II. Đọc –hiểu văn bản:
1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh –Phùng.
Phùng đánh giá như thế nào về cảnh
Rời khỏi vùng biển nghệ sĩ Phùng đã có 1 bức ảnh đen trắng về thuyền và được chọn vào bộ lịch năm ấy. Tuy nhiên mỗi lần đứng trước bức ảnh Phùng đều thấy hiện lên màu hồng của ánh sương mai và nhìn lâu hơn bao giờ anh cũng hình ảnh người đàn bà nghèo khổ, lam lũ bước ra từ bức tranh.
c. Chủ đề:
Từ câu chuyện về 1 bức ảnh nghệ thuật và sự thật đằng sau bức ảnh ấy, truyện ngắn “CTNX” mang đến 1 bài học đúng đắn về cách nhìn đa diện, nhiều chiều, thể hiện ra bản chất thực sự sau bề ngoài của hiện tượng.
II. Đọc –hiểu văn bản:
1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếpảnh –Phùng. ảnh –Phùng.
a. Phát hiện thứ nhất: vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ sương. (bức tranh thiên nhiên đẹp ở vùng phá nước).
-Hình ảnh 1 chiếc thuyền lưới vó ngoài xa trong biển sớm mù sương trắng có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Trên mui thuyền vài bóng trẻ con lẫn người lớn đang ngồi im phăng phắc.
đó?
Khi được chứng kiến cảnh đẹp đó Tâm hồn Phùng ra sao?
Vì sao anh cảm thấy hạnh phúc? Trong lúc tâm hồn đang bay bổng trong những cảm xúc thẩm mĩ đó thì người nghệ sĩ bất ngờ chứng kiến cảnh gì?
Chứng kiến cảnh đó tâm hồn người nghệ sĩ thay đổi như thế nào? Tại sao Phùng lại có sự thay đổi tâm trạng? Qua hai phát hiện trái ngược đó của P, NMC đã cho ta bài học gì về cuộc sống?
Em hãy tìm hiểu vì sao người đàn bà xuất hiện ở tòa án huyện?
Người đàn bà làng chài có làm theo sự gợi ý, đề nghị của Đẩu hay
-Đó là 1 vẻ đẹp từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa -1 vẻ đẹp đơn giản nhưng toàn bích, 1 cảnh “đắt” trời cho. Nó giống như một bức trang mực tàu của một danh họa thời cổ mà suốt cả cuộc đời cầm máy ảnh Phùng chưa 1 lần nhìn thấy.
-Chứng kiến vẻ đẹp ấy, tâm hồn người nghệ sĩ tràn ngập hạnh phúc:
+ Đó là cái hạnh phúc của khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu.
+Trong khoảnh khắc ấy anh cảm nhận mình đã bắt gặp được cái chân, cái thiện của cuộc đời, cảm thấy tâm hồn mình như được gột rửa trở nên thật trong trẻo, tinh khôi.
(Trước vẻ đẹp đó người nghệ sĩ trở nên “bối rối”, trái tim như có cái gì đó co thắt vào, 1 cảm xúc thẩm mĩ dấy lên trong long anh khiến anh tràn ngập lí tưởng. Anh thấy tâm hồn được thanh lọc trở nên trong trẻo, và giây phút ấy nghe mình khám phá ra chân lí của sự toàn vẹn).
b. Phát hiện thứ hai: sự thực bên trong chiếc thuyền.
-Bước ra từ chiếc thuyền đẹp như mơ ấy là cảnh một gia đình lang chài với:
không?
Tại tòa án P và Đ đã được người đàn bà kể cho nghe câu chuyện gì? Tại sao người đàn bà lại kể cho P và Đ nghe câu chuyện đó? Qua câu chuyện đó em hiểu ra lí do vì sao người đàn bà lại nhất quyết không từ bỏ người chồng vũ phu của mình?
Qua những lí do đó em có suy nghĩ gì về quyết định của người đàn bà? Có thể khác được không? Người đàn bà làng chài là người như thế nào qua sự suy tính đó?
HS thảo luận (5 phút):
Cảm nhận như thế nào về người đàn bà làng chài.
+ Người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu.
+ Người đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác đánh vợ một cách thô bạo, tàn nhẫn.
+ Đứa con trai vì thương mẹ đã đánh lại cha mình để rồi nhận hai cái bạt tai của cha ngã dúi vào cát.
