Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện nông cống (thanh hoá) giai đoạn 2001 2010 (Trang 72 - 79)

cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện trong thời gian tới

Trớc bối cảnh trong nớc và quốc tế về vấn đề đào tạo nghề hiện nay, đặc biệt nhằm sớm khắc phục những khó khăn của công tác đào tạo nghề cho lao động

nông thôn trong thời gian qua và nhằm phát triển đào tạo nghề trong thời gian tới trên địa bàn huyện, đáp ứng nhu cầu CNH – HĐH nông nghiệp – nông thôn, cần phải quán triệt một số giải pháp sau:

Thứ nhất, để công tác dạy nghề và chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn

đạt kết quả tốt cần đa dạng hóa ngành nghề đào tạo để phù hợp với từng nhóm đối tợng. Bên cạnh những ngành nghề chính của địa phơng là trồng trọt và chăn nuôi cần phải tăng thêm các ngành nghề mới thông qua việc phát huy triệt để các tiềm năng sinh học sẵn có ở địa phơng. Đào tạo nghề không chỉ là dạy cho ngời lao động biết làm những nghề mới mà còn giúp ngời lao động biết đợc nhu cầu việc làm của địa phơng, biết đợc khi học xong thì cơ hội tìm việc làm ở địa phơng mình là nh thế nào.

Thứ hai, duy trì, mở rộng các nghề truyền thống để có thị trờng tiêu thụ ổn

định nh đan nón lá, chiếu cói, dệt thảm…Trớc mắt, xác định việc nhân cấy và mở rộng nghề xuất khẩu đang đợc UBND tỉnh quan tâm nh: đan mây, đan đèn lồng, đan bẹ chuối, tăm hơng và những nghề mà huyện Nông Cống đang cần nh trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất đá hoa, đá ốp lát…Do đó, cần đa công tác phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp thành tiêu chí bắt buộc đối với các đơn vị xã, thị trấn từ khâu lập kế hoạch, đánh giá, đến xây dựng chính sách tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện và phát triển mạng lới cơ sở dạy nghề, đặc biệt

là đầu t cho trung tâm dạy nghề của huyện, đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu học nghề của lao động nông thôn. Tăng cờng đầu t trang bị cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề. Tạo điều kiện thuận lợi và có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân mở cơ sở dạy nghề.

Mở rộng phơng thức dạy nghề lu động, tổ chức dạy nghề tại các thôn, làng nơi ngời lao động có nhu cầu học nghề. Đầu t xây dựng và mở rộng mặt bằng sản xuất, quy mô sản xuất cho các cơ sở đào tạo nghề và làng nghề.

Thực tế cho thấy đội ngũ giáo viên dạy nghề hiện đang là khâu yếu của huyện, đặc biệt là của trung tâm dạy nghề. Ngay từ đầu, cần đa ra các giả pháp khắc phục sự thiếu hụt về số lợng và chất lợng giáo viên dạy các môn ngành nghề. Trong giai đoạn trớc mắt, khi đội ngũ giáo viên nghề giỏi cha hình thành đầy đủ, việc sử dụng đội ngũ thợ lành nghề đã về hu hoặc đang đơng chức là phù hợp. Sử dụng đội ngũ thợ lành nghề về hu sẽ tận dụng đợc một nguồn lực không nhỏ.Tuy có thể phơng pháp s phạm bị hạn chế song ở họ lại có sự dày dặn về kinh nghiệm.

Cần xây dựng đội ngũ giáo viên dạy nghề đủ về số lợng, cơ cấu ngành nghề và đạt tiêu chuẩn về chất lợng. Định kì tổ chức bồi dỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và phơng pháp dạy mới. Cần có chế độ khuyến khích, thu hút giáo viên dạy nghề, đảm bảo đời sống giáo viên để họ yên tâm công tác, tập trung vào chuyên môn và nghề nghiệp.

Thứ năm, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao hơn

nữa nhận thức cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân về chủ trơng phát triển các ngành nghề CN – TTCN, coi đó là yêu cầu cấp bách, là nhiệm vụ chiến lợc trớc mắt và lâu dài, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện

Tăng cờng tuyên truyền pháp luật về các chính sách u tiên phát triển kinh tế ngoài quốc doanh và chính sách phát triển ngành nghề nông thôn của Đảng và Nhà nớc, luôn tạo điều kiện để ngời sản xuất tiếp cận đợc với nguồn vốn vay u đãi và hỗ trợ của Nhà nớc.

Nâng cao năng lực và trách nhiệm đối với cán bộ chuyên trách, theo dõi, quản lý và tham mu cho UBND các xã, thị trấn về lĩnh vực CN – TTCN. UBND các xã, thị trấn tăng cờng phối hợp với doanh nghiệp cung ứng vật liệu, bao tiêu sản phẩm, lựa chọn ngời làm trung gian thu gom sản phẩm tại các địa điểm sản xuất.

Thứ sáu, các cơ sở dạy nghề, trung tâm dạy nghề cần tìm kiếm thị trờng cho

ngời lao động, tạo thị trờng ổn định cho ngời lao động yên tâm học tập và duy trì nghề sau khi đợc đào tạo. Nâng cao mức thu nhập và khuyến khích ngời lao động học nghề.

Cần nhanh chóng rà soát và nâng cao các tiêu chuẩn nghề và các tiêu chuẩn chất lợng đối với công tác đào tạo nghề cũng nh đối với hệ thống đào tạo nghề. Trong việc đảm bảo và nâng cao chất lợng của công tác đào tạo nghề, cần nhận thức đúng về chất lợng đào tạo (không phải có trình độ càng cao càng tốt mà là trình độ thích hợp, phù hợp với nhu cầu sử dụng).

