112 Mùa lá rụng trong vườn (Trích) Ma Văn Kháng Đọc thêm
2.2.2. Một số giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng giờ dạy đọc – hiểu truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam hiện đại trong trường THPT
hiểu truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam hiện đại trong trường THPT
Ở trên, chúng tôi đã đưa ra những giải pháp chung cho việc dạy học môn Ngữ văn. Ngoài những giải pháp trên, chúng tôi đưa ra những giải pháp cụ thể đối với giờ dạy đọc – hiểu văn bản truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, giúp GV có những định hướng trong việc giảng dạy.
2.2.2.1. Bám sát đặc trưng thể loại – loại hình tác phẩm
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật bằng ngôn từ mang tính thống nhất hữu cơ, biện chứng giữa nội dung thẩm mĩ và hình thức nghệ thuật. Mỗi tác phẩm văn học có một hình thức nghệ thuật riêng chứa đựng những thông điệp của nhà văn muốn gửi tới bạn đọc. Hình thức nghệ thuật là yếu tố để phân biệt tác phẩm này đối với tác phẩm kia. Do đó, muốn khám phá tác phẩm văn học con đường ngắn nhất là nhận diện được thể loại, tức hình thức nghệ thuật của nó.
Như đã phân tích ở chương 1, chương trình Ngữ văn THPT hiện nay biên soạn theo cụm thể loại. Theo đó những tác phẩm cùng thể loại sẽ được sắp xếp gần nhau. Những văn bản được đưa vào chương trình là những tác phẩm tiêu biểu cho thời kì văn học và cho thể loại. Vì vậy khi giảng dạy GV phải bám sát những đặc trưng của thể loại tránh tình trạng hiểu sai hay sơ lược về tác phẩm.
Yêu cầu của giờ dạy đọc - hiểu văn bản văn học là cung cấp cho HS những tri thức lí thuyết về thể loại để HS có thể tự khám phá những văn bản khác cùng thể loại. Do vậy, nếu GV không bám sát đặc trưng của từng thể loại khi phân tích tác phẩm thì HS không thể rèn luyện được kĩ năng để tự mình chiếm lĩnh tác phẩm. Mỗi tác phẩm lại thuộc về một thể loại khác nhau, vì thế việc GV đi theo con đường nhận diện thể loại, chỉ ra đặc trưng của thể loại là con đường thiết thực để phân tích tác phẩm văn học.
cách thức tiếp cận một tác phẩm dựa trên đặc trưng thể loại của nó. Cụ thể là GV hướng HS vào việc đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: văn bản thuộc thể loại nào? Đặc trưng của thể loại này là gì? Đặc trưng đó thể hiện như thế nào ở tác phẩm? Hãy phân tích những đặc trưng đó.
Khi dạy đọc – hiểu các văn bản truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình THPT, GV cần chỉ ra những đặc trưng của thể loại này thông qua các thao tác phân tích, cắt nghĩa và chiếm lĩnh tác phẩm. Trong thể loại truyện ngắn hiện đại căn cứ vào nhiều tiêu chí lại có thể chia thành nhiều loại thức khác nhau. Mỗi loại hình truyện ngắn lại có những đặc điểm riêng. Tuy nhiên khi dạy thể loại truyê ̣n ngắn cần tập trung làm bật đặc trưng: cốt truyện, nhân vật, tình huống, ngôn ngữ trần thuật.
Khi dạy đọc – hiểu văn bản truyện ngắn yếu tố cần quan tâm đầu tiên là cốt truyện. Cốt truyện là một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng tác phẩm. Có thể phân cốt truyện làm nhiều loại: cốt truyện biên niên, cốt truyện đồng tâm, cốt truyện đơn tuyến, cốt truyện đa tuyến... Cốt truyện biên niên là cốt truyện mà trong đó các mối liên hệ thời gian giữa các sự kiện trở thành nét nổi trội. Cốt truyện mà trong đó các sự kiện, các mối liên hệ nhân quả chiếm ưu thế gọi là cốt truyện đồng tâm.
