Thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết trong chương trình Ngữ văn THPT hiện nay

Một phần của tài liệu Dạy đọc hiểu truyện ngắn và tiểu thuyết việt nam hiện đại ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh bình dương luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 31 - 43)

1.2.2.1. Khái quát về chương trình Ngữ văn THPT hiện nay

Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chạy”. Để nâng cao chất lượng giáo dục, cải tiến nội dung có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, cải tiến nội dung chính là cải tiến sự lựa chọn các chất liệu rút ra từ các thành tựu đã có của nền khoa học, của văn minh nhân loại. Như vậy, cải tiến nội dung chính là cải tiến sự lựa chọn, sắp xếp nội dung sao cho phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường, hay là phù hợp với “đơn đặt hàng” của xã hội. Chính vì thế, trong nhà trường phổ thông hiện nay, chương trình SGK Ngữ văn được biên soạn theo hướng tích hợp.

Tích hợp ở đây được biểu hiện là sự gắn kết, phối hợp các lĩnh vực tri thức gần nhau của các phân môn Văn học -Tiếng Việt – Làm văn nhằm hình thành và rèn luyện cho HS các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Nếu như trước đây, ở chương trình SGK cũ, ba phân môn này được biên soạn độc lập, tách rời nhau thì hiện nay được hợp thành một tên gọi là Ngữ văn. Sự thay đổi này không phải là sự lắp ghép máy móc, cơ học mà là sự phối hợp nhuần nhuyễn đảm bảo sự đồng thuận, nhất quán với chương trình Ngữ văn THCS. Ngoài ra, tích hợp không chỉ dừng lại ở phạm vi một môn học mà còn mở rộng ra nhiều môn khác: Văn với Sử, Văn với Đi ̣a, Nhạc và Sân khấu… Như vậy cơ hội tích hợp trong môn Ngữ văn sẽ đạt hiệu quả cao hơn, nhiều hơn so với việc dạy học riêng rẽ từng phân môn như trước đây.

Chương trình Ngữ văn THPT hiện nay được biên soạn theo hai trục tích hợp chính: Đọc – hiểu và Làm văn. Đây là hai hoạt động quan trọng nhất mà giáo viên dạy văn cần rèn luyện cho HS khi dạy môn này. Tất cả những tri thức ba hơ ̣p phần trong môn Ngữ văn đều được tích hợp xung quanh hai trục này. Hoạt động đọc – hiểu văn bản cũng cần được trang bị những kiến thức và

kĩ năng cần thiết có trong hợp phần Làm văn và Tiếng Việt. Hoạt động làm văn cũng cần được cung cấp các thông tin về tiếng Việt, văn hóa, lịch sử trong quá trình tạo lập văn bản. Như vậy, xoay quanh hai trục tích hợp: đọc – hiểu và làm văn, các tri thức về văn hóa, văn học, tiếng Việt trở thành những tri thức công cụ có tác dụng giúp HS khám phá và tạo lập văn bản.

Nếu như chương trình SGK cũ biên soạn theo trục lịch sử văn học bám sát tiến trình lịch sử văn học. Trong đó, mỗi giai đoạn, thời kỳ HS được học những tác phẩm, tác giả tiêu biểu. Cách lựa chọn tác phẩm văn học do vậy có phần nặng về minh họa cho văn học sử. Với mục tiêu và nguyên tắc tích hợp như trên, chương trình SGK Ngữ văn hiện nay lựa chọn văn bản tác phẩm theo trục thể loại và tổ chức dạy học theo đặc trưng thể loại. Chương trình vẫn dựa một phần vào tiến trình lịch sử văn học dân tộc và thế giới, nhưng mỗi giai đoạn thay vì lựa chọn các tác giả, tác phẩm tiêu biểu sẽ lựa chọn hệ thống tác phẩm tiêu biểu cho các thể loại của mỗi giai đoạn văn học. Ví dụ về văn xuôi lựa chọn hai tác phẩm thời kì chống pháp là Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), và Vợ Nhặt (Kim Lân); hai tác phẩm thời kì chống Mĩ là Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành); hai tác phẩm thời kì đổi mới là Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), Một người Hà nội (Nguyễn Khải); hoặc về thể kí, thời kì chống Mĩ chọn tác phẩm

Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân); sau 1975, chọn Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường)… Căn cứ vào thành tựu của mỗi giai đoạn, với hệ thống thể loại đã xác định, sẽ lựa chọn ra những vấn đề về tri thức đọc văn để làm công cụ giúp HS đọc – hiểu các văn bản trong giai đoạn đó cũng như các tác phẩm cùng loại. Theo tinh thần này, Lịch sử văn học, Lí luận văn học là những tri thức cần thiết giúp HS đọc hiểu văn bản văn học tốt hơn. Chẳng hạn, ở SGK Ngữ văn 11, những tri thức trong bài “Khái quát lịch sử Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945” và bài

“Một số thể loại văn học: thơ, truyện, sẽ là cơ sở để HS đọc hiểu các văn bản thơ mới và truyện ngắn. Việc tích hợp các tri thức như vậy sẽ tạo điều kiện để HS có cái nhìn khái quát hơn về tác phẩm cũng như sự phát triển của lịch sử văn học. Từ đó, hình thành phương pháp học, phương pháp đọc – hiểu và tiếp nhận tác phẩm cho HS. Có thể nói, tích hợp là một quan điểm sư phạm đã trở thành xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới có nền giáo dục tiên tiến. Tích hợp góp phần giảm tải các kiến thức dư thừa, trùng lặp; đồng thời cũng cố và khắc sâu hơn kiến thức cho HS trong quá trình dạy học; rèn luyện cho HS khả năng tư duy tổng hợp. Như vậy, chúng ta sẽ đào tạo ra những con người đa năng, sáng tạo, có thể hiểu biết và giỏi nhiều lĩnh vực cùng một lúc.

Quan điểm biên soạn chương trình Ngữ văn hiện nay theo hướng tích hợp đi liền với nguyên tắc tích cực, tức là nhằm mục đích khơi dậy tính chủ thể sáng tạo vốn tiềm tàng ở HS. Nguyên tắc tích cực nhằm đổi mới mô hình giảng văn cũ lấy giáo viên làm trung tâm thành mô hình lấy đọc văn, làm văn và hoạt động của HS làm trung tâm, kích thích tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS trong quá trình học tập.

Để phát huy được tính tích cực, chủ động ở HS, Chương trình Ngữ văn THPT cũng có sự đổi mới. Hệ thống câu hỏi ở phần “Hướng dẫn học bài” của phần đọc hiểu văn bản mang tính gợi mở nhiều hơn. Yêu cầu HS không chỉ tái hiện kiến thức mà còn phải vận dụng năng lực vốn có của cá nhân để tìm ra con đường giải quyết mới trước một tình huống có vấn đề. Phía dưới mỗi bài đọc hiểu có thêm phần luyện tập (ở sách cơ bản) và nó được thay bằng phần “bài tập nâng cao” (ở sách nâng cao). Phần này, đòi hỏi người học phải vận dụng các kiến thức mới, lĩnh hội từ văn bản để giải quyết bài tập. Do đó có tác dụng khơi dậy ở các em tính tự giác, tích cực. Ở hợp phần làm văn, trên cơ sở kế thừa kết quả làm văn ở THCS thì phát triển thêm một số vấn đề cơ bản: Ưu tiên văn nghị luận xã hội trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm văn nghị luận văn học, song không chia nhỏ các thể như cũ mà chú tro ̣ng rèn luyện các

thao tác. Đồng thời từ đó hình thành cho các em năng lực thể hiện ý kiến cá nhân của mình đối với các vấn đề xã hội, giúp các em có cái nhìn toàn diện về cuộc sống hiện tại.

Có thể nói, chương trình Ngữ văn hiện nay biên soạn theo nguyên tắc tích hợp và tích cực là phù hợp với xu thế xây dựng chương trình của các nước phát triển. Tuy hiện nay vấn đề chương trình và SGK đang là điểm “nóng” tranh luận, nhưng nhìn chung sự đổi mới này đã là một bước ngoặt, thể hiện sự nổ lực của các nhà giáo dục nước ta, nhằm nâng cao hiệu quả của ngành cũng như của bộ môn Ngữ văn.

Trong chương trình Ngữ văn thì đọc hiểu văn bản là một hợp phần quan trọng. Số lượng các bài đọc hiểu chiếm tỉ lệ cao nhất trong tương quan với các bài làm văn và tiếng Việt. Chẳng hạn ở chương trình Ngữ văn sách cơ bản 50/105 tiết học văn chiếm tỉ lệ 47,6%; ở sách nâng cao tỉ lệ này là 42,7% (60/140 tiết); chương trình Ngữ văn 11(sách cơ bản), 54,2% (57/132 tiết), sách nâng cao 42,1% (59/ 140 tiết), chương trình Ngữ văn 12, sách cơ bản (40,9%, 43/105 tiết) và nâng cao là 35,7%. Như vậy, phần đọc hiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn mới có số lượng tiết học nhiều hơn so với phần làm văn và tiếng Việt. Điều đó cho thấy vị trí của nó trong chương trình là rất quan trọng.