-Chứng kiến cảnh đó, nghệ sĩ Phùng kinh ngạc đến thẫn thờ, không tin vào những gì đang diễn ra trước mắt. Anh không ngờ rằng đằng sau vẻ đẹp kì diệu của tạo hóa lại là 1 sự thật tàn nhẫn phũ phàng đến thế.
=> Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí ở đó luôn tồn tại những mặt đối lập, những mâu thuẫn: đẹp –xấu, thiện –ác.
2. Câu chuyện của người đàn bà làng chài ở tòa án huyện.
- Lí do: Có mặt ở tòa án huyện theo lời mời của chánh án Đẩu –người có ý định khuyên bảo giúp người đàn bà nghèo khổ ấy từ bỏ lão chồng vũ phu.
-Người đàn bà làng chài đã từ chối lời đề nghị và sự giúp đỡ của chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng. Dù bị chồng
Khuôn mặt mệt mỏi, tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng của người đàn bà gợi cho em cảm nhận gì về cuộc đời người đàn bà này?
Vì sao người đán bà làng chài lại không bỏ chồng?
thường xuyên đánh đập nhưng nhất quyết không bỏ người chồng vũ phu ấy.
-Tại tòa án Phùng và Đẩu đã được người đàn bà làng chài kể cho nghe câu chuyện về cuộc đời mình như sự lí giải cho sự quyết định không rời bỏ người chồng vũ phu của mình:
+ Gã chồng ấy là chỗ dựa quan trọng trong cuộc đời những người đàn bà làng chài như chị nhất là khi biển động phong ba.
+ Chị cần gã chồng ấy vì chị phải nuôi những đứa con, chị không thể sống cho riêng mình, chị phải sống vì các con, đối với chị vui nhất là khi nhìn đàn con được ăn no.
+ Trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chị vui vẻ hòa thuận.
Việc gắn bó với người chồng vũ phu là 1 sự lựa chọn bất đắc dĩ nhưng đã được chị suy tính kĩ lưỡng, sáng suốt.
=> Qua câu chuyện của người đàn bà làng chài, ta thấy rõ ràng không thể đơn giản xuôi chiều trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng của cuộc sống. Cần phải nhìn nhận sự việc hiện tượng trong hoàn cảnh cụ thể của nó và trong quan hệ với
Qua lí do đó em hiểu gì về vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà làng chài?
HS thảo luận: Cảm nghĩ của em về người chồng.
Đại diện nhóm lên trình bày.
GV: Tác giả đã đặt người đàn ông làng chài dưới nhiều sự phán xét khác nhau để rồi từ đó người đọc tự rút ra nhận xét đúng đắn nhất.
Qua câu chuyện về người đàn bà làng chài, em hiểu được người vợ này đã đánh giá người chồng và
nhiều yếu tố khác nữa.
1.Cảm nhận về các nhân vật.
a.Người đàn bà làng chài.
Nhân vật này không có tên tuổi cụ thể chỉ được gọi 1 cách phiếm chỉ là “người đàn bà”. Chị là 1 người vô danh như bao người đàn bà vùng biển khác.
- Ngoại hình: thô kệch, mặt rỗ xấu xí, lúc nào cũng xuất hiện với khuôn mặt mệt mỏi.
- Cuộc đời:cơ cực, lam lũ, nhọc nhằn. - Hoàn cảnh hiện tại: Bị người chồng thường xuyên đánh đập hết sức tàn nhẫn “ba ngày 1 trận nhẹ, 5 ngày 1 trận nặng”. - Nhưng đó lại là một người phụ nữ có phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng: +Là người vợ, người đàn bà đầy lòng vị tha, bao dung, lặng thầm chịu đựng mọi đau đớn khi bị chồng đánh: “không hề kêu 1 tiếng, không chống trả,cũng không tìm cách chạy trốn”, chỉ xin chồng đưa mình lên bờ để đánh. Mụ tự nhận lỗi về mình “Giá tôi đẻ ít đi”. Chị nhắc tới người chồng với tất cả lòng yêu thương, lòng biết ơn: “Chồng tôi lúc ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm”. Khi thằng Phác phản ứng dữ dội trước
hành vi vũ phu của lão ta như thế nào?
Như vậy trong mắt của người vợ người đàn ông có đáng bị lên án không? Vì sao?
Dưới những góc nhìn của Phùng, Đẩu, thằng Phác, họ thấy người đàn ông này như thế nào?
