112 Mùa lá rụng trong vườn (Trích) Ma Văn Kháng Đọc thêm
2.1.1. Vài nét về vị trí địa lý, tình hình kinh tế văn hóa xã hội tỉnh Bình Dương
2.1.Thực trạng dạy đọc - hiểu truyện ngắn và tiểu tuyết Việt Nam hiện đại ở các trường THPT trên đi ̣a bàn tỉnh Bình Dương
2.1.1. Vài nét về vị trí địa lý, tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội tỉnhBình Dương Bình Dương
2.1.1.1. Vị trí địa lý của tỉnh Bình Dương
Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh, phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh. Bình Dương là một đỉnh của tứ giác kinh tế trọng điểm của cả nước.
Bình Dương có diện tích tự nhiên 269.442,84 ha (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ). Dân số 1.727.154 người (31/12/2011), mật độ dân số khoảng 550 người/km2. Trong những năm gần đây, Bình Dương có tốc độ tăng dân số thuộc vào hàng cao nhất nước, khoảng 7%/năm, chủ yếu do tăng dân số cơ học.
Bình Dương hiện có 6 đơn vị hành chính cấp huyện và 01 thành phố, gồm 2 thị xã (Thuận An và Dĩ An) và 4 huyện (Tân Uyên, Bến Cát, Phú Giáo, Dầu Tiếng) với 91 xã, phường, thị trấn. Trong đó, thành phố Thủ Dầu Một là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh.
Bình Dương, nằm ở vị trí tiếp giáp giữa đồng bằng và cao nguyên. Địa hình chủ yếu là đồi trung bình và thấp, nhìn chung tương đối bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ cao trung bình 20-25m so với mặt biển. Đây là thế đất thuận lợi cho việc xây dựng các khu công nghiệp và kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
Về khí hậu, khí hậu Bình Dương mang tính chất nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mưa nhiều, độ ẩm cao. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, thời tiết khô nóng. Tuy nhiên, cát mưa nhiều và khô nóng ở Bình Dương khác hẳn với cái nắng lắm, mưa nhiều ở các tỉnh miền Trung. Nếu như miền Trung luôn phải gánh chịu những tổn hại nặng nề do thời tiết gây ra như hạn hán, lũ lụt làm thiệt hại về kinh tế và đời sống con người thì thời tiết Bình Dương lại khá “điều hòa”. Khô nóng vào mùa khô dường như lại khá thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, và mưa nhiều vào mùa mưa như chiếc máy điều hòa khổng lồ trung hòa không khí oi bức của một ngày. Có lẽ yếu tố thời tiết này phần nào tạo nên nét bản tính năng động, nhiệt tình của con người Bình Dương.
Bình Dương có một hệ thống mạng lưới giao thông khá thuận lợi, phía Nam Bình Dương là cửa ngõ giao thương lớn với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế - văn hóa của cả nước. Bình Dương có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á…, cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 – 15km… Đây là cơ hội thuận lợi cho Bình Dương có đươ ̣c sự giao lưu và phát triển về mọi mặt.
Có thể nói, những yếu tố về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu,… ở trên là cơ sở để Bình Dương từng bước phát triển về kinh tế cũng như văn hóa – xã hội một cách thuâ ̣n lơ ̣i.
2.1.1.2. Tình hình kinh tế - văn hóa xã hội tỉnh Bình Dương * Về kinh tế
Sau hơn 40 năm giải phóng, đặc biệt là kể từ ngày được tách ra từ tỉnh Sông Bé, diện mạo Bình Dương hôm nay đã hoàn toàn thay đổi. Từ một tỉnh thuần nông có xuất phát điểm thấp, Bình Dương đã tận dụng tiềm năng vốn có để trở thành một trong những tỉnh có sự tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp năng động nhất của cả nước.
Công nghiệp là khu vực kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm tỉ lệ cao của Bình Dương. Cơ cấu công nghiệp có sự chuyển biến tích cực, ngoài các ngành truyền thống có lợi thế như: công nghiệp chế biến nông – lâm sản; vật liệu xây dựng, mỹ nghệ…, một số ngành mới du nhập vào Bình Dương có kĩ thuật hiện đại, giá trị lớn đang có xu thế tăng nhanh như: hóa chất, cơ khí, thực phẩm, hàng tiêu dùng cao cấp. Địa bàn phân bổ công nghiệp chủ yếu tập trung ở phía Nam của tỉnh.
Để giữ vững tốc độ tăng trưởng, Bình Dương luôn đặt mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế xã hội, trọng tâm là các khu công nghiệp. Tỉnh đã xây dựng những khu công nghiệp hoạt động hiệu quả, hội tụ được chất xám và nguồn lực kinh tế bên trong và bên ngoài.
Khởi đầu năm 1995, tỉnh Bình Dương xây dựng khu công nghiệp Sóng Thần 1 (huyện Dĩ An) - khu công nghiệp đầu tiên trong cả nước. Đến nay, Bình Dương đã có 28 khu công nghiệp với diện tích hơn 9000ha, mở rộng khắp đến các vùng xa, vùng nông thôn của 5/7 huyện thị trong đó có 24 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động và 8 cụm công nghiệp với gần 600ha.
