112 Mùa lá rụng trong vườn (Trích) Ma Văn Kháng Đọc thêm
2.2.1. Giải pháp chung
2.2.1.1. Nâng cao vai trò, vị trí của môn Văn trong nhà trường
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, đánh dấu sự tách biệt của loài người với thế giới loài vật là ngôn ngữ, khi ngôn ngữ ra đời thì hình thành nền giáo dục và theo đó môn Văn cũng bắt đầu, vì chất liệu của văn học là ngôn ngữ. Nói như vậy có nghĩa là môn Văn gắn liền với sự hình thành và phát triển của giáo dục. Trong nhà trường, môn Văn là một trong hai môn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp những tri thức cần thiết cho mỗi người. Vị trí của môn văn biểu hiện qua tỉ lệ thời gian học so với thời lượng chung ở chương trình phổ thông. Không những vậy, môn Văn còn là môn công cụ “Công cụ cho tất cả các môn, công cụ tư duy, công cụ diễn đạt, công cụ học tập”. Chính môn Văn có vi ̣ trí và vai trò như thế nên viê ̣c da ̣y môn Văn trong nhà trường nhâ ̣n được sự quan tâm sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành và các nhà nghiên cứu.
Trong nhiều văn kiện, Đảng ta xác định vai trò cực kì quan trọng của văn học trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Văn học không chỉ là vũ khí, để đấu tranh, “là nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức” mà còn là phương tiện để giáo dục con người. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói
văn học nghệ thuật là một “vũ khí vô song”. Nếu đã từng thực sự biết khám phá, hiểu sâu và lĩnh hội hết những giá trị tư tưởng cũng như nghệ thuật của những tác phẩm văn học chắc chắn không ai có thể phủ nhận những chức năng đặc thù của văn học trong việc bồi đắp tâm hồn, hình thành nhân cách học sinh. Văn học trang bị những cảm xúc nhân văn, giúp con người hướng tới Chân – Thiện – Mĩ. Nhờ có văn học mà đời sống tinh thần của con người ngày càng phong phú, giàu có và tinh tế hơn, tâm hồn bớt chai sạn, thờ ơ, bàng quan trước những số phận, cảnh đời xung quanh mình hàng ngày, trước cuộc sống. Điều này càng quan trọng khi chúng ta đang sống trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại. Văn học bồi đắp cho học sinh lòng yêu nước, thái độ trân trọng truyền thống, và ngôn ngữ Mẹ đẻ... Thời nào cũng vậy, tác phẩm văn học chân chính có khả năng kì diệu là thanh lọc tâm hồn con người, làm cho “người gần người” hơn. Đọc truyện ngắn Chí Phèo ta thấy rưng rưng trước mối tình có một không hai giữa Chí Phèo và Thị Nở, ấy là dấu hiệu của một tâm hồn giàu lòng trắc ẩn. Đọc Chiếc thuyền ngoài xa, ta thông cảm cho số phận của người đàn bà làng chài giàu đức hi sinh và thấu hiểu lẽ đời. Nhận ra được phẩm chất tốt đẹp của người đàn bà ấy chính là ta đã “thanh lọc tâm hồn”... Môn văn còn có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ, diễn đạt cách thức tạo lập các loại văn bản phục vụ cho quá trình giao tiếp ở mọi lĩnh vực của mỗi người trong cuộc sống.
Mặc dầu có vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt như vậy nhưng hiện nay đang xuất hiện tình trạng nhiều học sinh không thích học môn Ngữ văn và có thái độ coi nhẹ môn học này. Thực tế cho thấy, tỉ lệ học sinh thi vào các trường khối C ngày càng ít. Năm 2009 – 2010 chỉ có 1,92% học sinh đăng kí vào ban C. Qua các kì thi, các bài kiểm tra môn Ngữ văn có thể nhận thấy có nhiều học sinh học theo kiểu đối phó, học vẹt, lạm dụng tài liệu tham khảo,
không chú trọng khả năng diễn đạt, dùng câu, từ... Theo thông tư mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, môn Ngữ văn không còn được tính điểm hệ số 2, có nghĩa là nó cũng đồng đều như tất cả các môn học khác trong hệ thống giáo dục THPT. Chính vì vậy đã khiến cho nhiều học sinh vốn đã không thích học môn Ngữ văn, nhất là những học sinh thi ban Khoa học tự nhiên càng có “cớ” để lạnh nhạt, hờ hững với môn văn.
