Nghề và đào tạo nghề cho lao động nông thôn có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện nông cống (thanh hoá) giai đoạn 2001 2010 (Trang 30 - 33)

Thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, đặc biệt từ năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thơng mại thế giới đã khẳng định quyết tâm đổi mới toàn diện và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Trong quá trình đó, chúng ta có nhiều thời cơ và vận hội, đồng thời cũng còn nhiều thời cơ và thách thức lớn, nhất là chất lợng nguồn nhân lực. Để thực hiện thắng lợi chiến lợc phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010 nói chung và phát triển nông nghiệp và nông thôn nói riêng, Đảng và Nhà nớc đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, nâng cao chất lợng nguồn nhân lực là một trong những giải pháp mang tính quyết định. Chất lợng nguồn nhân lực trong những năm qua tuy đã đợc nâng lên một bớc nhng vẫn còn thấp so với yêu cầu của sự nghiêp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, mới chỉ đạt 29% lao động qua đào tạo vào năm 2008 (trong lúc đó, tỉ lệ này của nhiều nớc là trên 50%).

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập phải có đủ lực lợng lao động kĩ thuật, chất lợng cao cho các ngành kinh tế, nhất là các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao nh: Tin học, tự động hóa, cơ điện tử, chế biến xuất khẩu… đòi hỏi lao động qua đào tạo trên 70%, trong đó trên 35% có trình độ trung cấp trở lên, có nh vậy, các doanh nghiệp mới đủ sức cạnh tranh trên thị trờng trong nớc và quốc tế.

Phân công lao động trong quá trình hội nhập đòi hỏi lao động Việt Nam phải đợc đào tạo, có kĩ năng nghề, ngoại ngữ, có năng lực làm việc để đủ sức tham gia, cạnh tranh trên thị trờng lao động, nhất là thị trờng quốc tế có thu nhập cao.

Quá trình hội nhập và toàn cầu hóa sẽ tạo cơ hội cho các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng trởng nhanh, xuất hiện nhiều các doanh nghiệp sử dụng các công nghệ cao, ít lao động; đồng thời nhiều ngành, nghề mất đi, doanh nghiệp phá sản tạo thất nghiệp cơ cấu lực lợng lao động không qua đào tạo sẽ chịu nhiều rủi ro, thua thiệt từ quá trình này.

Tài nguyên thiên nhiên của nớc ta nghèo, tiềm năng nguồn lực quan trọng nhất của chúng ta là con ngời, là lực lợng lao động trẻ. Muốn phát huy tiềm năng, nguồn lực này thì phải đầu t và đẩy mạnh giáo dục, đào tạo, dạy nghề, mà trớc hết

là cho lực lợng lao động nông thôn, bởi vì ở khu vực này có lực lợng lao động đông đảo nhất và cũng là khu vực có số lợng lao động thiếu kiến thức, kĩ năng và tay nghề nhiều nhất của cả nớc. Tập trung vào đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn có ý nghĩa quyết định để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng sức cạnh tranh, hội nhập thành công.

ở nớc ta, quá trình phát triển kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra hàng loạt vấn đề bức xúc liên quan đến việc làm và chính sách giải quyết việc làm. Đây là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nớc.

Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nớc đang phát triển có lực lợng lao động lớn nh Việt Nam, giải quyết việc làm cho ngời lao động là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trờng, đồng thời tận dụng lợi thế để phát trển, tiến kịp khu vực và thế giới.

Nhận thức đợc rõ tầm quan trọng của vấn đề, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ tr- ơng, đờng lối thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất lợng nguồn nhân lực, chuyển đổi cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tạo nhiều việc làm cho ngời lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chiến lợc phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 đợc thông qua tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con ngời, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X xác định rõ: Phát triển thị trờng lao động trong mọi khu vực kinh tế, tạo sự gắn kết cung – cầu lao động, phát huy tính tích cực của ngời lao động trong học nghề, tự tạo và tìm việc làm.

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện nông cống (thanh hoá) giai đoạn 2001 2010 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w