Tác động đến môi trường không khí

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế động cơ XZ4 0112 (Trang 43 - 44)

I Môi trường tự nhiên

3 Lao động, việc làm và thu nhập

3.3.1.1. Tác động đến môi trường không khí

a. Tác động do bụi

- Ô nhiễm do bụi đất đá (chủ yếu do khâu phát quang, san ủi, cày đất, đào hố trồng rừng) đặc biệt vào mùa khô. Ô nhiễm bụi sẽ ảnh hưởng của dự án chủ yếu đến sức khoẻ của công nhân trực tiếp làm việc.

Theo tính toán tải lượng và nồng độ các chất thải khí ở trên thì nguồn phát sinh chất thải khí lớn nhất là từ phương tiện máy móc thi công khi tiến hành san gạt, đào đắp đất, có bán kính ảnh hưởng 500m tính từ tâm nguồn thải.

Khi phát tán vào môi trường không khí sẽ làm gia tăng hàm lượng các chất gây ô nhiễm không khí (Bụi, SO2, NOx, CO…). Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng sẽ lớn đối với nội vùng khu vực khai hoang, còn đối với khu vực dân cư, do hầu như ở cách xa khu vực dự án hơn 1 km, các hoạt động chỉ diễn ra trong thời gian khai hoang và trồng rừng 3 tháng nên tác động có thể xem là không đáng kể.

b. Tác động do khí thải

Các hoạt động này sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí. Thành phần khí thải chủ yếu là: COx, NOx, SOx, cacbuahydro, aldehyd, bụi. Trong 1 ngày lượng xe máy cày hoạt động trên lô, các xe vận chuyển nguyên vật liệu hàng chục chuyến.

Hướng phát tán ô nhiễm không khí sẽ phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí tượng của khu vực. Các thông số về khí tượng ảnh hưởng trực tiếp đến phát tán ô nhiễm là hướng gió và vận tốc gió. Theo kết quả thống kê giá trị có tần suất xuất hiện nhiều nhất của từng tháng trong khoảng 10 năm trở lại đây cho thấy vào mùa mưa hướng gió chủ đạo là Tây Nam, vào mùa khô hướng gió chuyển qua Đông Bắc với tốc độ gió trung bình các tháng trong năm là 5- 6 m/s. Như vậy vùng chịu ảnh hưởng của phát tán ô nhiễm bụi và khói thải cũng sẽ thay đổi theo hướng gió như trên. Tuy nhiên do bán kính phát tán của chất ô nhiễm trong vòng 500m kể từ nguồn phát sinh. Nhưng hầu hết khu vực dự án nằm phân tán và cách xa khu dân cư, do đó tác động của khí thải đến sức khoẻ cộng đồng là không đáng kể.

c. Tác động do tiếng ồn

Theo kết quả tính toán mức áp suất âm thanh, cho thấy bán kính ảnh hưởng lớn nhất của tiếng ồn do hoạt động máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông là 450m. Ngoài ra, tiếng ồn còn phát sinh do tập trung công nhân xây dựng cũng có mức áp suất âm thanh trên 70dB. Tất cả các hoạt động trên góp phần gây ô nhiễm môi trường âm thanh khu vực dự án, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng là không cao, được đánh giá ở mức độ đối với các đối tượng chịu tác động như sau:

+ Nặng: công nhân trực tiếp trồng rừng và các đối tượng khác ở cự ly gần (vùng bán kính < 50m).

+ Trung bình: tất cả các đối tượng chịu tác động trong khoảng bán kính từ 50 – 400m.

+ Nhẹ: người đi đường và vật nuôi.

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế động cơ XZ4 0112 (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)