Cốt truyện có vai trò rất quan trọng trong sáng tạo truyện ngắn. Nhà văn Môôm khẳng định: “Nhà văn sống bằng cốt truyện y như họa sĩ sống bằng màu và bút vẽ vậy”. Trong cuốn “Tìm hiểu truyện ngắn”, Trần Thanh Địch cũng đã khẳng định “Còn gì quan trọng hơn cốt truyện và nếu thiếu nó thì cả nền lí luận nghệ thuật sẽ còn ra gì nữa? Nếu cốt truyện không dùng được thì tài năng ta cũng sẽ lãng phí vô ích. Và chính vì nghệ sĩ hiện nay không có những cốt truyện xứng đáng nên tình hình nghệ thuật hiện đại mới
bi đát như thế” [22,16]
Nắm được đặc trưng trên của truyện ngắn là chìa khóa bước vào tác phẩm. Do vậy, GV cần cho HS tóm tắt được cốt truyện, vì nếu không làm chủ được cốt truyện thì không có cơ sở để hiểu nội dung của truyện hoặc hiểu truyện một cách phiến diện. Để tóm tắt cốt truyện “Chí Phèo” của Nam Cao, GV hướng dẫn HS nắm những biến cố, sự kiện cuộc đời nhân vật Chí Phèo. Cần lưu ý “ Chí Phèo” là truyện ngắn hiện thực nó mang đặc trưng của văn học hiện thực. Tác phẩm thể hiện bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của người nông dân trước cách mạng. Chí Phèo, người nông dân hiền lành, lương thiện có số phận bất hạnh ngay từ lúc mới sinh ra. Lớn lên Chí làm canh điền cho Bá Kiến, vì ghen tuông Bá Kiến đã đẩy Chí Phèo vào tù. Sau bảy, tám năm ở tù về Chí Phèo hoàn toàn thay đổi từ nhân hình đến nhân tính. Chí trở thành kẻ thù, là con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Cuộc gặp gỡ với Thị Nở là sự kiện quan trọng làm thay đổi cuộc đời Chí. Thị Nở và bát cháo hành cùng tình yêu thương chân thành đã đánh thức phần người, phần lương tri trong Chí khiến hắn khao khát được trở lại làm người. Nhưng thực tế xã hội thực dân phong kiến không cho Chí thực hiện khát vọng của mình,cánh cửa hi vọng vừa mở ra đột ngột đóng lại ngay trước mắt Chí Phèo bị từ chối, bị cự tuyệt trên con đường trở về với xã hội con người. Chí chỉ còn lựa chọn duy nhất để giữ lại phần người còn lại là phải chết. Hắn đã vung dao giết Bá Kiến và tự sát.
Cốt truyện trong truyện ngắn hiện thực thường xây dựng từ những sự kiện, biến cố trong cuộc đời nhân vật, qua đó thể hiện quan điểm của nhà văn. Do đó, khi tìm hiểu cốt truyện trong truyện ngắn hiện thực, GV cần định hướng cho HS tìm những biến cố trong cuộc đời của nhân vật chính. Cuộc đời Chí Phèo có hai biến cố quan trọng làm nổi bật tính cách của hắn. Thứ nhất, Chí Phèo bị Bá Kiến đẩy vào tù. Thứ 2, Chí Phèo gặp Thị Nở. Phân tích hai biến cố đó sẽ làm nổi bật chủ đề tư tưởng của truyện ngắn này.
Cũng như vậy khi dạy truyện ngắn lãng mạn và truyện ngắn cách mạng điều đầu tiên quan tâm là cốt truyện. Tuy nhiên ở mỗi loại hình truyện ngắn, yếu tố cốt truyện lại có vai trò khác nhau. Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam có cốt truyện khá đơn giản. Đây là một truyện ngắn trữ tình giàu chất thơ. Truyện ít nhiều yếu tố, chủ yếu tác giả diễn tả cảm xúc, tâm trạng của nhân vật. Truyện là một dòng chảy tâm trạng của nhân vật Liên từ chiều vào đêm và trên cái nền tâm trạng ấy tồn tại chông chênh những thân phận con người. Cả phố huyện hiện ra qua đôi mắt quan sát của Liên – một cô bé có tâm hồn nhạy cảm và tinh tế. Bắt đầu là cảm nhận của Liên về không gian và thời gian của cảnh ngày tàn, cảnh chợ tàn nơi phố huyện. Tiếp đến là những suy nghĩ của Liên khi “đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối”, và sau cùng là tâm trạng của Liên khi chuyến tàu đi qua phố huyện. Tâm hồn Liên lắng xuống chìm vào giấc ngủ thì cũng là lúc truyện khép lại.
