Môi trờng kinh doanh trên thế giới hiện nay

Một phần của tài liệu Áp dụng lý thuyết thị trường ngách vào hoạt động kinh doanh, kinh nghiệm của các doanh nghiệp nước ngoài và thực tiễn áp dụng tại việt nam (Trang 60 - 63)

II. Thực trạng việc áp dụng thị trờng ngách của các doanh nghiệp Nhật

1. Môi trờng kinh doanh trên thế giới hiện nay

1.1. Thị trờng thế giới ngày càng mở rộng với nhu cầu mặt hàng truyền thống giảm, nhu cầu sản phẩm có hàm lợng khoa học công nghệ cao tăng

Mỗi quốc gia đều có giai đoạn phát triển kinh tế riêng của mình nhng sự nhất thể hóa nền kinh tế toàn cầu đã dần hình thành khiến cho từng quốc gia ngày càng mở rộng thị trờng của mình theo xu thế trên. Sự phát triển kinh tế của một số quốc gia công nghiệp mới, sự mới nổi của một số nền kinh tế thuộc các khu vực năng động trên thế giới nh: Đông Nam á, Mỹ la tinh...đã làm cho nhu cầu trên thế giới ngày càng mở rộng.

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì các nhu cầu về các sản phẩm truyền thống nh lơng thực, thực phẩm càng giảm do các nhu cầu cơ bản của ngời dân đã đợc đáp ứng. Thay vào đó là nhu cầu các sản phẩm có hàm lợng khoa học công nghệ cao, sản phẩm công nghệ sinh học, sản phẩm bảo vệ sức khỏe con ngời. Bên cạnh đó, nhu cầu về dịch vụ ngày càng gia tăng. Sự phát triển của ngành dịch vụ trên thế giới đang có những bớc phát triển nh vũ bão. Nớc Mỹ là một quốc gia điển hình cho cơ cấu kinh tế lệch về lĩnh vực dịch vụ: 1.5% nông dân, 15% công nhân và gần 80% là lao động trong các ngành dịch vụ nh: dịch vụ hàng không, dịch vụ công cộng, ngân hàng t vấn, đầu t..

1.2. Vai trò của công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh hiện đại ngày càng lớn

Cách đây mời năm, mạng Internet chỉ đợc các tổ chức khoa học sử dụng để nhanh chóng trao đổi thông tin, đến nay, các doanh nghiệp và ngời dân đã đợc thờng xuyên sử dụng. Năm 1996, số ngời truy cập Internet trên thế giới là 67 triệu ngời, năm 1997, số ngời truy cập Internet là 110 triệu ng-

ời. Theo thống kê của liên minh viễn thông quốc tế (ITU), toàn thế giới hiện có 361 triệu ngời sử dụng Internet, trong đó, 267 triệu ngời thuộc quốc gia có thu nhập cao, 47 triệu ngời thuộc quốc gia có thu nhập khá, 16 triệu ngời thuộc quốc gia có thu nhập trung bình và 31 triệu ngời thuộc quốc gia có thu nhập thấp. Dự đoán của các chuyên gia IBM cho biết, năm 2003, có 1 tỷ ngời tham gia Internet và doanh thu giao dịch trên mạng đạt khoảng 3000 tỷ USD13. Mạng Internet cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho hoạt động kinh doanh. Thứ nhất, doanh nghiệp có cơ hội nắm đợc nguồn thông tin thị trờng một cách nhanh chóng, nhờ đó, có thể xây dựng chiến lợc sản xuất và kinh doanh phù hợp với cơ chế thị trờng, điều này đặc biệt phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thứ hai, chi phí sản xuất trớc hết là chi phí văn phòng giảm đi rất nhiều. Theo số liệu của hãng General Electricity của Mỹ, chi phí văn phòng công ty họ tiết kiệm đợc nhờ sử dụng Internet là 30% đồng thời giảm chi phí bán hàng và tiếp thị mà doanh nghiệp vẫn thu hút đợc thêm nhiều khách hàng. Hãng Boeing của Mỹ có 30% khách hàng đặt mua 9% phụ tùng qua Internet và một ngày họ tiết kiệm đợc chi phí của 600 cuộc điện thoại đi khắp nơi. Thời gian giao dịch qua Internet chỉ bằng 5% qua fax, 0,05% qua bu điện. Trong nền kinh tế, ngành công nghệ thông tin không chỉ là chiếc cầu nối cho hoạt động kinh doanh mà còn góp phần đóng góp cho sự tăng trởng của nền kinh tế. Tại Mỹ, ngành công nghệ thông tin chiếm một tỷ trọng 15% trong nền kinh tế.

1.3. Cạnh tranh chuyển từ hình thức cạnh tranh về giá sang cạnh tranh về chất lợng

Sự phát triển của kinh tế thế giới góp phần nâng cao đời sống, thu nhập của ngời dân.Vì thế, xu thế lựa chọn sản phẩm của ngời tiêu dùng là chọn những sản phẩm có chất lợng tốt thay vì a chuộng các sản phẩm giá rẻ. Ngời tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các khía cạnh nh vệ sinh, an toàn, (đối với thực phẩm) hay hàm lợng khoa học công nghệ, điều kiện môi trờng pháp lý, đạo đức liên quan đến sản phẩm đó. Các đạo luật chống bán phá giá của nhiều

quốc gia trên thế giới đợc ban hành nhằm hạn chế những cuộc chiến tranh về giá giữa các công ty. Chính vì thế, các doanh nghiệp ngày càng có xu hớng đầu t cho công nghệ để nâng cao chất lợng sản phẩm nhằm cung cấp những sản phẩm tốt nhất cho ngời tiêu dùng.

1.4. Kinh doanh trực tiếp ngày càng thay thế hoạt động buôn bán qua trung gian

Cuộc cách mạng công nghệ thông tin và truyền thông đại chúng đã làm cho giao dịch của bên bán và bên mua có những biến đổi sâu sắc, to lớn về nguyên tắc và phơng thức. ở bất cứ nơi nào trên thế giới, ngời ta đều có thể sử dụng mạng Internet để mua bán, trao đổi trực tiếp với nhau. Do tiện lợi mà mạng Internet mang lại nên ngày càng nhiều doanh nghiệp thực hiện việc tiêu thụ hàng hóa trên mạng. Thêm vào đó, những bất cập do việc tiêu thụ hàng hóa qua trung gian nh khả năng tiếp cận với ngời tiêu dùng kém, chi phí gia tăng đã khiến cho hoạt động bán hàng qua mạng đợc nhiều doanh nghiệp tham gia, nhất là các doanh nghiệp tại các quốc gia có nền công nghệ thông tin phát triển. Vai trò của các trung gian vì thế mà ngày càng giảm dần.

Một phần của tài liệu Áp dụng lý thuyết thị trường ngách vào hoạt động kinh doanh, kinh nghiệm của các doanh nghiệp nước ngoài và thực tiễn áp dụng tại việt nam (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w