Phải xác định danh mục các nghề cần đào tạo cho lao động nông thôn trên từng địa bàn cụ thể, trên cơ sở chiến lợc phát triển kinh tế, các chơng trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và gắn kết với giải quyết việc làm. Xây dựng chơng trình, giáo trình dạy nghề theo phơng pháp mới, vừa đảm bảo thuận lợi cho việc cập nhật, hoàn thiện chơng trình khi có sự thay đổi của kỹ thuật và công nghệ, vừa tạo điều kiện cho lao động nông thôn bố trí việc học nghề phù hợp với điều kiện thời gian của mình.

Thứ bảy, tăng cờng công tác tuyên truyền và vận động nhân dân tích cực

tham gia công tác xuất khẩu lao động. Đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với nhu cầu của thị trờng lao động. Trong dạy nghề cho công tác xuất khẩu lao động cần làm tốt công tác về đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hớng, văn hóa, phong tục tập quán, luật pháp của nớc sở tại và kĩ năng nghề cho ngời lao động.

Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động phân công cán bộ có đủ năng lực, nhiệt tình, phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và các xã, thị trấn trong việc tổ chức t vấn và tuyển chọn lao động đi làm việc ở nớc ngoài. Gắn trách nhiệm của chính quyền địa phơng trong việc giới thiệu lao động đi xuất khẩu với các chơng trình tạo việc làm, giảm nghèo bền vững.

Kết luận chơng 2

Với truyền thống lao động cần cù, đoàn kết, chính quyền và nhân dân Nông Cống đã gặt hái đợc những thành công đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tuy nhiên, do chịu ảnh hởng to lớn của tình hình thế giới, trong nớc cũng nh những khó khăn riêng của địa phơng mà công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa

bàn huyện cũng gặp không ít khó khăn. Tìm ra những nguyên nhân chủ yếu và đề xuất đợc những giải pháp cho vấn đề này góp phần nâng cao chất lợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân trên địa bàn toàn huyện.

KếT LUậN

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, nông dân, nông thôn luôn là chủ thể của quá trình dựng nớc và giữ nớc. Hơn 23 năm đổi mới vừa qua, nông dân, nông thôn và nông nghiệp lại tiếp tục đi trớc mở đờng, tạo nền tảng vững chắc để đất nớc vơn mình đi lên. Tuy nhiên cho đến nay, nguồn lực to lớn và quan trọng này vẫn cha đợc khai thác và phát huy hết tiềm năng vốn có của nó cho sự phát triển kinh tế - xã hội mà nguyên nhân chính là do chất lợng nguồn lao động nông thôn còn yếu kém. Do vậy, dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn có tầm quan trọng đặc biệt trong lịch sử cũng nh trong giai đoạn hiện nay, khi đất nớc tiến hành hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn thời gian qua trên địa bàn huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đã đạt đợc những thành tựu quan trọng, góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao mức sống của nhân dân. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những bất cập trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam, Thanh Hóa hội nhập sâu. Khóa luận đã tìm ra những bất cập và đề xuất một số giải pháp cấp bách trong công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lợng đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Nông Cống.

Để những chủ trơng, chính sách đi vào cuộc sống cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan ban ngành Trung ơng và địa phơng cũng nh sự hởng ứng nhiệt tình của toàn thể nhân dân trong huyện nhằm làm cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt kết quả cao nhất.

Danh mục Tài liệu tham khảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Bộ Lao động – Thơng binh và Xã hội (2008), Đề án hỗ trợ thanh niên học

nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 2015.

2. Chính phủ (2008), Nghị quyết về chơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và

bền vững đối với 61 huyện nghèo.

3. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ hai Ban chấp

hành Trung ơng khóa VIII, NXB. CTQG, Hà Nội.

4. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần

thứ X, NXB. CTQG, Hà Nội.

5. Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền (1998), Nông nghiệp Việt Nam bớc vào thế kỷ

XXI, NXB. CTQG, Hà Nội.

6. Huyện ủy Nông Cống (2009), Báo cáo tổng kết 6 năm thực hiện Nghị quyết

05 NQ/TU của Ban Thờng vụ Tỉnh ủy về xuất khẩu lao động và chuyên gia giai đoạn 2003 2005 và đến 2010.

7. Nguyễn Thị Lan Hơng (2007), Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn:

hiện trạng thời kỳ 1990 2005 và triển vọng đến 2015,– Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 354, tháng 11/2007.

8. Nguyễn Bá Ngọc (2002), Toàn cầu hóa cơ hội và thách thức đối với lao–

động Việt Nam, NXB. Lao động – Xã hội.

9. Chu Tiến Quang (2009), Một số vấn đề cấp bách về nông nghiệp, nông dân,

nông thôn hiện nay, Tạp chí Cộng sản số 36, tháng 12/2009.

10. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam –

11. Tổng cục Thống kê (2006), Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

và thủy sản, tập 1, NXB.Thống kê, Hà Nội.

12. Tổng cục Thống kê (2007), Niên giám thống kê năm 2006, NXB. Thống kê, Hà Nội.

13. UBND huyện Nông Cống (2009), Báo cáo kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực

hiện Nghị quyết 03 NQ/TU của Ban Thờng vụ Tỉnh ủy về phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2006 2009.

14. UBND huyện Nông Cống (2010), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã

hội huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đến năm 2020.

15. Hồ Văn Vĩnh (2009), Nâng cao chất lợng lao động đáp ứng yêu cầu sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Cộng

sản số 805, tháng 11/2009.

16. Website: http// www.vneconomy.com.vn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17. Trần Minh Yến (2007), Việc làm Thực trạng và những vấn đề bất cập ở–

Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 344,

Mục lục

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện nông cống (thanh hoá) giai đoạn 2001 2010 (Trang 72 - 79)