Có thể nói đã là truyện thì phải có cốt truyện. Cốt truyện tập trung thể hiện rõ nội dung của truyện. Dạy truyện ngắn mà không chú ý tới đặc trưng này thì sẽ không với tới được “cái cốt yếu của truyện”.
Bên cạnh yếu tố cốt truyện thì tình huống truyện được xem là hạt nhân của thể loại truyện ngắn. Trong tác phẩm, tình huống nảy sinh từ một sự kiện, một mâu thuẫn. Mâu thuẫn càng quyết liệt, bất ngờ thì tình huống càng hấp dẫn, cuốn hút. Khi tình huống phát triển đến cao trào thì trở thành xung đột. Tình huống trong truyện ngắn giúp cho những gì chưa phát triển được có sự thích hợp để bộc lộ và hoạt động tích cực.
Trong các tình huống cụ thể các nhân vật mới bộc lộ rõ tính cách, tâm lí hoặc thay đổi tính cách, tâm lí nhằm biểu đạt tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Do vậy khi dạy truyện ngắn không thể bỏ qua tình huống truyện, xác định tình huống truyện phải trả lời được câu hỏi: Sự kiện nào bao trùm và chi phối toàn bộ thiên truyện này? Hay “sự kiện bao trùm nào đã giúp tác giả dựng truyện ngắn này?... Tình huống truyện ngắn Chữ người tử tù của
Nguyễn Tuân là một tình huống độc đáo. Đó là cuộc gặp gỡ giữa hai con người có vị thế đối lập nhau. Một người đại diện cho chế độ nhà tù – viên quản ngục với một người là tử tù đang chờ ngày xử án – Huấn Cao. Họ gặp nhau, hiểu lầm nhau cuối cùng trở thành những người tri kỉ, tri âm, cùng trân trọng cái đẹp và thiên lương. Chính tình huống éo le này đã tạo cơ hội để làm nổi bật tính cách của nhân vật.
Tình huống truyện giữ vai trò hết sức quan trọng, là hạt nhân của cấu trúc thể loại truyện ngắn. Nghĩa là nó quyết định đến sự sống còn của một truyện ngắn. Do đó dạy truyện ngắn hiện đại phải tiếp cận nó từ góc độ tình huống truyện. GV cần chỉ ra cách xác định tình huống truyện và ý nghĩa của nó đối với toàn bộ thiên truyện.
Khi dạy truyện ngắn một yếu tố thuộc về thi pháp thể loại không thể không làm rõ là nhân vật. Truyện ngắn thường ít nhân vật. Nhân vật trong truyện ngắn thường là hiện thân của mô ̣t trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người. Phân tích nhân vật phải chỉ rõ những đặc điểm về ngoại hình, tính cách, nội tâm và ngôn ngữ của nhân vật. Ở mỗi loại hình truyện ngắn thì cách xây dưng nhân vật lại khác nhau và ở mỗi nhà văn cũng khác nhau. Phân tích nhân vật Liên trong truyện Hai đứa trẻ không thể đi phân tích ngoại hình, tính cách hay ngôn ngữ của nhân vật mà cần làm rõ cảm xúc, tâm trạng của nhân vật ấy. Nắm được đặc điểm về nhân vật cũng như bút pháp xây dựng nhân vật sẽ thoát khỏi tình trạng “nhầm lẫn” phân tích nhân vật trong văn học lãng mạn như là nhân vật trong văn học hiện thực.
Dạy đọc hiểu truyện ngắn là dạy đọc hiểu ngôn ngữ. Ngôn ngữ là phương tiện, là chất liệu để nhà văn xây dựng hình tượng và thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Ngôn ngữ là yếu tố làm nên phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn. Ngôn ngữ trong truyện ngắn của Thạch Lam trong sáng, giản dị, tính tế và đậm chất thơ. Văn Thạch Lam giàu chất trữ tình, cái tinh tế, nhẹ
nhàng, sâu lắng trở thành một thuộc tính của văn phong Thạch Lam. Ngôn ngữ truyện Nam Cao sống động, phong phú bắt chặt ngôn ngữ dung dị của đời sống con người. Có khi ngòi bút ông sắc lạnh, tỉnh táo, nhiều suy tư, có khi lại trữ tình, đằm thắm, yêu thương. Dạy truyện ngắn Chí Phèo nếu không phân tích yếu tố ngôn ngữ sẽ không thấy được tài năng của Nam Cao. Ở truyện ngắn này nhà văn đã đan xen trộn lẫn lời nhân vật và lời người kể chuyện, nhiều đơn vị lời văn có thể vừa là của nhân vật vừa là của người kể chuyện. Điều này cho phép nhà văn soi quét, lách sâu vào thế giới nội tâm phức tạp và tinh tế của nhân vật. Nhờ vậy chân dung nhân vật hiện ra hết sức chân thực và sống động.