Trên cơ sở hai cái nhìn đó, theo em, em nhìn nhận như thế nào về người đàn ông đó?
Thằng Phác có hoàn cảnh, tính tình như thế nào?
Phản ứng của Phác trước hành động vũ phu của người cha đối với mẹ mình?
Em có đồng tình với cách bảo vệ mẹ của Phác hay không? Vì sao?
GV: Các em cần phải so sánh với chuẩn mực đạo đức trong cuộc sống- > trái với luân thường đạo lí)
Vậy em có căm ghét nhân vật Phác không? Vì sao?
Xét từ góc độ người nghệ sĩ thì Phùng là người nghệ sĩ như thế nào? Chứng kiến cảnh người chồng đánh đập vợ, anh vứt máy ảnh xuống đất
việc bố đánh mẹ, chị đau đớn van xin con đừng giận bố.
-Là một người mẹ có tình yêu con tha thiết khiến người đọc không khỏi ngỡ ngàng và cảm động. Được Đẩu giúp đỡ để bỏ chồng nhưng van xin Đẩu nhất quyết không bỏ chồng. Tất cả chỉ vì: +Những người đàn bà làng chài như chị cần có 1 người đàn ông để chèo chống con thuyền nhất là lúc biển động phong ba.
+Vì chị hiểu được nguyên nhân sâu xa trong hành động vũ phu của người chồng: vốn dĩ là người hiền lành chỉ vì quá túng quẫn mới trở nên vũ phu.
+Đặc biệt là chị cần người chồng để nuôi những đứa con, cần sống cho các con; “Để cùng làm nuôi nấng đặng một sắp con”, “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con chúng nó được ăn no”.
+Chị cảm nhận được trên thuyền vợ chồng con cái cũng có lúc vui vẻ, hạnh phúc
- Là một người phụ nữ thất học nhưng mụ là người thấu hiểu sâu sắc lẽ đời và giàu lòng tự trọng. Khi biết những hành động vũ phu của chồng bị thằng Phác và người
chạy nhào tới để can thiệp, bênh vực cho người đàn bà. Qua chi tiết đó NMC muốn nói lên điều gì?
Tấm ảnh về thuyền và biển của Phùng đã được người trưởng phòng chọn vào bộ lịch năm ấy. Mỗi khi đứng trước bức ảnh của mình Phùng đã có những cảm nhận ntn?
Ấn tượng đó của Phùng có phù hợp không? Qua đó NMC muốn nói lên điều gì về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật?
Nêu đặc sắc nghệ thuật được thể hiện trong tác phẩm?
Ý nghĩa của văn bản?
khác chứng kiến, mụ thấy “Vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ nhục nhã”. Nước mắt mụ trào ra bởi mụ không muốn ai chứng kiến và thương xót cho mình.. Những lời tâm sự khiến cả Phùng và Đẩu đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, làm học vỡ lẽ ra mình đã nhìn cuộc đời một cách đơn giản, phiến diện.
Ẩn sau ngoại hình xấu xí thô kệch là vẻ đẹp tâm hồn tỏa sáng từ người đàn bà làng chài: Đó là người phụ nữ yêu thương con vô hạn đã âm thầm chịu đựng mọi đau đớn để các con được sống và lớn lên; là người đàn bà quê mùa, thất học nhưng lại thấu hiểu sâu sắc lẽ đời, biết chắt chiu hạnh phúc đời thường.
Thấp thoáng trong hình ảnh người đàn bà làng chài ấy là bóng dáng của người phụ nữ VN nhân hậu, bao dung giàu đức hi sinh và lòng vị tha.
b.Người chồng: Được đặt dưới nhiều cái nhìn khác nhau.
*Qua cái nhìn của người vợ:
-Vốn là 1 anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập vợ.
thuyền lại chật anh ta trở nên độc ác dữ dằn.
Trong cảm nhận của người vợ, người chồng đáng được cảm thông, cha sẻ bởi theo chị xét đến cùng người đàn ông cũng chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh sống khắc nghiệt, khốn khó.
*Dưới cái nhìn của Phùng, Đẩu, thằng Phác:
Đó là người đàn ông độc ác, tàn nhẫn và ích kỉ chỉ biết hành hạ người khác để thỏa mãn những bực dọc trong lòng. Ông ta chính là thủ phạm gây nên đau khổ cho người khác: làm vợ đau đớn về thể xác, bị chà đạp về nhân phẩm, làm tổn thương niềm tin trong trẻo của tuổi thơ ở con cái.