Các văn bản đọc hiểu trong chương trình Ngữ văn hiện nay được xếp theo tiến trình lịch sử và cụm thể loại. Chẳng hạn, ở giai đoạn 1930 – 1945, các văn bản thuộc thể loại truyện ngắn được xếp đặt ngay cạnh nhau: Hai đứa trẻ (Thạch Lam); Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân); Chí Phèo (Nam Cao); và phần đọc thêm có: Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh); Vi hành (Nguyễn Ái Quốc); Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan). Những truyện ngắn này là đại diện cho truyện ngắn trữ tình, truyện ngắn hiện thực, truyện ngắn cách mạng, truyện ngắn trào phúng,… Chính sự sắp xếp này góp phần quan trọng trong việc dạy đọc hiểu các văn bản văn học theo đặc trưng thể loại. Từ đó giúp HS

rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản theo từng thể loại.

Về cấu trúc các bài đọc hiểu cũng có những thay đổi phù hợp với quan điểm tích hợp và tích cực. Nếu như chương trình cũ cấu trúc các đơn vị bài học khá đơn giản, chỉ gồm: tên tác phẩm, tác giả, tiểu dẫn, bản chú thích và hướng dẫn đọc bài thì ở phần đọc hiểu của chương trình Ngữ văn mới có thêm các phần: “Kiến thức cần đạt” ở ngay sau dưới văn bản “Tên văn bản”, phần “Luyện tập” ở sách cơ bản được thay bằng phần “Bài tập nâng cao” ở sách nâng cao. Qua đây, ta có thể thấy hợp phần đọc hiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn hiện nay có những ưu thế mới trong việc hình thành và rèn luyện cho HS năng lực đọc hiểu tác phẩm văn chương, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học văn ở trường THPT.

1.2.2.2. Văn bản truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn THPT hiện nay

Để có cái nhìn bao quát và chính xác về phần văn bản truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn THPT hiện nay, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và thống kê trên chương trình SGK chỉnh lí hợp nhất năm 2000, chương trình SGK Ngữ văn THCS và chương trình SGK Ngữ văn THPT hiện nay. Kết quả thống kê như sau:

Bảng 1: Văn bản truyện ngắn trong chương trình SGK Ngữ văn chỉnh lí hợp nhất năm 2000

Lớp Tên văn bản Tác giả Ghi chú

11 Hai đứa trẻ Thạch Lam

Dưới bóng hoàng lan Thạch Lam Đọc thêm Chữ người tử tù Nguyễn Tuân

Đời thừa Nam Cao

Chí Phèo Nam Cao

Mất cái ví Nguyễn Công Hoan Đọc thêm

Mợ Du Nguyên Hồng Đọc thêm

12

Vi Hành Nguyễn Ái Quốc Những trò lố Varen và Phan

Bội Châu Nguyễn Ái Quốc Đọc thêm

Đôi mắt Nam Cao

Vợ chồng A Phủ Tô Hoài

Vợ Nhặt Kim Lân

Mùa lạc Nguyễn Khải

Rừng xà nu Nguyễn Trung Thành Những đứa con trong gia

đình Nguyễn Thi

Mảnh trăng cuối rừng Nguyễn Minh Châu

Bắt sấu rừng U Minh Hạ Sơn Nam Đọc thêm Quán rượu người câm Nguyễn Quang Sáng Đọc thêm

Bảng 2: Văn bản truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn THCS

Lớp Tên văn bản Tác giả Ghi chú

6 Vượt thác Võ Quảng Bức tranh của em gái tôi Tạ Duy Anh 7

Những trò lố hay là va – ren

và Phan Bội Châu Nguyễn Ái Quốc Sống chết mặc bay Phạm Duy Tốn

8 Lão Hạc Nam Cao

9

Làng Kim Lân

Lặng lẽ Sapa Nguyễn Thành Long Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng Những ngôi sao xa xôi Lê Minh khuê

Bến quê Nguyễn Minh Châu Đọc thêm

Bảng 3: Văn bản truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn THPT (Ban cơ bản)