Cùng với chuẩn bị cơ sở hạ tầng ở các khu công nghiệp, Bình Dương là địa phương đi tiên phong thực hiện chủ trương “trải thảm đỏ đón các nhà đầu tư” trong công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư gắn với công tác cải cách thủ tục hành chính, là một trong những tỉnh dẫn đầu về tính cạnh tranh nhiều năm liền…. Đến nay, tỉnh đã thu hút hơn 2000 dự án có vốn từ nước ngoài. Theo thống kê, trong 15 năm qua, giá trị sản xuất công nghiệp của Bình Dương tăng bình quân 28%/năm, riêng năm 2011đạt 123.201 tỷ đồng, gấp 31 lần so với năm 1997, và chiếm khoảng 12% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.
Bình Dương còn là đất của nhiều làng nghề truyền thống với các nghệ nhân bàn tay vàng điêu khắc gỗ, làm đồ gốm và tranh sơn mài. Làng sơn mài Tương Bình Hiệp (thành phố Thủ Dầu Một) đã hình thành từ nhiều thế hệ và
đã trở thành nghề truyền thống với hàng trăm gia đình tham gia sản xuất. So với một số nơi có sản phẩm sơn mài thì sản phẩm sơn mài Bình Dương đa dạng hơn về mẫu mã, nhiều sản phẩm đạt giá trị nghệ thuật cao. Bên cạnh nghề làm sơn mài, Bình Dương còn nổi tiếng với nghề làm gốm sứ, phường Chánh Nghĩa của thành phố Thủ Dầu Một với gần 500 lò gốm sứ. Nghề làm gốm sứ Bình Dương phát triển đến trình độ cao từ đồ gia dụng, đồ trang trí mỹ nghệ đến đồ sứ công nghiệp. Nhiều sản phẩm đã được xuất khẩu đi nhiều nước ở châu Âu, châu Á.
Bình Dương còn được biết đến với tiềm năng du lịch phong phú. Những vườn cây trái và nhiều cảnh quan đẹp là tiền đề để hình thành các tuyến du lịch dọc sông Đồng Nai, đặc biệt là tuyến dọc sông Sài Gòn bắt đầu từ vườn trái cây nổi tiếng Lái Thiêu kéo dài lên thành phố Thủ Dầu Một đến cận vùng lòng hồ Dầu Tiếng. Ngoài ra còn có các tuyến thăm lại chiến trường xưa với những địa danh chiến khu D mà trung tâm là huyện Tân Uyên với địa đạo “Tam giác sắt ở Ba Làng An, các địa danh Phú Lợi, Bàu Bàng, Bến Xúc, Lai Khê, Nhà Đỏ… Chính vì vậy doanh thu du lịch hàng năm tăng bình quân 11,7%/năm.
Có thể nói với những ưu thế và tiềm lực trên, Bình Dương sẽ tiếp tục phát triển bền vững và hoàn thành định hướng trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2020.
* Về văn hóa – xã hội
Bình Dương là vùng đất thuộc Gia Định xưa, có nền văn hóa lâu đời với di sản âm nhạc dân gian quý giá là nhạc lễ, ca nhạc tài tử và các lễ hội dân gian. Nơi đây còn là nơi ngự lãm của nhiều chùa cổ như: Chùa Bà Thiên Hậu, Chùa Bà Khánh Hội, Chùa Núi Châu Thới, Chùa Long Hưng… Chùa Bà Thiên Hậu được ca tụng là ngôi chùa thiêng. Đây là nơi thờ tự và tín ngưỡng của người Hoa ở Việt Nam. Trong Chùa thờ nhiều vị thần thánh: Thổ Công, Môn quan, Thiên Hậu Thánh mẫu… có thể coi là “nơi nương tựa về tinh
thần” của nhân dân.
Bình Dương cũng là vùng đất của chiến trường năm xưa với những địa danh đã đi vào lịch sử như: Khu di tích nhà tù Phú Lợi, là một trong số nhà tù còn lại của chế độ Mỹ - Diệm. Những hiện vật, những lời kể của nhân chứng đang được lưu giữ, bảo tồn tại đây có tác dụng nhắc nhở mỗi người trong cuộc sống hiện đại đừng bao giờ quên. Cũng qua hình ảnh đó mà mỗi người sẽ tự xác định cho mình một thái độ sống tốt hơn, có trách nhiệm hơn với xã hội. Ngoài tính chất là một di tích văn hóa lịch sử nhà tù Phú Lợi cũng là một điểm du lịch mà du khách không thể bỏ qua.
Để duy trì tăng trưởng ổn định và bền vững, Bình Dương rất chú trọng quan tâm đầu tư phát triển về văn hóa – xã hội. Đến nay, Bình Dương có 100% trạm y tế cấp xã có bác sĩ phục vụ; 100% xã phường, thị trấn có nhân viên y tế, 96,7% trạm y tế cấp xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. 100% trường lớp đều là nhà cấp 4 trở lên, 33,3% trường công lập đạt chuẩn quốc gia, 98,6% giáo viên đạt chuẩn, 70% xã phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Bình Dương cũng thực hiện tốt các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, tập trung nhiều nguồn lực để chăm lo đời sống nhân dân, giải quyết việc làm nhất là các đối tượng chính sách, hộ nghèo, công nhân và người lao động. Có thể nói, quá khứ của Bình Dương, một phần của “miền Đông gian lao mà anh dũng” đã rất đỗi tự hào. Trong tiến trình phát triển hôm nay, người Bình Dương có quyền tự hào với những thành quả mà họ đã chung tay gây dựng nên. Thành phố Bình Dương giàu mạnh, văn minh, hiện đại trong tương lai gần là đích đến mà Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Bình Dương đang chung ý chí gây dựng. Hiện thực phát triển sinh động hôm nay chính là cơ sở vững chắc để Bình Dương vươn lên một tầm cao mới.