Vì vậy cần lên án.
Người đàn ông vừa đàng bị lên án bởi sự độc ác, thói vũ phu, tính ích kỉ đồng thời ở anh ta cũng có chỗ có thể thông cảm được bởi xét đến cùng anh ta cũng chính là nạn nhân của tình trạng đói nghèo, đời sống bấp bênh kéo dài gây ra âm trạng u uất, bế tắc.
c.Thằng Phác:
- Là 1 đứa trẻ còn ngây thơ nhưng sớm bị tổn thương tâm hồn vì hành động vũ phu
của người cha.
-Vì thương mẹ nên đã đánh lại người cha của mình, trở thành thù địch với cha.
Mặc dù thật khó chấp nhận kiểu bảo vệ mẹ của Phác nhưng hình ảnh nhân vật này vẫn khiến người đọc cảm động bởi tình thương mẹ dạt dào.
d. Nghệ sĩ Phùng:
-Là 1 nghệ sĩ say mê nghệ thuật biết rung động thực sự trước cái đẹp.
-Căm ghét sự bất công, áp bức. Sẵn sàng là tất cả vì điều thiện, lẽ công bằng.
-Chứng kiến cảnh người chồng đánh vợ một cách tàn nhẫn, Phùng hết sức ngạc nhiên rồi như 1 phản ứng tự nhiên anh đã vứt máy ảnh xuống đất nhào tới để can thiệp, bênh vực người đàn bà
NMC muốn nói đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đời, trước khi là 1 nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp hãy là 1 con người biết yêu ghét, vui buồn trước đời thường, biết hành động để có 1 cuộc sống xứng đáng với con người.
3.Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy:
-Mỗi lần nhìn thấy bức ảnh đen trắng chụp cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong
biển sớm mờ sương của mình, người nghệ sĩ đều thấy:
+Màu hồng hồng của ánh sương mai. +Và người đàn bà vùng biển thô kệch, ướt sũng, mệt mỏi bước ra từ bức ảnh. -Ấn tượng đó của Phùng có vẻ lạ lùng nhưng hoàn toàn hợp lí vì anh đã nhìn sự ám ảnh chứ không chỉ bằng con mắt khách quan:
+Màu hồng của ánh sương mai là biểu tượng của nghệ thuật và cái đẹp.
+Người đàn bà là hiện thân cho cuộc sống đời thường lam lũ, vất vả là sự thật sau bức ảnh.
Mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời thường: NT chân chính không bao giờ xa rời cuộc đời, NT chính là cuộc đời và phải luôn vì cuộc đời.
4.Nghệ thuật:
-Tạo ra được tình huống độc đáo mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống giúp nhà văn nêu lên những chiêm nghiệm về nghệ thuật cũng như đời sống và con người.
-Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, khách quan, chân thực và có sức
thuyết phục hơn.
-Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách. Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa.
III.Tổng kết: Ý nghĩa văn bản:
Tác phẩm thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về nghệ thuật và cuộc đời: Nghệ thuật chân chính phải luôn gắn liền với cuộc đời, vì cuộc đời; người nghệ sĩ cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách toàn diện, sâu sắc. Tác phẩm cũng rung lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực gia đình và hậu quả khôn lường của nó.
E. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò: -Tìm đọc trọn vẹn truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”.
3.1.2. Giáo án thể nghiê ̣m giờ dạy đọc – hiểu thể loại tiểu thuyết
HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA (Trích Số đỏ) – Vũ Tro ̣ng Phu ̣ng
(Ngữ văn 11 – Tuần 12 – 2 Tiết)
A. Mục tiêu bài học
Giúp HS:
- Nhận ra bản chất lố lăng đồi bại của XH thượng lưu thành thị những năm trước CMT8/1945.
- Thấy đươ ̣c thái độ phê phán mạnh mẽ và bút pháp châm biếm mãnh liệt, đầy tài năng của Vũ Trọng Phụng: vừa xoay quanh mâu thuẫn cơ bản, vừa sáng tạo ra những tình huống khác nhau, tạo nên một màn hài kịch phong phú, biến hoá.
B. Phương tiê ̣n thực hiê ̣n
- SGK, SGV- Thiết kế bài ho ̣c - Thiết kế bài ho ̣c - Máy chiếu
- Chân dung tác giả và các hình ảnh minh ho ̣a