lốp nằm ngời dự án.

Cây, cành cây, rễ cây nhỏ phát sinh trong quá trình thu dọn và rà rễ mặt bằng khai hoang được thu gom đốt, hoặc cho các hộ dân lấy làm củi.

Chất thải rắn phát sinh từ túi bầu PE sử dụng để làm bầu ươm cây giống cây rừng, sau khi trồng sẽ thải ra khoảng 4.884.000 bao. Khối lượng này sẽ được thu gom chở đi bán cho các cơ sở thu gom phế liệu tái chế.

b. Các tác động khác

Việc khai hoang và trồng rừng làm cho đất đá bị phá huỷ cấu trúc, mất khả năng liên kết sẽ gây ra một số tác động đáng kể đối với môi trường đất:

- Hàng năm sản lượng cây trồng đã lấy đi từ đất một lượng chất dinh dưỡng lớn hơn rất nhiều so với lượng chất dinh dưỡng được bù lại thông qua bón phân, tuần hoàn hữu cơ và hoạt động của vi sinh vật. Ngoài ra, lượng dinh dưỡng trong đất còn mất đi do xói mòn đất. Trong nhiều trường hợp lượng chất dinh dưỡng mất đi do xói mòn còn lớn gấp nhiều lần so với lượng dinh dưỡng do cây lấy đi.

- Thảm thực vật bị phá huỷ, nếu sau khi khai hoang, cày đất không có các biện pháp gieo trồng thích hợp sẽ gây nên xói mòn, thoái hoá đất. Làm cho đất mất lớp đất dinh dưỡng trên bề mặt, bị phong hoá không thể sử dụng để sản xuất nông nghiệp. Việc lựa chọn hình thức canh tác không phù hợp cũng sẽ gây nên hiện tượng trên.

- Đất rừng sau khi khai hoang, nếu không tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp canh tác chống xói mòn thì chỉ sau 3 - 5 năm đã trở thành đất xấu, thể hiện ở năng suất cây trồng giảm dần rồi tiến tới bỏ hoang. Phân tích các chỉ tiêu biểu thị chất lượng đất như độ chua, các chất dinh dưỡng đa lượng (N, P, K), trung lượng như Ca, Mg, S, và các chất vi lượng đều giảm so với đất rừng sau khi khai phá đến khoảng 15 - 25%.

- Rừng có vai trò bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất chống xói mòn. Thảm thực vật có chức năng quan trọng trong việc ngăn cản một phần nước mưa rơi xuống đất và có vai trò phân phối lại lượng nước này. Các nghiên cứu cho thấy nước mưa được thực vật rừng giữ lại là 25% tổng lượng mưa. Rừng còn làm tăng khả năng thấm và giữ nước của đất hạn chế dòng chảy trên mặt. Tầng thảm mục rừng có khả năng giữ lại lượng nước bằng 100-90% trọng lượng của nó, chính vì vậy làm giảm đáng kể lượng đất bị xói mòn. Nếu tổng diện tích rừng bị mất đi, nếu quá trình khai hoang không có biện pháp hạn chế và trong quá trình trồng và chăm sóc rừng, không có biện pháp hữu hiệu thì sẽ làm cho đất bị xói mòn.

- Trong vùng dự án có mực nước thuỷ cấp trên 200 cm, mực nước ngầm sẽ có nguy cơ bị hạ thấp khi việc khai hoang xảy ra. Không có rừng che phủ thì lượng nước ngầm trong đất cũng bị suy kiệt, độ ẩm của đất giảm, các vi sinh vật trong đất cũng mất theo.

- Mất rừng kèm theo đất bị thoái hoá, bạc màu, ôxy hoá, xói mòn trơ sỏi đá. Mất rừng làm mất đi một loạt các chức năng phục vụ sinh thái của rừng như điều hoà và bảo vệ nguồn nước, làm sạch không khí và điều hoà khí hậu. Vào mùa khô gió khô nóng hoành hành, bão bụi cuốn đi nhiều đất màu mỡ, nguồn nước cạn kiệt nên đất đai cằn cỗi, chai cứng. Trong khi đó về mùa mưa đất xói mòn sạt lở, lũ quét cuốn trôi mùa màng và tài sản.

- Sự hoạt động của các phương tiện, máy móc thiết bị thi công có thể làm thay đổi tính chất cơ lý (độ chặt, cấu trúc hạt…) hoặc làm ô nhiễm môi trường đất (ô nhiễm dầu, kim loại nặng...) do sự rò rỉ dầu mỡ trong quá trình bảo dưỡng.

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế động cơ XZ4 0112 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)