Chính điều đó đã có phần tác động tiêu cực tới người dạy. Nhiều thầy, cô giáo dạy văn đã xuất hiện tâm lí chán nản, buông xuôi, không có động lực để trau dồi chuyên môn, đổi mới tư duy và phương pháp giảng dạy.
Có thể nhận thấy chất lượng dạy – học văn hiện nay ngày càng giảm sút. Đây chính là kết quả của nhiều nguyên nhân, chủ yếu vẫn là do: chương trình, sách giáo khoa; phương pháp dạy học; quan niệm xã hội; ý thức, thái độ của học sinh; tâm lí coi nhẹ môn Văn,... Như vâ ̣y, không thể áp dụng các phương pháp dạy học có hiệu quả khi người học không có nhu cầu học tập, không thể nâng cao chất lượng dạy – học nếu người ta vẫn mang tư tưởng thực dụng “môn Văn không phải là môn để kiếm cơm”. Do vậy, điều tiên quyết trong việc nâng cao hiệu quả dạy học văn là cần nâng cao vai trò, vị trí của môn Văn trong nhà trường hiện nay.
Về vấn đề này, có nhiều cuô ̣c hội thảo, cuộc tranh luận và nhiều ý kiến khác nhau. Trên cơ sở tham khảo những ý kiến đó, kết hợp suy nghĩ của cá nhân, chúng tôi thiết nghĩ việc nâng cao vai trò, vị trí của môn văn ở trường THPT hiện nay cần chú ý:
Thứ nhất, chương trình và nội dung SGK phải có sự thay đổi. Hiện nay, chương trình, SGK Ngữ văn đã biên soạn theo hướng tích hợp nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào nội dung kiến thức. Khối kiến thức quá nặng so với thời lượng dạy học. Do đó, học sinh không có cơ hội được học trong một môi trường có tính tương tác cao. Nghĩa là các em ít có thời gian thực hành để rèn luyện các kĩ năng cần có: đọc, nghe, nói, viết. Phương hướng để cải cách
chương trình, SGK có nhiều nhưng theo chúng tôi cần được thiết kế và biên soạn theo cách lấy 4 kĩ năng giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết) làm các trục chính. Những nội dung trọng tâm của việc dạy học Ngữ văn đều được thực hiện qua các hoạt động thực hành 4 kĩ năng đó. Sự tiến bộ của học sinh qua từng cấp học và lớp học được đánh giá bằng năng lực đọc, nghe, nói, viết ở nhiều mức độ chứ không phải qua hiểu biết về các giai đoạn văn học sử, tác giả, tác phẩm hay thể loại văn học. Có thể chương trình chỉ nên quy định những nội dung tương đối tổng quát và chuẩn kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần đạt sau khi học xong chương trình, không quy đi ̣nh chi tiết đến từng tác phẩm văn học cụ thể phải được dạy và học. Ngoài ra nên dành một ít tỉ lệ nhất định cho nội dung tự chọn (có thể do giáo viên lựa chọn những tác phẩm học sinh đề xuất).
Thứ hai, cần phải thay đổi cách thức tiến hành các giờ dạy học trong lớp. GV phải tạo nhiều cơ hội để học sinh tự đọc văn bản, tự chia sẻ các cảm xúc và ý tưởng nảy sinh từ việc đọc dưới hình thức nói và viết. HS chỉ có thể được bồi dưỡng tâm hồn nếu các em tự mình lĩnh hội những mắt xích được mã hóa bằng ngôn từ. Có sự khám phá bằng những năng lực vốn có của bản thân thì văn học mới phát huy được giá trị của chính nó. GV phải tạo được môi trường để HS thấy tự tin và có hứng thú thể hiện những suy nghĩ, ý kiến của cá nhân mình. Đồng thời tập cho HS làm việc theo từng cặp hay nhóm để các em không chỉ phát biểu với thầy cô mà còn trao đổi, tranh luận với nhau. Qua những giờ học như vậy, HS vừa có thể tự lĩnh hội được bài học từ tác phẩm, vừa có thể tích cực hoạt động và rèn luyện các kĩ năng giao tiếp trong cuộc sống.
