112 Mùa lá rụng trong vườn (Trích) Ma Văn Kháng Đọc thêm
2.1.3. Thực trạng dạy đọc –hiểu truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam hiện đại ở các trường THPT tỉnh Bình Dương hiện nay
hiện đại ở các trường THPT tỉnh Bình Dương hiện nay
2.1.3.1. Việc dạy các tác phẩm truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam hiện đại của giáo viên ở các trường THPT tỉnh Bình Dương
Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy sở dĩ chất lượng dạy học chưa cao là do nhiều nguyên nhân. Nhìn từ phía giáo viên, bên cạnh những GV giàu kinh nghiệm, năng lực chuyên môn cao và khả năng truyền thụ tốt thì vẫn còn một số GV chưa thực sự đạt chuẩn. Do vậy việc dạy văn nói chung và dạy các văn bản truyện ngắn và tiểu thuyết nói riêng ngoài hiệu quả đạt được thì vẫn còn mô ̣t số hạn chế.
Như chúng tôi đã phân tích ở chương I, các văn bản truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam hiện đại được đưa vào chương trình đều là những tác phẩm hay và sâu sắc về nội dung, đặc sắc về nghệ thuật đồng thời tiêu biểu cho thể loại. Các tác phẩm này đã được thời gian kiểm chứng, có ý nghĩa quan trọng
trong việc bồi đắp tâm hồn và rèn luyện nhân cách cho HS. Tuy nhiên, các văn bản truyện ngắn và tiểu thuyết thường có dung lượng nội dung lớn trong khi phân phối chương trình chỉ bó hẹp mỗi tác phẩm dạy trong khoảng từ 1 đến 3 tiết. Ví dụ truyện ngắn Chí Phèo được dạy trong 2 tiết; truyện ngắn
Rừng xà nu 3 tiết, đoạn trích Hạnh phúc một tang gia (trích tiểu thuyết Số đỏ) 2 tiết. Mặc dù mong muốn truyền đạt đến HS kiến thức toàn diện về tác phẩm nhưng với dung lượng thời gian quá hạn hẹp thì GV khó mà thực hiện được.
Một thực tế cho thấy, nhiều GV dạy truyện ngắn và tiểu thuyết nhưng không nắm vững tri thức lý thuyết về hai thể loại này. Do vậy khi dạy các văn bản truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, GV không thể giúp HS khám phá một cách toàn diện các tầng cấu trúc của tác phẩm. Có GV không xác định đúng loại hình của thể loại, không tìm ra được “chất của loại” nên đã đi sai hướng hoặc nhìn tác phẩm không như “nó vốn có”. Dạy đọc – hiểu là dạy HS cách đọc và năng lực đọc. Nếu GV còn lơ mơ về thể loại thì khó có thể giúp HS tự học suốt đời.
Để hướng dẫn HS tiếp nhận tác phẩm, GV phải là người hiểu sâu sắc về tác phẩm đó. Tuy vậy, nhiều GV chưa thực sự sống với tác phẩm. Dạy truyện ngắn và tiểu thuyết, GV còn phụ thuộc vào những cách hiểu của người khác, chỉ ghi nhớ nội dung qua những bài phân tích của sách tham khảo hoặc sách giáo viên mà không thực sự đọc kĩ, nghiền ngẫm kĩ về tác phẩm. Do đó, GV không thể linh hoạt, chủ động trong dạy học cũng như tổ chức để HS hoạt động và sáng tạo.
Chức năng quan trọng của văn học là bồi dưỡng tâm hồn con người. HS chỉ có thể “lớn dần” qua những bài đọc văn khi chúng được bộc lộ suy nghĩ, quan điểm và cảm xúc của mình về tác phẩm. Nhưng trong các giờ đọc – hiểu truyện ngắn và tiểu thuyết hiện nay, HS không có cơ hội để được “đối thoại”. Hệ thống câu hỏi mà GV đưa ra thường đơn giản và mang tính áp đặt, không khơi gợi và “đánh vào trí thông minh” cũng như tình cảm của HS. Vì
vậy, giờ học văn trở thành giờ vấn - đáp cũng giống như các bộ môn khoa học khác.
Ngoài ra, ở các trường THPT tỉnh Bình Dương, một số GV nhiều tuổi, sắp về hưu (hoặc thỉnh giảng) ít có điều kiện tiếp cận với PPDH mới, đặc biệt những PPDH có sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Trong khi mảng truyện ngắn và tiểu thuyết trong chương trình có thể được dạy rất thành công và hiệu quả cao khi kết hợp với máy chiếu, phim, PowerPoint,… Bên cạnh đó một số GV trẻ mới vào nghề, chưa có kinh nghiệm nên không thể truyền đạt nội dung bài học một cách sâu sắc.
Những hạn chế trên đây không phải những cái “cố hữu”. Nó chắc chắn khắc phục được bằng chính sự nỗ lực và tâm huyết của mỗi GV.
