Vài nét về thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết

Một phần của tài liệu Dạy đọc hiểu truyện ngắn và tiểu thuyết việt nam hiện đại ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh bình dương luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 28 - 31)

1.2.1.1 Thể loại truyện ngắn

Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự, hay sử thi, nhưng

cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ.

Mức độ dài ngắn chưa phải là đặc điểm chủ yếu phân biệt truyện ngắn với các tác phẩm tự sự loại khác. Trong văn học hiện đại có nhiều tác phẩm rất ngắn, nhưng thực chất lại là truyện dài viết ngắn lại. Truyện ngắn thời trung đại cũng ngắn nhưng rất gần với truyện vừa. Truyện ngắn hiện đại là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn cuộc đời, một cách nắm bắt đời sống rất riêng, mang tính chất thể loại. Cho nên truyện ngắn đích thực xuất hiện tương đối muộn trong lịch sử văn học.

Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thường hướng tới sự khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. Vì thế, trong truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Và nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới, thì nhân vật của truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới ấy. Truyện ngắn thường không nhắm tới việc khắc họa những tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh. Nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân của một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người.

Cốt truyê ̣n của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình người. Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng. Bút pháp trần thuật của truyện ngắn thường là chấm phá.

Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn, và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết.

Truyện ngắn là thể loại gần gũi với đời sống hằng ngày, súc tích, dễ đọc, lại thường gắn liền với hoạt động báo chí, do đó có tác dụng, ảnh hưởng

kịp thời trong đời sống. Nhiều nhà văn lớn trên thế giới và nước ta đã đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật chủ yếu bằng những truyện ngắn xuất sắc của mình.

1.2.1.2. Thể loại tiểu thuyết

Tiểu thuyết là thể loa ̣i lớn nhất trong loa ̣i tự sự, có mô ̣t vi ̣ trí quan tro ̣ng và mô ̣t li ̣ch sử lâu đời trong sự phát triển của văn ho ̣c.

So với các thể khác của loa ̣i tự sự, tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn. Tác phẩm tự sự có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng.

Có thể nói, để nhâ ̣n diê ̣n tiểu thuyết, điểm đầu tiên được nhiều nhà nghiên cứu nêu lên là căn cứ vào dung lượng phản ánh của nó.Tiểu thuyết có khả năng khái quát cuô ̣c sống mô ̣t cách sâu rô ̣ng, nhiều mă ̣t.

Tất nhiên, chỉ căn cứ trên dung lượng phản ánh thì vẫn chưa xác đi ̣nh đươ ̣c đă ̣c trưng đích thực của tiểu thuyết. Bởi lẽ, trong loa ̣i hình tự sự cũng có những thể tài có dung lượng phản ánh lớn như anh hùng ca, song không phải là tiểu thuyết. Vì vâ ̣y, cần phải xác đi ̣nh các đă ̣c điểm khác nữa của tiểu thuyết.

Một trong những đặc trưng quan trọng hàng đầu của tiểu thuyết là nhìn nhận cuộc sống dưới góc độ đời tư. Tuỳ theo từng thời kỳ nhất định, cái nhìn đời tư có thể kết hợp với các chủ đề thế sự hoặc lịch sử dân tộc. Yếu tố đời tư càng tăng, chất tiểu thuyết càng tăng. Ngược lại yếu tố lịch sử càng phát triển, chất sử thi càng đậm.

Tư duy tiểu thuyết xóa bỏ khoảng cách giữa người trần thuâ ̣t và nô ̣i dung trần thuâ ̣t. Nói như nhà văn Xô viết Antônốp, trong tiểu thuyết người viết dường như “trao ngòi bút cho nhân vâ ̣t tự viết lấy gio ̣ng điê ̣u riêng của nó”. Tác giả hòa vào từng nhân vâ ̣t và thế giới riêng của nó, kể bằng ngôn ngữ và tiết tấu của nó. Với cách kể của tiểu thuyết, gio ̣ng điê ̣u luôn thay đổi,

mỗi nhân vâ ̣t có gio ̣ng điê ̣u riêng, nhi ̣p điê ̣u riêng. Chính những điều này ta ̣o nên “tính chất đa thanh” của tiểu thuyết mà Bakhtin đã quan niê ̣m.

Chính sự xóa bỏ khoảng cách giữa người trần thuâ ̣t và nhân vâ ̣t trần thuâ ̣t cho phép người trần thuâ ̣t có thể có thái đô ̣ thân mâ ̣t thâ ̣m chí suồng sã đối với nhân vâ ̣t của mình. Từ đó có cái nhìn toàn diê ̣n hơn, dân chủ hơn về nhân vâ ̣t và các hiê ̣n tượng miêu tả.

Tư duy tiểu thuyết hấp thu ̣ vào nó chất văn xuôi trong viê ̣c thể hiê ̣n đời sống. Ở sử thi, cuô ̣c sống được miêu tả trên cảm hứng cao cả, mo ̣i cái đều đươ ̣c nhìn thi vi ̣ hóa, lý tưởng hóa, lãng ma ̣n hóa. Ngược la ̣i, ở tiểu thuyết có cái bề bô ̣n ngổn ngang của sự đời, vừa cao cả lẫn thấp hèn, vừa nghiêm trang vừa buồn cười, vừa bi vừa hài, vừa vĩ đa ̣i vừa tầm thường...Trong tiểu thuyết, dường như không bi ̣ giới ha ̣n nào trong nô ̣i dung phản ánh.

Nhân vật tiểu thuyết khác với nhân vâ ̣t sử thi. Nhân vâ ̣t sử thi thường là nhân vâ ̣t hành đô ̣ng, còn nhân vâ ̣t tiểu thuyết là nhân vâ ̣t của sự tư duy, nếm trải đời sống. Tất nhiên, nhân vâ ̣t tiểu thuyết cũng hành đô ̣ng, nhưng hành đô ̣ng trong suy tư, nghiền ngẫm chiêm nghiê ̣m về cuô ̣c đời. Con người đó đươ ̣c đă ̣t trong những hoàn cảnh, môi trường nhất đi ̣nh. Con người vừa chi ̣u sự tác đô ̣ng “da ̣y bảo” của hoàn cảnh, vừa tham gia tác đô ̣ng la ̣i hoàn cảnh. Các sự biến thăng trầm trong cuô ̣c đời, nhân vâ ̣t tiểu thuyết đều “lãnh đủ”, đều nếm mùi.

Tiểu thuyết có khả năng tổng hợp các khả năng nghê ̣ thuâ ̣t của các loa ̣i văn ho ̣c, các đă ̣c điểm về xây dựng cốt truyê ̣n, kết cấu....Tất cả những đă ̣c điểm đó đã làm cho tiểu thuyết có mô ̣t “chân dung” riêng trong các loa ̣i thể văn ho ̣c.

Chính hiê ̣n tượng tổng hợp trên đã làm cho thể loa ̣i tiểu thuyết cũng đang vâ ̣n đô ̣ng, không đứng yên. Nhà nghiên cứu Xô viết Bakhtin cho rằng, tiểu thuyết là “thể loại duy nhất đang hình thành và chưa xong xuôi”.

Một phần của tài liệu Dạy đọc hiểu truyện ngắn và tiểu thuyết việt nam hiện đại ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh bình dương luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w