Thứ ba, cần quan tâm đến đội ngũ GV dạy văn. Người GV dạy văn không chỉ là người dạy môn khoa học mà còn là người nghệ sĩ. Ngoài yêu cầu về kiến thức, về phương pháp, người GV dạy văn phải có lòng yêu nghề và niềm đam mê đối với văn chương. Chính năng lực chuyên môn, tình yêu văn
chương và tâm huyết của mỗi người thầy cô giáo dạy văn có thể cảm hóa học sinh, để lại trong HS những ấn tượng sâu đậm, từ đó gieo vào tâm hồn HS niềm đam mê khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm.
Thứ tư, cần cải cách thi cử. Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể xem xét phương án đưa môn Ngữ văn có mặt trong tất cả các khối thi của kì thi đại học, cao đẳng. Theo đó những khối thi khoa học tự nhiên (A, B), môn văn có thể được tính hệ số 1. Ở Trung Quốc việc đưa môn Ngữ văn vào tất cả các khối thi, ngành thi của kì thi đại học đã được thực hiện từ lâu. Nếu biện pháp này được mạnh dạn áp dụng chắc chắn chất lượng dạy và học môn Ngữ văn sẽ có vị trí xứng đáng trong hành trang tri thức của HS.
Có thể nói, việc nâng cao vai trò, vị trí của môn Văn trong nhà trường là một giải pháp cũng là yêu cầu thiết thực. Chỉ khi nào HS nhận thức đúng đắn vai trò của môn Văn thì mới có thể khơi nguồn sáng tạo văn chương, rèn luyện nhân cách và có ý thức làm phong phú tâm hồn mình.
2.2.1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào trong dạy học không phải là một vấn đề mới. Ứng dụng CNTT trong dạy học góp phần đổi mới PPDH theo hướng hiện đại hóa, phù hợp với xu thế mới của thời đại. Ở nhà trường THPT hiện nay, CNTT đang được vận dụng một cách có hiệu quả làm tăng khả năng kích thích hứng thú học tập của HS trong các tiết học. Đối với môn Ngữ văn, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy còn chậm hơn so với các môn học khác. Do đó, nói như Đỗ Ngọc Thống “Đã đến lúc nếu không muốn nói là quá muộn, cần nghiên cứu và triển khai việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở bộ môn Ngữ văn một cách rộng rãi, đúng hướng và có hiệu quả”.
Có thể khẳng định rằng: CNTT đã mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học. CNTT góp phần giúp GV có thể khai thác, cập nhật và trao đổi thông tin một cách nhanh chóng. Đây là phương tiện hữu ích giúp người GV tự làm giàu vốn tri thức của mình để nâng cao tay nghề.
Trong quá trình dạy học cần thiết phải sử dụng các phương tiện dạy học trực quan. Để có thể minh họa cho bài học, GV có thể dùng các công cụ tìm kiếm như Google.com hoặc Vina seek.com trên mạng Internet. Tất cả những thông tin chúng ta cần qua công cụ tìm kiếm sẽ được tìm thấy chỉ trong vài giây. Chẳng hạn, đối với môn Văn, SGK và sách tham khảo không thể cập nhật những tư liệu về tác giả, tác phẩm thì việc khai thác kho tri thức của nhân loại bằng các công cụ đa phương tiện sẽ làm bài giảng thêm sinh động, phong phú. Chính những tri thức đó sẽ giúp HS hiểu sâu hơn đơn vị bài học được học.
Bên cạnh đó, một số trang web lớn đã tổng hợp đầy đủ các chuyên mục từ sáng tác đến phê bình, tranh luận văn học; các bài giảng trong chương trình; các tác phẩm văn học... Ngoài ra với việc sử dụng thư điện tử (e-mail) giúp GV có thể liên lạc trao đổi tư liệu với các nhà văn, nghệ sĩ, đồng nghiệp về những vấn đề mình quan tâm một cách nhanh chóng và tiện lợi.