Lớp Tên văn bản Tác giả Ghi chú

11

Hai đứa trẻ Thạch Lam Chữ người tử tù Nguyễn Tuân

Chí Phèo Nam Cao

Vi Hành Nguyễn Ái Quốc Đọc thêm Tinh thần thể dục Nguyễn Công Hoan Đọc thêm

12

Vợ chồng A Phủ Tô Hoài

Vợ nhặt Kim Lân

Rừng xà nu Nguyễn Trung Thành Những đứa con trong gia

đình Nguyễn Thi

Một người Hà nội Nguyễn Khải Đọc thêm Bắt sấu rừng U Minh Hạ Sơn Nam Đọc thêm Chiếc thuyền ngoài xa Nguyễn Minh Châu

Bảng 4: Văn bản truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn THPT (Ban nâng cao)

Lớp Tên văn bản Tác giả Ghi chú

11

Hai đứa trẻ Thạch Lam Chữ người tử tù Nguyễn Tuân

Chí Phèo Nam Cao

Vi hành Nguyễn Ái Quốc Đọc thêm Tinh thần thể dục Nguyễn Công Hoan Đọc thêm

Đời thừa Nam Cao

12 Vợ chồng A Phủ Tô Hoài

Vợ nhặt Kim Lân

Những đứa con trong gia đình

Nguyễn Thi Một người Hà nội Nguyễn Khải

Bắt sấu rừng U Minh Hạ Sơn Nam Đọc thêm Chiếc thuyền ngoài xa Nguyễn Minh Châu

Qua bảng thống kê, chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:

- Chương trình Ngữ văn THPT được biên soạn dựa trên nguyên tắc tích hợp với chương trình Ngữ văn THCS; đồng thời kế thừa những văn bản tiêu biểu ở chương trình chỉnh lí hợp nhất năm 2000 và đưa thêm một số văn bản mới. Chính việc biên soạn chương trình SGK Ngữ văn THPT theo trục thể loại nên các nhà biên soạn chỉ chọn những tác phẩm tiêu biểu cho thể loại và cho từng giai đoạn lịch sử văn học. Một số văn bản truyện ngắn đã bị đưa ra và được thay thế bằng một số văn bản khác; đồng thời đưa thêm một số văn bản của giai đoạn sau năm 1975. Chẳng hạn, ở chương trình 11 hiện nay văn bản Đời thừa (Nam Cao) chỉ được dạy ở sách nâng cao. Tác giả Nguyễn Công Hoan được giữ lại và thay văn bản Mất cái ví bằng văn bản Tinh thần thể dục

ở phần đọc thêm.

Ở chương trình 12, các văn bản truyện ngắn có sự thay đổi khá lớn, nhiều văn bản mới được đưa vào thay thế văn bản cũ trong sách chỉnh lí. Văn bản Vi hành (Nguyễn Ái Quốc) từ chỗ học chính thức ở lớp 12 nay đưa vào đọc thêm lớp 11. Đôi mắt (Nam Cao) bị đưa ra khỏi chương trình. Chương trình mới chú trọng đến phần văn học sau năm 1975. Tác giả Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu vẫn được giữ lại nhưng có sự thay đổi tác phẩm. Văn bản

Một người Hà Nội thay cho Mùa lạc, và Chiếc thuyền ngoài xa thay cho Mảnh trăng cuối rừng.

- Về số lượng có thể thấy, các văn bản truyện ngắn trong chương trình THPT hiện nay ít hơn so với chương trình chỉnh lí hợp nhất (14 < 19). Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là do quan điểm biên soạn chương trình của các nhà soạn sách có thay đổi.

Trước đây, số lượng văn bản nghệ thuật được đưa vào nhiều nhằm cung cấp cho các em năng lực cảm thụ. Dạy văn chủ yếu là dạy cái hay, cái đẹp, bồi dưỡng tâm hồn. Chương trình Ngữ văn mới biên soạn theo quan điểm chú trong đến rèn luyện kỹ năng cho HS. Học văn không chỉ để biết, để cảm nhận mà còn để có kỹ năng sống, kỹ năng vận dụng như điều 27, Luật giáo dục 2005 quy định mục tiêu của giáo dục phổ thông: “Giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [1, tr 28]

- Trong cả hai bộ sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000 và SGK Ngữ văn hiện nay, các văn bản truyện ngắn hiện đại được sắp xếp ở chương trình lớp 11 và lớp 12. Vì chương trình lớp 10 học về văn học dân gian và một phần văn học trung đại, việc sắp xếp chương trình như vậy vừa phù hợp với lịch sử phát triển của văn học, vừa phù hợp với trình độ tiếp nhận của học sinh.

Một phần của tài liệu Dạy đọc hiểu truyện ngắn và tiểu thuyết việt nam hiện đại ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh bình dương luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 31 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w