Như vậy, dạy đọc hiểu văn bản truyện ngắn hiện đại không thể xa rời đặc trưng của thể loại. Dạy đọc hiểu một văn bản truyện ngắn là dạy cho HS cách thức phân tích để HS có thể tiếp cận tác phẩm khác cùng thể loại. Trên cơ sở cung cấp cho HS những tri thức về thể loại cùng với việc định hướng khám phá tác phẩm sẽ hình thành cho các em kĩ năng tiếp nhận tác phẩm với những thể loại khác nhau. Do đó giải pháp quan trọng nhất khi dạy đọc hiểu văn bản truyện ngắn hay bất kì một thể loại nào, GV cũng phải bám sát đặc trưng của thể loại đó.
Như đã phân tích ở chương 1, các văn bản thuộc thể loại tiểu thuyết đưa vào chương trình khá ít. Cả chương trình cơ bản và chương trình nâng cao chỉ có 3 văn bản. Do vậy, khi dạy các văn bản này, GV phải cung cấp cho các em những tri thức lí thuyết thể loại cũng như những tri thức liên quan đến tác phẩm. Trong chương trình, HS chỉ học trích đoạn của tác phẩm. Nếu GV không đặt đoạn trích vào toàn bộ tác phẩm không thể thấy rõ nét những đặc trưng của thể loại tiểu thuyết. Có đă ̣t đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
vào tiểu thuyết Số đỏ mới thấy rõ tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó. Ở Số đỏ toàn bộ xã hội thượng lưu thành thị trong phong trào Âu hóa lố lăng, đồi bại đương thời được tác giả
miêu tả như một vở đại hài kịch, một “tấn trò đời” mà ở đó mỗi chương truyện là một màn kịch độc đáo. Và đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
cũng là một màn hài kịch trong bộ “tấn trò đời” Số đỏ.
Chính vì phản ánh cuộc sống trong khuôn khổ rộng lớn của không gian, thời gian nên trong tiểu thuyết có khá nhiều nhân vật, nhiều sự kiện, biến cố. Nhân vật của tiểu thuyết được miêu tả cặn kẽ, tiểu sử, ngoại hình, tính cách, nội tâm, ngôn ngữ,... Do đó, chỉ dạy một đoạn trích nhưng GV phải nắm kĩ toàn bộ tác phẩm thì mới có thể bao quát được cả “thể” và “linh hồn” tác phẩm.
Một phần quan trọng khi dạy đọc hiểu thể loại tiểu thuyết đó là GV cần khai thác các yếu tố về mặt thi pháp thể loại này. Cũng như khi dạy các văn bản truyện ngắn thì khi dạy tiểu thuyết GV phải hướng dẫn HS làm rõ mặt nghệ thuật như: Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật, nghệ thuật xây dựng cốt truyện, xây dựng tình huống, giọng văn,... Chẳng hạn, dạy đoạn trích
Hạnh phúc của một tang gia (Số đỏ - Vũ Trọng Phụng) GV hướng HS phân tích nghệ thuật trào phúng. Nghệ thuật này được thể hiện ở: tình huống trào phúng, chân dung trào phúng, ngôn ngữ trào phúng...
Tóm lại, mỗi tác phẩm thuộc về một thể loại nhất định và nó mang đặc trưng tiêu biểu cho thể loại đó. Cách nhanh nhất và hiệu quả nhất khi phân tích một tác phẩm văn học là phải nhận biết được thể loại, khám phá và chiếm lĩnh nó thông qua những đặc trưng. Muốn vậy người GV trang bị không chỉ lý thuyết về thể loại mà còn thông thạo cách thức để phân tích từng thể loại. Có như vậy thì khi dạy học văn, GV mới có thể chủ động tổ chức các hoạt động cho HS tiếp nhận tác phẩm văn học.
2.2.2.2. Tổ chức giờ đọc- hiểu truyện ngắn và tiểu thuyết theo phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực là thuật ngữ để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy. Việc vận dụng PPDH tích cực vào giảng dạy tác phẩm văn chương trong trường THPT có khả năng khơi dậy và phát huy những tiềm lực, tiềm