CNTT không chỉ nâng cao tiềm lực của người GV mà còn là phương tiện để đổi mới PPDH. CNTT vừa giúp GV tránh được tình trạng “dạy chay”, vừa tiết kiệm thời gian cho việc ghi bảng lại góp phần tăng hiệu quả giảng dạy thông qua việc cài đặt thêm tư liệu, hình ảnh minh họa bằng chương trình PowerPoint và một số phần mềm dạy học khác. Ví dụ, dạy truyện ngắn Chí Phèo ngoài những kiến thức về cuộc đời, tác phẩm ở phần tiểu dẫn, GV có thể đưa thêm hình ảnh chân dung nhà văn Nam Cao, những sáng tác của Nam Cao, truyện ngắn Chí Phèo hoặc cho HS xem trích đoạn phim cảnh Chí Phèo đến ăn vạ ở nhà Bá Kiến, cảnh Chí Phèo thức tỉnh được ăn cháo hành cho đến khi kết thúc cuộc đời để HS thấy cụ thể bi kịch của nhân vật này. Hoặc khi dạy đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, GV cần thiết phải tóm tắt toàn bộ tiểu thuyết Số đỏ, với những hình ảnh cụ thể GV, có thể giúp HS hình dung ra một cách khái quát tiểu thuyết này trong khoảng thời gian tương đối ngắn. Đặc biệt việc kết hợp với các câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra kiến thức cũng
không còn là vấn đề khó khăn trong việc chuẩn bị bảng phụ. Chỉ cần một vài hiệu ứng trong chương trình PowerPoint, GV vừa đưa câu hỏi lại có thể đáp ứng những lựa chọn đáp án khác nhau của HS.
Có thể nói, ứng dụng CNTT trong dạy học văn có rất nhiều ưu thế. Tuy nhiên để tránh những tình trạng bất cập trong soạn giảng và giảng dạy bằng giáo án điện tử, GV cần lưu ý:
Thứ nhất, việc sử dụng CNTT phải phù hợp với từng bài dạy, phải đúng lúc, đúng chỗ và bảo đảm đặc trưng của bộ môn. Môn văn là môn nghệ thuật ngôn từ, nó đòi hỏi sự cảm nhận sâu sắc bằng cảm xúc thông qua việc giải mã những tín hiệu ngôn ngữ. Trong giờ đọc - hiểu văn bản chỉ sử dụng phương tiện này khi thật cần thiết. Điều quan trọng nhất là phân tích văn bản, tranh luận, đối thoại và nêu lên suy nghĩ, đánh giá và cảm xúc của cá nhân về tác phẩm hơn là kênh nhìn. Chỉ nên sử dụng CNTT trong phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, hình ảnh minh họa, hoặc phần tóm tắt văn bản, một số trích đoạn phim (ví dụ: Chí Phèo,Vợ Chồng A Phủ, Số đỏ,...).
Thứ hai, việc ứng dụng CNTT vào dạy học phải phân định rạch ròi giữa nội dung giảng dạy và nội dung cần ghi chép, tránh tình trạng sau một giờ học, HS chỉ ghi được nhan đề tác phẩm.
Thứ ba, trước khi soạn giảng, GV cần chú ý xác định rõ mục tiêu bài học trong giáo án. Nếu quá “phô diễn” tính năng CNTT, đưa những tư liệu tranh ảnh không cần thiết khiến HS quá chú tâm vào kênh nhìn có thể xa rời trọng tâm của bài. Tất cả những phương tiện đưa vào bài giảng đều phải hướng tới mục tiêu là giúp HS tiếp nhận tác phẩm một cách có hiệu quả hơn.
Cuối cùng mỗi người GV khi ứng dụng CNTT phải thực sự tâm huyết và mong muốn bằng cách này HS của mình sẽ hiểu vấn đề sâu hơn. Tránh tình trạng ồ ạt sử dụng CNTT chỉ vì chạy theo quan điểm: dùng giáo án điện tử mới là hiện đại vì phương tiện dạy học là rất quan trọng nhưng không quyết định thành công của bài giảng. Dù dạy bằng phương pháp nào hay những phương tiện dạy học nào nếu GV có tay nghề và thực sự yêu nghề thì
sẽ đốt lên trong lòng HS ngọn lửa yêu văn học và khát khao được sáng tạo. Tóm lại, CNTT có tác động to lớn đến quá trình dạy học nói chung và dạy học văn nói riêng. Đối với giờ đọc – hiểu các văn bản truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam hiện đại nếu GV sử dụng CNTT một cách hợp lí, đúng lúc, đúng chỗ sẽ mang lại hiệu quả giáo dục như mong muốn. Để làm được điều đó, mỗi người GV dạy văn cần phải được bồi dưỡng những kiến thức về tin học, cách thức vận dụng công nghệ hiện đại trong dạy học để bài giảng sinh động hơn, có sức thuyết phục hơn nhằm kích thích hứng thú, tính năng động và sáng tạo của HS.
2.2.1.3. Nội dung dạy học phù hợp với đối tượng
Trong giáo dục, một giờ dạy học có hiệu quả là vừa đáp ứng được mục