112 Mùa lá rụng trong vườn (Trích) Ma Văn Kháng Đọc thêm
2.1.2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên bộ môn văn các trường THPT tỉnh Bình Dương
tỉnh Bình Dương
* Về phương pháp dạy học
Trong quá trình dạy học, mỗi GV đều tự chọn cho mình phương pháp truyền thụ kiến thức phù hợp và có khả năng đem lại hiệu quả dạy học cao nhất. Trước thực trạng dạy và học bô ̣ môn Ngữ văn hiện nay, GV không thể không “làm mới” mình bằng cách trau dồi tri thức và đổi mới phương pháp dạy học. Ở các trường THPT trên đi ̣a bàn tỉnh Bình Dương, qua khảo sát thực tế, chúng tôi nhâ ̣n thấy các PPDH được GV sử dụng chủ yếu trong giờ dạy học văn nói chung và giờ dạy đọc - hiểu nói riêng gồm: Phương pháp gợi mở, phương pháp giảng bình, phương pháp đọc sáng tạo, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp dạy học hợp tác, phương pháp dạy học dùng bản đồ tư duy… Trong đó, phương pháp giảng bình (chủ yếu là giảng), phương pháp gợi mở được sử dụng thường xuyên; còn các phương pháp dạy học tích cực (phương pháp nêu vấn đề, phương pháp dạy học hợp tác) vẫn còn ha ̣n chế.
Có thể nói, đô ̣i ngũ GV da ̣y văn đang được bổ sung về số lượng cũng như chất lươ ̣ng. Tuy nhiên, về mă ̣t phương pháp dạy học của GV vẫn còn một số điểm còn hạn chế và cần khắc phục.
Thứ nhất, khi thiết kế bài giảng, giáo viên chưa chú ý đến việc tìm hiểu thật kĩ nội dung bài dạy để lựa chọn PPDH phù hợp. Việc lựa chọn PPDH tùy tiện, chưa có cơ sở khoa học và sử dụng PPDH không theo một quy trình chặt chẽ.
Thứ hai, khi lựa chọn các PPDH, GV ít quan tâm tới đối tượng HS. Ở mỗi trường học, lớp học và mỗi địa phương trình độ tiếp nhận của HS không giống nhau. HS chỉ có thể tiếp thu được bài học khi nội dung phù hợp với trình độ nhận thức của các em. Nhiều GV đã quá “lạm dụng” đổi mới PPDH mà không cần xem xét đối tượng HS của lớp mình dẫn đến tình trạng HS hoặc coi thường môn học vì nội dung quá dễ hoặc thờ ơ với nó vì nội dung quá khó không thể tiếp nhận.
quan điểm và lý luận PPDH văn mới. Những quan điểm này lại chỉ đến với người dạy qua một số tài liệu có tầm vĩ mô, thiên về cung cấp lý thuyết hơn là hướng dẫn thực hành. Do vậy, nhận thức của GV về PPDH, những ưu điểm, nhược điểm của PPDH và đặc biệt là PPDH tích cực là rất mơ hồ. Vì thế, khi vận dụng vào bài dạy thường không hiệu quả hoặc chỉ mang tính hình thức.
Cuối cùng, trong quá trình tổ chức bài học và cấu trúc giờ học, đa số GV làm theo khuôn mẫu, không tạo được điểm nhấn cho tiết học dẫn đến sự nhàm chán và HS thờ ơ với bài giảng.
Có thể thấy rằng, hiện nay GV đã có ý thức đổi mới PPDH nhưng việc đổi mới chỉ mang tính hình thức, thử nghiệm chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Để đạt được mục tiêu dạy học không chỉ đòi hỏi ở sự nỗ lực và tâm huyết của GV mà còn ở sự quan tâm của các cấp quản lý trong việc tổ chức cung cấp tri thức lý thuyết về PPDH một cách toàn diện cho GV.
* Về phương tiện dạy học.
Theo quan điểm hệ thống, phương tiện dạy học là một nhân tố có vai trò quan trọng trong cấu trúc quá trình dạy học. Với bộ môn Văn, ngoài các phương tiện dạy học thường dùng như: sách giáo khoa, giáo án, phấn, bảng còn có tranh, ảnh tư liệu hoặc các phương tiện hiện đại (băng hình, đĩa CD, máy chiếu, máy vi tính,…) Ở các trường THPT tỉnh Bình Dương trong các tiết học, phương tiện dạy học hiện đại thường ít được sử dụng hoặc có tranh ảnh nhưng hết sức đơn giản và nghèo nàn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, chủ yếu là hai nguyên nhân sau:
Thứ nhất, môn Ngữ văn là môn nghệ thuật ngôn từ, chủ yếu là sử dụng ngôn từ, dùng liên tưởng và tưởng tượng để cảm nhận hình tượng. Do vậy, nhiều người cho rằng không nên và không cần thiết phải sử dụng “giáo cụ trực quan” hay thiết bị dạy học gì.
Thứ hai, nhiều trường học đặc biệt là các trường ở vùng sâu, vùng xa thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị nên việc đầu tư các phương tiện hiện đại không thể đáp ứng.
Trong quá trình đổi mới PPDH, GV đã có ý thức tìm tòi các phương tiện dạy học và sử dụng có hiệu quả như: tranh ảnh, tư liệu, máy chiếu, máy vi tính, phim ảnh….Tuy nhiên, bên cạnh những bài giảng của GV sử dụng phương tiện dạy học đạt chất lượng thì còn nhiều bài giảng sử dụng không hiệu quả. Một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, viê ̣c sử dụng phương tiện dạy học chưa thực sực phát huy được vai trò của nó mà còn nă ̣ng về hình thức.
Thứ hai, mô ̣t số GV la ̣i quá lạm dụng phương tiện dạy học (các phương tiện dạy học hiện đại) nên không đảm bảo được đặc trưng của giờ học.
Thứ ba, việc sử dụng các phương tiện dạy học không đúng lúc, đúng chỗ và đúng trọng tâm khiến bài giảng rời rạc, không hấp dẫn và không tạo được hiệu quả như mong muốn.
Nhìn chung, cơ sở vật chất và trang thiết bị phu ̣c vu ̣ cho viê ̣c da ̣y ho ̣c ở các trường THPT tỉnh Bình Dương là khá đầy đủ. Điều này đã tạo điều kiê ̣n để GV có thể áp dụng các PPDH mới trong dạy học và dạy học có hiệu quả.