2.1.3.2. Việc học các tác phẩm truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam hiện đại của HS tỉnh Bình Dương.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới chất lượng học văn giảm sút. Một nguyên nhân quan trọng là do lối sống thực dụng trong xã hội hiện nay. Bình Dương la ̣i là tỉnh có tốc đô ̣ phát triển kinh tế nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển di ̣ch theo hướng công nghiê ̣p và di ̣ch vu ̣. Do đó, như nhà báo Ngo ̣c Thanh, trong bài viết “Xu hướng chọn ngành 2011 - Vẫn thưa vắng khối C” đăng trên báo Bình Dương, ngày 15/05/2012 đã nêu ra mô ̣t số ý kiến rất đáng quan tâm về viê ̣c cho ̣n ngành ho ̣c của đa số HS ta ̣i các trường THPT trên đi ̣a bàn tỉnh Bình Dương, cu ̣ thể:
Ông Vương Văn Thanh - Hiệu trưởng trường THPT Dĩ An nói: “Chúng ta không thể trách thí sinh là tại sao chỉ đổ xô vào các khối khác, hờ hững với khối C trong khi chỉ tiêu khối C ít, các ngành học không mang lại lợi ích thiết thực như xin việc khó, lương thấp...”. Ông Đặng Thành Sang, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết: “Năm nào cũng vậy, tỷ lệ thí sinh đăng ký dự thi ĐH, CĐ khối C rất ít. Năm nay cũng không ngoại lệ. Việc thí sinh không mặn mà với khối C không quá khó để lý giải. Xu hướng xã hội coi
trọng kinh tế, cơ hội việc làm của khối ngành kinh tế nhiều hơn, thu nhập lại cao hơn, trong khi đó khối C phải học thuộc nhiều hơn, đòi hỏi khả năng tổng hợp kiến thức và tư duy ngôn ngữ tốt. Việc thí sinh “đổ xô” vào khối A, B, D để học các ngành kinh tế, kỹ thuật cũng là điều dễ hiểu”.
Em Nguyễn Thanh Hùng, học sinh trường THPT Võ Minh Đức chọn thi vào khối ngành kinh tế của trường ĐH Kinh tế Luật. Em nói: “Em chỉ nghe các bạn nói học kinh tế dễ kiếm việc làm, thu nhập khá. Mặc dù em rất thích ngành báo chí của trường ĐH KHXH&NV nhưng theo em được biết, học ngành này ra vừa khó xin việc vừa vất vả nên lại thôi”.
Em Huỳnh Mỹ Phương, HS trường THPT Trịnh Hoài Đức tâm sự: “Ngay từ đầu những năm học cấp 3, qua tìm hiểu em thấy rất ít trường ĐH, CĐ có thi khối C. Thêm vào đó, qua kinh nghiệm của các anh chị khóa trước rằng học khối C ra trường rất khó tìm việc làm hơn so với các khối A, B, D. Nếu không đậu nguyện vọng 1, cửa vào nguyện vọng 2 và 3 của khối C là rất hẹp, trong khi khối A và D chỉ cần đủ điểm sàn là chắc chắn có cơ hội vào một trường nào đó. Vì vậy, em và các bạn đều quyết tâm học thật tốt các môn tự nhiên để sau này có nhiều cơ hội hơn thay vì phải chọn ban C để học”.
Đó cũng là nguyên nhân khiến các em không thích học văn và ít quan tâm đến môn văn. Học văn lúc này chỉ là việc bắt buộc dẫn đến nhiều HS chỉ học một cách miễn cưỡng, học để đối phó. Do đó, nó ảnh hưởng lớn đến việc học văn nói chung và học các tác phẩm truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam hiện đại nói riêng.
Một điều đáng buồn là khi học các tác phẩm truyện ngắn và tiểu thuyết, HS rất ngại đọc tác phẩm ngoại trừ một số HS có ý thức chịu khó học tập. Việc đọc tác phẩm và soạn bài giúp HS có cái nhìn bao quát về tác phẩm trước khi được học dưới sự hướng dẫn của GV. Tuy nhiên, nhiều HS không đọc tác phẩm mà vẫn có thể soạn bài, việc không đọc tác phẩm sẽ làm mất khả năng cảm thụ văn học và ngày càng đẩy HS xa rời với môn Văn.
đọc diễn cảm. HS khi đọc văn chỉ đạt yêu cầu là đúng câu chữ chứ chưa đúng giọng điệu tác phẩm. Mặt khác, HS lại ít rèn luyện cách đọc cho nên các em khó cảm nhận sâu sắc về tác phẩm.
Bên cạnh đó, ý thức học tập của HS chưa cao. HS ít tham gia hoạt động trong giờ học, nhất là các giờ đọc – hiểu. Chính vì không bộc lộ, suy nghĩ riêng của cá nhân làm hạn chế năng lực tư duy của các em.
Ngoài ra, do không đọc kĩ tác phẩm nên có một tình trạng là rất nhiều HS nhầm lẫn các tác phẩm và tác giả văn học với nhau.
2.2. Nh ng gi i pháp nâng cao ch t lữ ả ấ ượng gi ng d yả ạđ c – hi u truy n ng n và ti u thuy t Vi t Nam hi n đ i ọ ể ệ ắ ể ế ệ ệ ạ ở