Tác động đến môi trường sinh thá

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế động cơ XZ4 0112 (Trang 47 - 48)

I Môi trường tự nhiên

3 Lao động, việc làm và thu nhập

3.3.1.4. Tác động đến môi trường sinh thá

* Tác động đến hệ thực vật cạn khu vực trồng rừng

Hệ sinh thái thực vật nằm trong khu vực dự án sẽ mất đi đáng kể do quá trình dọn dẹp mặt bằng phục vụ cho dự án và chỉ có khả năng phục hồi khi rừng trồng đã được giao tán.

* Tác động đến nơi cư trú của hệ động vật cạn

- Đối với khu hệ chim

Trong quá trình khai hoang và trồng rừng thì tiếng ồn của các máy móc thiết bị và tiếng cây đổ là yếu tố chính báo hiệu cho các loài chim như chim sẻ, chào mào, cu gáy, chim sâu... di chuyển đi nơi khác. Ngoài ra, sự tập trung đông công nhân tại khu vực công trường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các loài chim ở đây.

Khâu khai hoang, san gạt hoạt động trong thời gian khá dài. Do vậy, phần lớn loài chim sẽ di chuyển sang sống và cư trú ở các vùng lân cận.

- Đối với khu hệ thú

Do trạng thái khu vực thực hiện dự án chủ yếu là điều và rừng khộp nghèo, nên số lượng thú cư trú không nhiều. Tuy nhiên, trong quá trình khai hoang, ủi, san gạt và trồng rừng. Tiếng ồn và độ rung sẽ xua đuổi các loài thú như sóc, chuột, cầy... di cư đến nơi khác, đặc biệt đe doạ sự sống của những loài thú làm hang dưới đất.

- Đối với bò sát và lưỡng cư

Đối với các loài bò sát sinh sống tập trung ở những cánh rừng, hoặc dải cây ven bờ, bụi rậm gần suối, ở những chân đất thấp như tắc kè, rắn nước, rắn lục, nhông, ... Chúng có phạm vi hoạt động hẹp, ít có khả năng di chuyển xa nên một số sẽ bị chết khi khai hoang giải phóng mặt bằng để trồng rừng. Số còn lại sống sót sẽ di cư đến những cánh rừng giáp suối lân cận nhưng chúng phải đối diện với quá trình đấu tranh sinh tồn khốc liệt, giành thức ăn và nơi cư trú do mật độ tập trung cao. Quá trình cạnh tranh này không chỉ diễn ra ở các loài bò sát mà còn diển ra ở những loài thú ăn thịt, vì nhiều loài thú sẽ tập trung vào đây để kiếm ăn.

* Tác động đến hệ thủy sinh

Đất đá rơi, xói lở làm tăng độ đục hoặc làm giảm diện tích mặt nước nên một số loài động thực vật sống trong khu vực sẽ bị giảm hoặc không còn.

Việc canh tác đào hố, bón phân nếu gặp phải mưa chảy tràn thì lượng phân bón một phần theo nước mưa sẽ đổ về các nhánh sông Ea H’leo và Ia Lốp làm ảnh hưởng đến hệ thuỷ sinh ở các sông này. Tuy nhiên, các khu vực

sản xuất của dự án không tập trung và tương đối xa các sông này, lượng phân bón không nhiều, do đó mức độ ảnh hưởng thấp.

Ngoài ra, lượng ô nhiễm có trong nước thải của cán bộ, công nhân tuy không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nước suối nhưng vẫn có những ảnh hưởng nhất định đối với đời sống các động vật thuỷ sinh. Cụ thể, trong nước thải chứa nhiều các thành phần hữu cơ, là nguồn thức ăn quan trọng đối với các sinh vật thuỷ sinh.

Một phần của tài liệu Tính toán thiết kế động cơ XZ4 0112 (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)